Kể tên một số loại hình sử liệu. Lấy một ví dụ cho mỗi loại hình sử liệu đó.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
- Căn cứ vào hình thức, sử liệu được phân chia thành 5 loại hình là:
+ Sử liệu hiện vật. Ví dụ: Trống đồng Ngọc Lũ, thạp đồng Đào Thịnh, Thành nhà Hồ…
+ Sử liệu truyền miệng. Ví dụ: truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh; sự tích bánh chưng, bánh giầy; truyền thuyết An Dương Vương và Mỵ Chây – Trọng Thủy…
+ Sử liệu chữ viết. Ví dụ: Đại việt sử kí toàn thư; Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược…
+ Sử liệu hình ảnh. Ví dụ: ảnh chụp xe tăng của Quân Giải phóng miền Nam tiến vào Dinh Độc Lập (ngày 30/4/1945); ảnh chụ lá cờ quyết chiến quyết thắng của quân đội nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm của tướng Đờ-cát-xtơ-ri trong chiến dịch Điện Biên Phủ…
+ Sử liệu đa phương tiện. Ví dụ: video Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (ngày 2/9/1945)…
- Căn cứ vào tính chất, sử liệu phân chia thành 2 loại hình, là:
+ Sử liệu trực tiếp (còn gọi là: sử liệu gốc, sử liệu sơ cấp). Ví dụ: châu bản triều Nguyễn; mũi tên đồng Cổ Loa…
+ Sử liệu gián tiếp (còn gọi là: sử liệu thứ cấp, sử liệu phái sinh). Ví dụ: sách Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỉ XIX của tác giả Đào Duy Anh…
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |