LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đọc đoạn thông tin sau và trả lời câu hỏi. Vi khuẩn Vibrio cholerae sống kí sinh ở ruột non người gây bệnh tả. Chúng tiết ra độc tố làm biến đổi tính chất của màng tế bào gây rối loạn cân bằng nước và chất điện giải trong lòng ruột, dẫn đến tiêu chảy ồ ạt (lượng phân có thể lên đến 500 – 1 000 mL/giờ), mất nhiều nước và chất điện giải, bị suy tuần hoàn nhanh chóng và suy thận cấp. Sau khi một lượng lớn vi khuẩn đi vào trong ống tiêu hoá, phần lớn chúng sẽ bị tiêu diệt ở dạ dày, chỉ một phần nhỏ ...

Đọc đoạn thông tin sau và trả lời câu hỏi.

Vi khuẩn Vibrio cholerae sống kí sinh ở ruột non người gây bệnh tả. Chúng tiết ra độc tố làm biến đổi tính chất của màng tế bào gây rối loạn cân bằng nước và chất điện giải trong lòng ruột, dẫn đến tiêu chảy ồ ạt (lượng phân có thể lên đến 500 – 1 000 mL/giờ), mất nhiều nước và chất điện giải, bị suy tuần hoàn nhanh chóng và suy thận cấp.

Sau khi một lượng lớn vi khuẩn đi vào trong ống tiêu hoá, phần lớn chúng sẽ bị tiêu diệt ở dạ dày, chỉ một phần nhỏ còn lại định cư ở ruột non. Các enzyme protease và khả năng di động của vi khuẩn giúp chúng chui qua lớp niêm mạc ruột non và tiếp cận với tế bào niêm mạc ruột.

a. Tại sao vi khuẩn tả và độc tố của chúng không gây tổn thương các tế bào niêm mạc ruột nhưng vẫn gây hại cho người bệnh? Tại sao người mắc bệnh tả có thể tử vong?

b. Tại sao một số trường hợp bị nhiễm vi khuẩn tả nhưng lại không mắc bệnh?

c. Một trong các phương pháp để chữa trị kịp thời là cho người mắc bệnh tả uống dung dịch oresol. Hãy giải thích cơ sở khoa học của phương pháp này.

1 trả lời
Hỏi chi tiết
9
0
0
Phạm Minh Trí
12/09 13:35:01

a. Vi khuẩn tả liên kết với thụ thể trên bề mặt tế bào nhờ các protein cố định trên thành tế bào của chúng, giúp chúng có khả năng bám dính với ruột non, phát triển và tiết ra độc tố. Độc tố sinh ra dù không gây tổn thương tế bào nhưng khi gắn vào tế bào niêm mạc ruột làm cho các tế bào này tiết các chất điện giải vào ruột, dẫn đến mất nước và giảm huyết áp → người mắc bệnh tả bị mất nhiều bicarbonate và potassium nên làm giảm pH máu → có nguy cơ tử vong.

b. Sau khi một lượng lớn vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, phần lớn sẽ bị tiêu diệt do pH acid ở dạ dày, đây là hàng rào bảo vệ đầu tiên của cơ thể để chống lại vi khuẩn tả; một phần nhỏ vi khuẩn sống sót và di chuyển đến ruột non. Trường hợp này, do độc lực không đủ mạnh nên người nhiễm vi khuẩn tả sẽ không mắc bệnh.

c. Để điều trị kịp thời cho những bệnh nhân mắc dịch tả, yếu tố quan trọng nhất là cho bệnh nhân uống dung dịch bù nước và điện giải oresol (ORS) có chứa glucose và chất điện giải, qua đó thúc đẩy quá trình tái hấp thu sodium nhằm cải thiện tình trạng mất nước.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư