Câu 43: Trên cơ sở Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, Việt Nam đã xây dựng được:
A. Hệ thống tàu chiến hiện đại bậc nhất nhằm ngăn chặn ý đồ xâm lược của các nước khác
trên Biển Đông
B. Hệ thống luật và pháp luật làm cơ sở để bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp
pháp của đất nước trên Biển Đông
C. Một vùng kinh tế trọng điểm trên toàn bộ Biển Đông
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 44: Ở thời tiền sử, người Việt cổ đã có hoạt động gì trên biển?
A. Đưa chiến thuyền đi xâm chiếm các nước trong khu vực.
B. Đánh bắt hải sản và giao lưu kinh tế, văn hoá giữa các vùng và trong khu vực
C. Đi thuyền ra quần đảo Hoàng Sa để xác lập chủ quyền.
D. Cả B và C
Câu 45: Từ thế kỉ XVI đến cuối thế kỉ XIX, các cảng thị, đô thị cổ ở cả Đàng Ngoài và
Đàng Trong như: Vân Đồn, Phố Hiến, Hội An, Thanh Hà, Gia Định,... đều:
A. Hướng ra biển, được tổ chức phòng thủ chặt chẽ chống nguy cơ xâm lược từ ngoại bang.
B. Hướng ra biển, thúc đẩy việc mở rộng giao thương không chỉ với các nước trong khu
vực mà cả với các nước châu Âu.
C. Được thương nhân nước ngoài tập trung đầu tư, xây dựng, biến chúng trở thành những
thành phố công nghiệp sớm nhất.
D. Có người dân ra hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa sinh sống, lập nghiệp.
Câu 46: Câu nào sau đây không đúng?
A. Vùng biển Việt Nam có nhiều loài thuỷ sản cho giá trị kinh tế cao
B. Hằng năm, trên vùng biển Việt Nam có thể khai thác 16 – 17 triệu tấn cá, 600 – 700
nghìn tấn tôm, 300 – 400 nghìn tấn mực,...
C. Dọc ven biển có nhiều vũng vịnh, đầm phá rất thuận lợi để nuôi trồng thuỷ sản có giá
trị cao (tôm, cua, cá, rong bien,..).
D. Biển Việt Nam là nguồn cung cấp muối vô tận.
Câu 47: Biển đảo nước ta có thuận lợi gì đối với phát triển kinh tế?
A. Tài nguyên biển (sinh vật, khoáng sản,...) đa dạng, phong phú tạo điều kiện để phát
triển nhiều ngành kinh tế biển: khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, làm muối, khai thác dầu
khí,...
B. Vị trí nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế trên Biển Đông, dọc bờ biển có nhiều vịnh
biển kín để xây dựng các cảng nước sâu,... là điều kiện để phát triển giao thông vận tải
biển, là cửa ngõ để Việt Nam giao thương với thị trường quốc tế.
C. Nhiều bãi biển đẹp, nước biển ấm, chan hoà ánh nắng, nhiều vườn quốc gia, khu dự trữ
sinh quyển ven biển và trên các đảo,... tạo điều kiện để phát triển du lịch biển đảo.
D. Tất cả các đáp án trên.