Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích ánh sáng có ảnh hưởng lớn đến đời sống của thực vật? So sánh quần thể sinh vật và quần xã sinh vật?

1) Hãy phân tích ánh sáng có ảnh hưởng lớn đến dời sống của sinh vật thực vật
2) So sánh quần thể sinh vật và quần xã sinh vật
3) Quần thể người khác với quần thể sinh vật ở chỗ nào ? Tại sao
4) Thế nào là một hệ sinh thái ? Nêu các thành phần chủ yếu của hệ sinh thái
5) Thế nào là một lưới thức ăn một chuỗi thức ăn ? Em hãy xây dựng một lưới thức ăn và một chuỗi thức ăn
6 trả lời
Hỏi chi tiết
340
1
0
Nguyễn Nhật Thúy ...
15/03/2019 12:53:41
1. - Ở động vật, ánh sáng giúp động vật định hướng trong không gian.
Ví dụ: Ánh sáng giúp ong kiếm mật hoa; giúp chim di cư.
- Ánh sáng ảnh hưởng rất rõ rệt đến quá trình sinh trưởng và phát dục ở động vật.
Ví dụ: Vào mùa đông, thời gian chiếu sáng ít, các loài sâu ăn lá ngừng sinh sản.
- Nhịp chiếu sáng ngày, đêm ảnh hưởng đến nhiều loài động vật.
Ví dụ: Ở chim: Các loài chim ăn sâu, ăn hạt thường bắt đầu hoạt động vào mờ sáng; các loài chim ăn thịt như cò, vạc, cú mèo... thường kiếm ăn vào ban đêm.
Ví dụ: Ở thú: Trâu, bò, nai, ngựa.... hoạt động vào ban ngày. Ngược lại cáo, chồn, sóc... lại thường hoạt động vào ban đêm.
- Dựa vào sự thích nghi với điều kiện chiếu sáng, người ta phân biệt hai nhóm động vật.
+ Nhóm động vật ưa sáng: Hoạt động ban ngày.
+ Nhóm động vật ưa tối: Hoạt động ban đêm.
 

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nguyễn Nhật Thúy ...
15/03/2019 12:54:30
2. 1/ Giống nhau:
+ Đều được hình thành trong một thời gian lịch sử nhất định, có tính ổn định tương đối.
+ Đều bị biến đổi do tác dụng của ngoại cảnh.
+ Đều xảy ra môi quan hộ hồ trợ và cạnh tranh.
1
0
Nguyễn Nhật Thúy ...
15/03/2019 12:55:39
3. Quần thế người có những đặc điểm sinh học như những quẩn thể sinh vật khác. Ngoài ra, quần thể người còn có những đặc trưng kinh tế - xã hội mà quần thế sinh vật khác không có. Sự khác nhau đó là do con người có lao động và tư duy nên có khả năng tự điều chinh các đặc điểm sinh thái trong quần thể, đồng thời cải tạo thiên nhiên.
0
0
Nguyễn Nhật Thúy ...
15/03/2019 12:56:07
3. 1/ Điểm giống nhau và khác nhau giữa quần thế người và các quần thể sinh vật khác
a) Giống nhau:
- Đều là sinh vật sống thành quần thể.
- Đều có các đặc trưng cơ bản cho từng quần thế như tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuồi, mật độ, tỉ lệ sinh sản, tỉ lệ tử vong, sự phân bố, khả năng thích nghi với môi trường...
- Đều bị biến động số lượng theo chiều hướng giảm do sự cố bất ngờ như bão lụt, động đất.
- Đều có cơ chế cân bằng quần thể dựa vào tỉ lệ sinh sản và tử vong.
b) Khác nhau:
- Nhờ có tư duy trừu tượng, con người có các đặc điểm mà quần thể sinh vật khác không có như: văn hóa, giáo dục, thương mại, quân sự, pháp luật, kinh tế, hôn nhân....
- Do luật kết hôn và dân số, ở quần thể người chỉ được một vợ, một chồng và nhiều nhất là hai con. Nhờ vậy, con người chủ động điều chỉnh được mật độ, sự cạnh tranh không gay gắt so với các quần thố sinh vật khác.
- Nhờ vào lao động và tư duy, con người cái tạo thiên nhiên (ngăn sông, trồng rừng, làm mưa....) tự tạo ra môi trường sống thích nghi mà các quần thể sinh vật khác không làm được.
2/ Xây dựng tháp tuổi ớ người:
Dân số trong một quần thố người dược chia làm 3 thành phần nhóm tuổi gồm:
+ Nhóm tuổi trước sinh sản: Từ sơ sinh đến tuổi 15.
+ Nhóm tuổi sinh sản lao động: Từ tuổi 15 đốn tuổi 64.
+ Nhóm tuổi hết khả năng lao động nặng: Từ tuổi 65 trở lên.
Ở các nước có nền kinh tế kém phát triển, nhóm tuổi trước sinh sản rất cao, nhóm tuổi hết khả năng lao động rất thấp, ở các nước phát triển thì ngược lại.
 
0
0
Nguyễn Nhật Thúy ...
15/03/2019 12:56:49
4. Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã (sinh cảnh). Trong hệ sinh thái, các sinh vật luôn luôn tác động lần nhau và tác động qua lại với các nhân tố vô sinh của môi trường tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định.
Ví dụ : Trong một khu rừng có nhiều cầy lớn nhỏ khác nhau, các cây lớn đóng vai trò quan trọng là bảo vệ các cây nhỏ và động vật sống trong rừng. Động vật rừng ăn thực vật hoặc ăn thịt các loài động vật khác. Các sinh vật trong rừng phụ thuộc lần nhau và tác độnạ với môi trường sống của chúng rất chặt chẽ tạo thành hệ sinh thái.
- Một hệ sinh thái hoàn chinh có các thành phần chủ yếu sau :
+ Các thành phần vô sinh như đất đá, nước, thảm mục...
+ Sinh vật sản xuất là thực vật.
+ Sinh vật tiêu thụ eổm có động vật ăn thực vật và động vật ăn thịt.
+ Sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm...
0
0
Nguyễn Nhật Thúy ...
15/03/2019 12:58:07
5.
  - (Thức ăn của chuột)                      (Động vật ăn thịt chuột)
                 Lúa   ->       Chuột   ->        Rán
Tương tự:
Sâu ăn lá —» Bọ ngựa —» Rắn
Cây xanh —> Sâu -> Bọ ngựa
Rau muống -» Lợn —> Người
Mỗi loài trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía sau, vừa là sinh vật bị mắt xích phía trước tiêu thụ.
Chuỗi thức ăn là một dãy nhiều loài sinh vật có quan hệ đinh dưỡng với nhau. Mỗi loài trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích phía sau, vừa là sinh vật bị mắt xích phía trước tiêu thụ.
- Trong tự nhiên, một loại sinh vật không phải chỉ tham gia vào một chuỗi thức ăn màđồng thời còn tham gia vào chuỗi thức ăn khác. Các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích tạo thành một lưới thức ăn

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Sinh học Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư