a) Từ thông tin và trường hợp 1, anh E và anh I có quyền và nghĩa vụ gì khi là tác giả của tác phẩm?
b) Trong trường hợp 2, quyền nào bị xâm phạm?
c) Hãy kể tên một số quyền sở hữu trí tuệ mà em biết. Từ những trường hợp trên, em hãy nhận diện quyền sở hữu trí tuệ và những vi phạm về quyền sở hữu trí tuệ.
d) Từ thông tin và trường hợp 3, em hiểu gì về chuyển giao công nghệ?
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
♦ Yêu cầu a) Phân tích trường hợp 1.
- Anh E là tác giả của tác phẩm X, nên anh E có các quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm X. Cụ thể:
+ Quyền nhân thân, bao gồm: (1) Đặt tên cho tác phẩm; (2) Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; (3) Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm; (4) Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
+ Quyền tài sản, bao gồm: a) Làm tác phẩm phái sinh; b) Biểu diễn tác phẩm trước công chúng; c) Sao chép tác phẩm; d) Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm; đ) Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
- Do anh E đã qua đời, nên những người thừa kế quyền tác giả của anh E được tiến hành các quyền tài sản thu lợi, và được bảo vệ tránh những hành vi xâm phạm quyền tác giả.
- Trường hợp anh I viết tiếp tác phẩm X dựa trên cốt truyện của anh E đồng nghĩa với việc anh I đã làm tác phẩm phái sinh từ tác phẩm X.
+ Căn cứ theo Khoản 3 Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019), anh I có nghĩa vụ: xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho những người thừa kế quyền tác giả của anh E.
+ Anh I cũng có các quyền tác giả (bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản) đối với tác phẩm phái sinh do anh viết.
♦ Yêu cầu b) Trong trường hợp 2, quyền sở hữu công nghiệp của công ty cổ phần H đã bị công ty trách nhiệm hữu hạn M xâm phạm.
♦ Yêu cầu c)
- Một số quyền sở hữu trí tuệ:
+ Quyền tác giả và các quyền liên quan đến quyền tác giả;
+ Quyền sở hữu công nghiệp;
+ Quyền đối với giống cây trồng.
- Nhận diện: Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với các tài sản trí tuệ, bao gồm: quyền tác giả và các quyền liên quan đến quyền tác giả; quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. Trong đó:
+ Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với các tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Tác giả là cá nhân, là người trực tiếp sáng tạo toàn bộ hoặc một phần tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học. Trong trường hợp hai hay nhiều người cùng sáng tạo ra một tác phẩm thì họ là đồng tác giả với các tác phẩm đó. Tác giả tự sáng tạo ra tác phẩm thì vừa là tác giả của tác phẩm, đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả. Chủ sở hữu quyền tác giả là người có quyền định đoạt quyền tài sản liên quan đến tác phẩm (quyền nhân thân luôn gắn với tác giả của tác phẩm).
+ Quyền liên quan đến quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mạng chương trình được mã hóa.
+ Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lí, bí mật kinh doanh do minh sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
+ Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu.
- Một số hành vi vi phạm về quyền sở hữu trí tuệ:
+ Mạo danh tác giả của tác phẩm;
+ Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.
+ Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
+ Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả. Trừ trường hợp: tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân; sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu.
+ Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh, trừ trường hợp chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị.
+ Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật, trừ các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao.
+ Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
♦ Yêu cầu d) Chuyển giao công nghệ là chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng một phần hoặc toàn bộ công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |