Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Giá trị sinh thái nhân văn trong bảo tồn và phát triển bền vững được thể hiện thông qua bảo tồn đa dạng sinh học; bảo tồn, phục hồi các nguồn lực về thiên nhiên và các yếu tố văn hóa; bảo tồn tri thức bản địa:
- Bảo tồn đa dạng sinh học là việc bảo vệ sự phong phú của các hệ sinh thái tự nhiên; nuôi, trồng, chăm sóc loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; lưu giữ và bảo quản lâu dài các mẫu vật di truyền.
- Bảo tồn, phục hồi các nguồn nhân lực về thiên nhiên là việc tập trung vào phục hồi các nguồn lực về thiên nhiên (rừng, hệ thống mặt nước, cây xanh đã biến mất hoặc suy giảm); phục hồi các yếu tố văn hóa vật thể và phi vật thể bị mai một do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường. Cuộc sống của con người không chỉ gắn liền với lao động sản xuất mà còn gắn liền với thiên nhiên và các yếu tố văn hóa. Do đó, trong mọi hoạt động, cần quan tâm đến bảo tồn phục hồi các nguồn lực về thiên nhiên và các yếu tố văn hóá. Ví dụ: Bảo tồn và phát triển các khu du lịch như Suối Tiên, Vịnh Hạ Long,...
- Bảo tồn tri thức địa phương: Tri thức bản địa là hệ thống tri thức của các cộng đồng cư dân bản địa với các quy mô khác nhau, nó được tồn tại dưới nhiều hình thức, được truyền từ đời này sang đời khác. Đối với phát triển bền vững cần bảo tồn tri thức địa phương. Ví dụ: bảo tồn dân ca quan họ Bắc Ninh, hát ca trù, nghi lễ kéo co,...
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |