Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Trình bày nội dung của bộ luật Hồng Đức

7 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
2.380
0
0
Hoàng Thu Thủy
08/04/2019 20:05:44
NỘI DUNG LÀ :                        
Chương Danh lệ: 49 điều quy định về những vấn đề cơ bản có tính chất chi phối nội dung các chương điều khác (quy định về thập ác, ngũ hình, bát nghị, chuộc tội bằng tiền v.v)
Chương Vệ cấm: 47 điều quy định về việc bảo vệ cung cấm, kinh thành và các tội về cấm vệ.
Chương Vi chế: 144 điều quy định về hình phạt cho các hành vi sai trái của quan lại, các tội về chức vụ.
Chương Quân chính: 43 điều quy định về sự trừng phạt các hành vi sai trái của tướng, sĩ, các tội quân sự.
Chương Hộ hôn: 58 điều quy định về hộ tịch, hộ khẩu, hôn nhân-gia đình và các tội phạm trong các lĩnh vực này.
Chương Điền sản: 59 điều, trong đó 32 điều ban đầu và 27 điều bổ sung sau (14 điều về điền sản mới tăng thêm, 4 điều về luật hương hỏa, 9 điều về châm chước bổ sung luật hương hỏa) quy định về ruộng đất, thừa kế, hương hỏa và các tội phạm trong lĩnh vực này.
Chương Thông gian: 10 điều quy định về các tội phạm tình dục.
Chương Đạo tặc: 54 điều quy định về các tội trộm cướp, giết người và một số tội chính trị như phản nước hại vua.
Chương Đấu tụng: 50 điều quy định về các nhóm tội đánh nhau (ẩu đả) và các tội vu cáo, lăng mạ v.v
Chương Trá ngụy: 38 điều quy định các tội giả mạo, lừa dối.
Chương Tạp luật: 92 điều quy định về các tội không thuộc các nhóm tội danh trên đây.
Chương Bộ vong: 13 điều quy định về việc bắt tội phạm chạy trốn và các tội thuộc lĩnh vực này.
Chương Đoán ngục: 65 điều quy định về việc xử án, giam giữ can phạm và các tội phạm trong lĩnh vực này.
Hai chương cuối này đã có một số quy định về tố tụng, nhưng chưa hoàn chỉnh.

Các quy định dân sự
Trong bộ luật Hồng Đức, các quan hệ dân sự được đề cập tới nhiều nhất là các lĩnh vực như: quan hệ sở hữu, quan hệ hợp đồng và thừa kế ruộng đất.

Sở hữu và hợp đồng
Bộ luật Hồng Đức đã phản ánh hai chế độ sở hữu ruộng đất trong thời kỳ phong kiến là: sở hữu nhà nước (ruộng công/ công điền/công thổ) và sở hữu tư nhân (ruộng tư/tư điền/tư thổ).

Trong bộ luật Hồng Đức, do đã có chế độ lộc điền-công điền tương đối toàn diện về vấn đề ruộng đất công nên trong bộ luật này quyền sở hữu nhà nước về ruộng đất chỉ được thể hiện thành các chế tài áp dụng đối với các hành vi vi phạm chế độ sử dụng ruộng đất công như: không được bán ruộng đất công (điều 342), không được chiếm ruộng đất công quá hạn mức (điều 343), không được nhận bậy ruộng đất công đã giao cho người khác (điều 344), cấm làm sai quy định phân cấp ruộng đất công (điều 347), không để bỏ hoang ruộng đất công (điều 350), cấm biến ruộng đất công thành tư (điều 353), không được ẩn lậu để trốn thuế (điều 345) v.v

Bên cạnh đó việc bảo hộ quyền sở hữu tư nhân/ hợp đồng về ruộng đất tư cũng được quy định rõ ràng. Chẳng hạn, cấm xâm lấn ruộng đất của người khác (điều 357), cấm tá điền tranh ruộng đất của chủ (điều 356), cấm ức hiếp để mua ruộng đất của người khác (điều 355) v.v

Qua một số quy định trên, có thể thấy bộ luật đã điều chỉnh ba loại hợp đồng về ruộng đất:

Mua bán ruộng đất

Cầm cố ruộng đất

Thuê mướn ruộng đất

Về hình thức, các hợp đồng thường phải lập thành văn tự giữa các bên tham gia hợp đồng với sự chứng thực của quan viên có thẩm quyền.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
3
0
Nguyễn Nhật Thúy ...
08/04/2019 20:08:07
1. Nội dung cơ băn của bộ luật Hồng Đức là:
+ Bảo vệ quyền lợi của vua, hoàng tộc
+ Bảo vệ quyền lợi của quan lại, giai cấp thống trị, địa chủ phong kiến
+ Bảo vệ chủ quyền quốc gia, khuyến khích phát triển khinh tế, giữ gìn truyền thống của dân tộc, bảo vệ một số quyền lợi phụ nữ
0
0
Hoàng Thu Thủy
08/04/2019 20:09:08
NỘI DUNG LÀ :
Chương Danh lệ: 49 điều quy định về những vấn đề cơ bản có tính chất chi phối nội dung các chương điều khác (quy định về thập ác, ngũ hình, bát nghị, chuộc tội bằng tiền v.v)
Chương Vệ cấm: 47 điều quy định về việc bảo vệ cung cấm, kinh thành và các tội về cấm vệ.
Chương Vi chế: 144 điều quy định về hình phạt cho các hành vi sai trái của quan lại, các tội về chức vụ.
Chương Quân chính: 43 điều quy định về sự trừng phạt các hành vi sai trái của tướng, sĩ, các tội quân sự.
Chương Hộ hôn: 58 điều quy định về hộ tịch, hộ khẩu, hôn nhân-gia đình và các tội phạm trong các lĩnh vực này.
Chương Điền sản: 59 điều, trong đó 32 điều ban đầu và 27 điều bổ sung sau (14 điều về điền sản mới tăng thêm, 4 điều về luật hương hỏa, 9 điều về châm chước bổ sung luật hương hỏa) quy định về ruộng đất, thừa kế, hương hỏa và các tội phạm trong lĩnh vực này.
Chương Thông gian: 10 điều quy định về các tội phạm tình dục.
Chương Đạo tặc: 54 điều quy định về các tội trộm cướp, giết người và một số tội chính trị như phản nước hại vua.
Chương Đấu tụng: 50 điều quy định về các nhóm tội đánh nhau (ẩu đả) và các tội vu cáo, lăng mạ v.v
Chương Trá ngụy: 38 điều quy định các tội giả mạo, lừa dối.
Chương Tạp luật: 92 điều quy định về các tội không thuộc các nhóm tội danh trên đây.
Chương Bộ vong: 13 điều quy định về việc bắt tội phạm chạy trốn và các tội thuộc lĩnh vực này.
Chương Đoán ngục: 65 điều quy định về việc xử án, giam giữ can phạm và các tội phạm trong lĩnh vực này.
Hai chương cuối này đã có một số quy định về tố tụng, nhưng chưa hoàn chỉnh.
Các quy định dân sự Trong bộ luật Hồng Đức, các quan hệ dân sự được đề cập tới nhiều nhất là các lĩnh vực như: quan hệ sở hữu, quan hệ hợp đồng và thừa kế ruộng đất.
Sở hữu và hợp đồng Bộ luật Hồng Đức đã phản ánh hai chế độ sở hữu ruộng đất trong thời kỳ phong kiến là: sở hữu nhà nước (ruộng công/ công điền/công thổ) và sở hữu tư nhân (ruộng tư/tư điền/tư thổ).
Trong bộ luật Hồng Đức, do đã có chế độ lộc điền-công điền tương đối toàn diện về vấn đề ruộng đất công nên trong bộ luật này quyền sở hữu nhà nước về ruộng đất chỉ được thể hiện thành các chế tài áp dụng đối với các hành vi vi phạm chế độ sử dụng ruộng đất công như: không được bán ruộng đất công (điều 342), không được chiếm ruộng đất công quá hạn mức (điều 343), không được nhận bậy ruộng đất công đã giao cho người khác (điều 344), cấm làm sai quy định phân cấp ruộng đất công (điều 347), không để bỏ hoang ruộng đất công (điều 350), cấm biến ruộng đất công thành tư (điều 353), không được ẩn lậu để trốn thuế (điều 345) v.v
Bên cạnh đó việc bảo hộ quyền sở hữu tư nhân/ hợp đồng về ruộng đất tư cũng được quy định rõ ràng. Chẳng hạn, cấm xâm lấn ruộng đất của người khác (điều 357), cấm tá điền tranh ruộng đất của chủ (điều 356), cấm ức hiếp để mua ruộng đất của người khác (điều 355) v.v
Qua một số quy định trên, có thể thấy bộ luật đã điều chỉnh ba loại hợp đồng về ruộng đất:
Mua bán ruộng đất
Cầm cố ruộng đất
Thuê mướn ruộng đất
Về hình thức, các hợp đồng thường phải lập thành văn tự giữa các bên tham gia hợp đồng với sự chứng thực của quan viên có thẩm quyền.
1
0
Nguyễn Nhật Thúy ...
08/04/2019 20:13:53
2.
- Nguyên nhân: Chính quyền suy yếu, bóc lột nhân dân
- Diễn biến 
Thời gian                      Lãnh đạo                      Địa bàn hoạt động   
173                   Nguyễn Dương Hưng                      Sơn Tây               
1738 – 1770         Lê Duy Mật                  Thanh Hóa, Nghệ An     
1740 – 1751 Nguyễn D, Phương                  Tam Đảo,Sơn Tây, Tuyên Quang
1741 – 1751    Nguyễn Hữu Cầu     Đồ Sơn, Kinh Bắc, Sơn Nam, Nghệ An, Thanh Hóa
1739 - 1769    Hoàng Công Chất          Sơn Nam, Tây Bắc
 
1
0
Nguyễn Nhật Thúy ...
08/04/2019 20:14:29
3.
Cho đến thế kỉ XVII, tiếng Việt đã phong phú và trong sáng. Một số giáo sĩ phương Tây học tiếng Việt để truyền đạo Thiên Chúa. Họ dùng chữ cái La-tinh ghi âm tiếng Việt.
Dùng chữ cái La-tinh ghi âm tiếng Việt là công trình của nhiều giáo sĩ phương Tây hợp tác với người Việt Nam, trải qua một quá trình lâu dài. Giáo sĩ A-lêc-xăng đơ Rôt (Alexandre de Rhôdes) là người có đóng góp quan trọng trong việc này. Năm 1651, ông cho xuất bản quyển Từ điển Việt - Bồ - La-tinh.
Chữ Quốc ngữ đã ra đời như vậy. Một thời gian dài, chữ Quốc ngữ chỉ lưu hành trong giới truyền đạo. Đây là thứ chữ viết tiện lợi, khoa học, dễ phổ biến.
1
0
Nguyễn Nhật Thúy ...
08/04/2019 20:15:06
4. Phong trào Tây Sơn có cống hiến to lớn đối với lịch sử dân tộc
- Lật đổ chính quyền Nguyễn, Trịnh, Lê, xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng thống nhất quốc gia.
- Đánh tan quân xâm lược Xiêm, Thanh, bảo vệ nền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
 
1
0
Nguyễn Nhật Thúy ...
08/04/2019 20:15:48
5.
- Tinh thần chiến đấu dũng cảm của nghĩa quân
- Được sự ủng hộ của nhân dân;
- Tài chỉ huy của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân, với chiến thuật tài tình , nắm vững thời cơ phản công quyết liệt , hành quân thần tốc , tiến quân mãnh liệt , chiến đấu cơ động.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×