a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luậnMở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luậnPhân tích đoạn thơ; nhận xét về quan niệm cội nguồn Đất Nước là những điều nhỏ bé gần gũi được thể hiện trong đoạn thơ. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểmThí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng; bảo đảm các yêu cầu sau: *Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Khoa Điềm, tác phẩm Đất Nước và đoạn thơ. *Cảm nhận đoạn thơ:- Khái quát chung:+ Nếu như rất nhiều nhà văn, nhà thơ khác thường ngợi ca đất nước với các từ ngữ, hình ảnh kì vĩ, có tính chất biểu tượng thì Nguyễn Khoa Điềm đã chọn điểm nhìn gần gũi để miêu tả một đất nước tự nhiên, bình dị mà không kém phần thiêng liêng trang trọng. Hình ảnh đất nước trong đoạn thơ đầu hiện lên muôn màu muôn vẻ, sinh động lạ thường, lắng đọng qua những nét đẹp về phong tục, tập quán, văn hóa, truyền thống mang đậm dấu ấn con người Việt.+ Đoạn thơ nằm ở phần đầu đoạn trích “Đất Nước” là những câu trả lời của Nguyễn Khoa Điềm cho câu hỏi: Đất nước có từ bao giờ? Quá trình hình thành của Đất Nước gắn liền với những yếu tố nào ? - Cội nguồn của Đất Nước:+ Đất Nước vốn là giá trị bền vững, vĩnh hằng; Đất Nước được tạo dựng, bồi đắp qua nhiều thế hệ, được truyền từ đời này sang đời khác: Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi.+ Hai từ “Đất Nước” được viết hoa một cách trang trọng. Đó là cách mà nhà thơ thể hiện niềm tự hào và lòng thành kính trước Đất Nước của mình.+ Đại từ “ta” có thể hiểu là bất cứ người Việt Nam nào trong bất cứ thời kì nào. Khi “ta” cất tiếng khóc chào đời, khi ta lớn lên, Đất Nước đã hiện hữu.-> Như vậy, Đất Nước có từ trước, từ lâu đời, trước khi ta sinh ra, luôn hiện hữu để bao bọc, trở che, nuôi dưỡng mỗi người dân đất Việt.- Quá trình hình thành Đất Nước:+ Gắn liền với phong tục, tập quán lâu đời của dân tộc: Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn - Phong tục ăn trầu của những người bà, người mẹ. Gợi ta nhớ về sự tích "Trầu cau" nhắc nhớ ta về nghĩa tình nghĩa anh em hòa thuận, sum vầy cùng phong tục dùng miếng trầu, quả cau trong các lễ cưới hỏi, dặm ngõ xưa. Phong tục để tóc dài, búi tóc sau đầu của những người phụ nữ Việt xưa đã trở thành biểu tượng của nét đẹp văn hóa: Tóc mẹ thì búi sau đầu.+ Gắn liền với những nét văn hóa độc đáo của cha ông: Văn hoá ứng xử đẹp đẽ của dân tộc ta: Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn. Văn hóa đặt tên con bằng những vật dụng quen thuộc, thông thường, gần gũi: Cái kèo, cái cột thành tên.+ Gắn liền với truyền thống lịch sử, văn hóa lâu đời của người Việt Nam: Truyền thống đánh giặc giữ nước của Thánh Gióng và của các thế hệ người Việt: Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc. Truyền thống chăm chỉ, cần cù lao động của nền văn minh lúa nước: Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng-> Từ đó đi đến khẳng định: Đất Nước có từ ngày đó.- Đánh giá: + Đất Nước là những gì gần gũi, quen thuộc gắn bó sâu sắc trong cuộc sống hằng ngày của nhân dân. Chín câu đầu, Đất Nước được cảm nhận ở phương diện văn hóa và lịch sử hình thành. Đó là hình tượng đất nước có từ lâu đời, gắn bó trong cái gần gũi, hằng ngày của nhân dân.+ Vận dụng khéo léo chất liệu văn hóa dân gian như phong tục ăn trầu, tục búi tóc, truyền thống đánh giặc, truyền thống nông nghiệp. Sử dụng sáng tạo thành ngữ dân gian, ca dao tục ngữ, thành ngữ… Tất cả làm nên một đoạn thơ đậm đà không gian văn hóa người Việt. Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị, lời thơ nhẹ nhàng đúng giọng thủ thỉ tâm tình nhưng vẫn mang đậm hồn thơ triết lí. *Nhận xét về quan niệm cội nguồn Đất Nước là những điều nhỏ bé gần gũi được thể hiện trong đoạn thơ.- Đất Nước đã có... , Đất Nước có... , Đất Nước bắt đầu... , Đất Nước lớn lên... , Đất Nước có từ... cho phép ta hình dung cả quá trình sinh ra, lớn lên và trưởng thành của đất nước trong tâm thức con người Việt Nam bao thế hệ.- Với Nguyễn Khoa Điềm, đất nước thật nhỏ bé và gần gũi, hiện diện trong những câu chuyện cổ tích thường mở đầu bằng “ngày xửa ngày xưa” mà các bà mẹ vẫn hay kể cho con cháu nghe. Mỗi câu chuyện là một bài học đạo lý dạy ta “ở hiền gặp lành”, biết thiện biết ác, biết sống thủy chung. Tác giả không dùng những từ ngữ, hình ảnh mỹ lệ mang tính biểu tượng thể hiện đất nước mà dùng cách nói giản dị, tự nhiên, dễ hiểu, dễ đi sâu vào lòng người. - Đất Nước đối với Nguyễn Khoa Điềm là những gì bình thường, nhỏ bé và gần gũi nhất. Nó có trong cổ tích, ca dao, gắn liền với nguồn mạch quê hương để làm nên một chân dung trọn vẹn về Đất Nước - Thân thương mà hào hùng, vất vả mà thủy chung. d. Chính tả, ngữ phápBảo đảm chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. e. Sáng tạoThể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ.