Điền thông tin về các thời kì hình thành và phát triển của nền văn học viết Việt Nam vào bảng sau:
Thời kì | Nguồn gốc, đặc điểm của chữ viết và thể loại |
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Thời kì | Nguồn gốc, đặc điểm của chữ viết và thể loại |
Thời kì trung đại (từ khoảng thế kỉ X đến cuối thế kỉ XIX) bao gồm 4 giai đoạn: giai đoạn thế kỉ X – XIV; giai đoạn thế kỉ XV – XVII; giai đoạn thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX; giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX. | • Giai đoạn thế kỉ X – XIV: Văn học viết chủ yếu vay mượn và cải biến từ ngôn ngữ, văn tự (chữ Hán) đến các thể loại, phong cách, điển cố, thể thức nhưng đã có những thành tựu “độc đáo” (thời Lý – Trần). Tuy nhiên, từ đầu thế kỉ XII – XIII và đến thế kỉ XV văn học bằng chữ Nôm đã xuất hiện và phát triển song song với văn học viết bằng chữ Hán. • Giai đoạn thế kỉ XV – XVII: Văn học viết bằng chữ Hán đã đạt đến đỉnh cao (thời - Hậu Lê). Văn học viết bằng chữ Nôm đã “phát triển rầm rộ. Các thể loại chủ yếu vẫn vay mượn từ văn học Trung Hoa nhưng “đã vượt qua sự mô phỏng tầm thường để đạt đến tinh hoa như nguyên mẫu và đi sâu biểu đạt tâm hồn dân tộc mình”. Sự Việt hoá thể loại như vậy tập trung trước tiên ở nội dung tác phẩm. O SONG • Giai đoạn thế kỉ XVIII – nửa đầu thế kỉ XIX: Văn học viết bằng chữ Hán và chữ Nôm - phát triển song song. Tuy nhiên văn học viết bằng chữ Nôm “phát triển rầm rộ, đạt đến cực thịnh trong thế kỉ XVIII, cơ hồ lấn át thơ văn chữ Hán. Đồng thời, văn học viết bằng chữ Nôm đã “sáng tạo ra các thể loại văn học độc lập của người Việt, Việt hoá nhiều thể loại văn học chữ Hán, biến thành tài sản của riêng người Việt [...] giúp cho văn học cổ điển Việt Nam thoát dần các khuôn mẫu Hán, trở về với các truyền thống Đông Nam Á, như các truyện thơ, để trở thành nền văn học độc lập, biểu hiện sâu sắc tâm hồn Việt Nam”. Sự Việt hoá thể loại đã thể hiện ở cả hình thức và nội dung tác phẩm văn học. • Giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX: Quá trình tiếp xúc với văn hoá Pháp, văn hoá phương Tây đã tạo nên sự thay đổi lớn của văn học Việt Nam: “Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, khi chữ Hán và các kì thi Hán học bị bãi bỏ, chữ quốc ngữ thịnh hành và cùng với nó, một nền văn học hiện đại theo kiểu châu Âu dần dần xuất hiện.”. |
Thời kì hiện đại (từ đầu thế kỉ XX đến nay) có thể được phân kì thành 3 giai đoạn: giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến 1945; giai đoạn 1945 – 1975; giai đoạn từ 1975 đến nay. | • Giai đoạn từ đầu thế kỉ XX đến 1945: “Ở Việt Nam hình thành một nền văn học hiện đại thực thụ”, “văn học Việt Nam (từ một nền văn học trung đại cổ xưa với truyền thống khu vực) đã hoá thân thành một nền văn học hiện đại theo mô hình châu Âu, trở thành một bộ phận của văn học thế giới". • Giai đoạn 1945 – 1975: “Từ ngày thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà theo - khuynh hướng xã hội chủ nghĩa, văn học thiên về phục vụ công cuộc chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc”; “Sau năm 1954, đất nước chia làm hai miền, văn học miền Bắc vẫn đi vào con đường văn học vô sản, xã hội chủ nghĩa; còn ở miền Nam văn học đi theo ảnh hưởng của văn học Âu Mỹ đương đại”. • Giai đoạn từ 1975 đến nay: “Sau năm 1975, đất nước thống nhất nhưng gặp nhiều khó khăn về kinh tế, khó khăn do chiến tranh biên giới phía tây nam và chiến tranh biên giới phía bắc gây ra. Văn học bộc lộ những yếu kém của chính sách văn nghệ, dẫn đến cuộc đổi mới có tính “cởi trói” cuối năm 1986. Cuối những năm chín mươi của thế kỉ XX sang đầu thế kỉ XXI, sự thâm nhập của in-tơ-nét cùng với sự kiện Việt Nam gia nhập WTO (2007), văn học có những đổi thay mới.... |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |