Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

So sánh đặc điểm địa hình của miền tự nhiên Tây Bắc và Bắc Trung Bộ với miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

So sánh đặc điểm địa hình của miền tự nhiên Tây Bắc và Bắc Trung Bộ với miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

1 trả lời
Hỏi chi tiết
1
0
0

Trang Atlat sử dụng: trang 13, trang 14..

     1. Khái quát vị trí, giới hạn của hai miền

     - Tây Bắc và Bắc Trung Bộ: giáp Trung Quốc phía Bắc, giáp miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ phía đông, giáp Biển Đông phía đông, giáp miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ phía nam, giáp Lào phía tây.

     - Nam Trung Bộ và Nam Bộ: giáp miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ ở phía bắc, giáp Biển Đông ở phía đông và nam, giáp Lào và Campuchia ở phía tây.

     2. Giống nhau

     - Có đủ các dạng địa hình: núi cao, đồi, đồng bằng, thềm lục địa.

     - Địa hình hai miền đều được trẻ lại do vận động Tân sinh.

     - Có nhiều dãy núi lan sát ra biển, chia cắt các đồng bằng.

     - Có dải đồng bằng ven biển mới được hình thành do phù sa sông, biển do đó nhìn chung hướng nghiêng của nền địa hình là thấp dần ra biển.

     - Địa hình có sự phân bậc rõ nét, bị cắt xẻ bởi mạng lưới sông ngòi khá dày do các vận động địa chất kết hợp với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.

     - Đồng bằng hàng năm vẫn tiếp tục phát triển do là những đồng bằng mới được hình thành từ kỉ Đệ Tứ.

     3. Khác nhau

     * Hướng nghiêng chung của địa hình:

     - Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có hướng nghiêng chung tây bắc đông nam là chủ yếu.

     - Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có hướng nghiêng khá phức tạp:

     + Đối với bộ phận núi và cao nguyên ở phía bắc: cao ở phần trung tâm, nhất là ở phía bắc (vùng núi Kon Tum) và phía nam (vùng cao nguyên Lâm Viên) và thấp dần ra xung quanh.

     + Đối với bộ phận ở phía nam lại có hướng nghiêng là đông bắc – tây nam.

     * Đối với bộ phận đồi núi:

     - Về độ cao thì miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ nhìn chung cao hơn s với miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Dẫn chứng:

     - Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là nơi tập trung nhiều đỉnh núi có độ cao lớn nhất nước ta với nhiều đỉnh núi có độ cao trên 3000m (như Phanxipăng Pu Si Lung.) trong khi đỉnh núi cao nhất của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ (đỉnh Ngọc Lĩnh) chỉ cao 2.598m.

     - Độ dốc và độ cắt xẻ của địa hình miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ cao hơn so với miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ. (Dẫn chứng: Qua lát cắt A – B (từ biên giới Việt Trung qua núi Phanxipăng, núi Phu Pha Phong đến sông Chu) và lát cắt A – B (từ Thành phố Hồ Chí Minh qua Đà Lạt, núi Bidoup đến sông Cái).

     Giải thích:

     Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có địa hình núi cao hơn, độ dốc lớn hơn và độ cắt xẻ cao hơn là do trong qua trình vận động địa chất của vỏ Trái Đất, miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là một bộ phận của địa máng Việt - Lào do đó chịu tác động mạnh của hoạt động nâng lên; miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ chịu ảnh hưởng của khối nền cổ Kon Tum nên ổn định hơn.

     – Hướng núi:

      + Ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, các dãy núi chủ yếu chạy theo hướng tây bắc – đông nam (như Hoàng Liên Sơn, Tam Điệp, Trường Sơn Bắc).

      + Ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là hướng vòng cung.

     Giải thích:

     Do trong quá trình hình thành lãnh thổ, miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ chịu sự quy định hướng của các khối nền cổ Phanxipăng (hay Hoàng Liên Sơn), Sông Mã, Pu Hoạt... có hướng tây bắc - đông nam nên các dãy núi có hướng như vậy. Trong khi đó miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ chịu ảnh hưởng của khối nền cổ Kon Tum có dạng khối tròn nên hướng núi có dạng vòng cung.

     * Đối với bộ phận đồng bằng

     - Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có dải đồng bằng nhỏ, hẹp với xu hướng hẹp dần về phía Nam (như các đồng bằng: Thanh - Nghệ - Tĩnh, Bình - Trị – Thiên) do các dãy núi ăn sát ra biển, thềm lục địa hẹp, phù sa sông không nhiều. Ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ, ngoài dải đồng bằng nhỏ hẹp ven biển còn có đồng băng Nam Bộ với diện tích lớn nhất trong số các đồng bằng của nước ta.

     - Đồng bằng Nam Bộ có tốc độ lấn biển lớn hơn so với đồng bằng ven biển ở miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. Đồng bằng Nam Bộ hàng năm lấn biển 60 – 80m (ở Cà Mau) còn đồng bằng ở miền Tây Bắc và Bắc Trung | có tốc độ tiến ra biển rất chậm do thềm lục địa hẹp, phù sa sông ít.

     Như vậy chúng ta có thể thấy được những nét khác biệt cơ bản về địa hình hai miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ và miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ:

     - Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có nền địa hình cao hơn so với miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ do chịu tác động mạnh hơn của vận động tạo núi. Cũng do vận động tạo núi ảnh hưởng tới hai miền khác nhau mà Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có độ dốc, độ cắt xẻ lớn hơn Nam Trung Bộ và Nam Bộ.

     - Các hướng núi chính có sự khác biệt rõ nét giữa hai miền: Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là hướng tây bắc – đông nam còn Nam Trung Bộ và Nam Bộ là các dãy núi hình vòng cung. Nguyên nhân bởi tác dụng định hướng của các mảng nền cổ.

     - Đồng bằng ở Nam Trung Bộ và Nam Bộ (chủ yếu là đồng bằng Nam Bộ) rộng, phát triển nhanh hơn Tây Bắc và Bắc Trung Bộ do sông ngòi nhiều phù sa hơn, thềm lục địa rộng hơn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Địa lý Lớp 12 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo