LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Hãy giới thiệu và nêu ý kiến đánh giá của em về một bài thơ thuộc đề tài quê hương đất nước. (10 mẫu)

Hãy giới thiệu và nêu ý kiến đánh giá của em về một bài thơ thuộc đề tài quê hương đất nước. (10 mẫu)

1 trả lời
Hỏi chi tiết
8
0
0

a) Chuẩn bị - Đọc kĩ đề bài và xác định yêu cầu của đề.

-Lựa chọn bài thơ về đề tài quê hương đất nước mà em muốn giới thiệu với mọi người. Ví dụ: bài Đất nước (Nguyễn Đình Thi), Linh đảo hát tình ca trên đảo (Trần Đăng Khoa), Mùa hoa mận (Chu Thuỳ Liên), ... hoặc một bài thơ tự chọn.

- Văn bản bài thơ được trình bày trên giấy hoặc trên trang trình chiếu của máy tính (slide), hình ảnh, sơ đồ (nếu cần thiết).

- Tập đọc diễn cảm bài thơ.

b) Tìm ý và lập dàn ý

- Tìm ý cho bài giới thiệu theo gợi dẫn sau:

+ Hoàn cảnh ra đời, để tài của bài thơ có gì cần chú ý?

→ Tác phẩm viết trong khoảng thời gian từ 1948 đến 1955. Bài thơ là sự tổng hợp của những sáng tác Sáng mát trong như sáng năm xưa (1948), Đêm mít tinh (1949) và Đất nước (1955). Đây là thời gian ông trải nghiệm, trưởng thành cùng Đất Nước trong kháng chiến chống Pháp lần 2.

+ Bài thơ thể hiện tâm trạng, cảm xúc gì của nhân vật trữ tình?

→ Yêu thương xen lẫn tự hào

+ Bài thơ có những đặc sắc nào về nghệ thuật?

→ Câu thơ dài, ngắn xen kẽ nhau, nhịp điệu biến đổi linh hoạt; hình ảnh sinh động, biểu cảm, có những đoạn hình ảnh tương phản, có sức khái quát cao; diễn tả sâu sắc, tinh tế tiếng nói nội tâm của nhân vật trữ tình, có sự kết hợp giữa cảm xúc và suy tưởng.

+ Bài thơ thể hiện cái nhìn của tác giả về con người và cuộc đời như thế nào?

→ Viết Đất nước, nhà thơ muốn tạo dựng một tượng đài Tổ quốc Việt Nam trong Cách mạng tháng Tám, trong chín năm kháng chiến anh hùng phần nào tương xứng với tầm vóc cao đẹp của đất nước ta trong lịch sử. Với mong muốn này, dễ hiểu vì sao nhà thơ phải đầu tư thời gian, cần tập trung tâm trí và đưa vào đây (tất nhiên có sửa chữa) một số đoạn vốn ở các bài thơ khác. Lẽ thường, khi vượt qua một chặng đường lịch sử, nhìn lại để tổng kết, để tự hào, mới có thể hoàn thiện bức tượng đài. Đất nước trở thành một sáng tác mang tính chất tổng hợp, hài hoà giữa cảm hứng sử thi hùng tráng với rung cảm trữ tình thiết tha khi ca ngợi một đất nước từ trong gông xiềng áp bức, từ trong lam lũ đói nghèo vùng dậy tự giải phóng, anh dũng chiến đấu bảo vệ quyền độc lập tự do thiêng liêng và rực rỡ trong ánh sáng thời đại mới.

+ Yếu tố (nội dung hay hình thức) nào để lại trong em ấn tượng sâu đậm nhất? Vì sao?

→ - "Trời xanh đây là của chúng ta…" → Mùa thu độc lập, tự chủ

- "Nước chúng ta… vọng nói về". → Suy tư về hồn thiêng đất nước

Thể hiện niềm tự hào về đất nước thể hiện qua hình ảnh thơ giàu sức gợi, câu thơ giàu tính nhạc, vận dụng hiệu quả phép điệp, giọng thơ phấn chấn sôi nổi, cảm xúc mãnh liệt…

- Lập dàn ý cho bài giới thiệu theo bố cục sau:

Mở đầu

Giới thiệu bài thơ và vấn đề trình bày.

Nội dung chính

Lần lượt giới thiệu bài thơ theo trình tự phù hợp. Ví dụ:

+ Đọc diễn cảm bài thơ; giới thiệu hoàn cảnh ra đời, nội dung chính (nhân vật trữ tình và cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ, ...).

+ Chỉ ra đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ (thể thơ, hình ảnh, nhịp điệu, từ ngữ, biện pháp tu từ, ...) và tác dụng của chúng.

+ Phát biểu chủ đề, tư tưởng mà tác giả muốn gửi đến người đọc.

+ Nêu ấn tượng sâu đậm và những nhận xét, đánh giá của em về nội dung, nghệ thuật của bài thơ, ...

Kết thúc

Khẳng định lại ý nghĩa của bài thơ và bày tỏ mong muốn nhận sự trao đổi, thảo luận của người nghe.

c) Thực hành nói và nghe 

Tham khảo các yêu cầu đã nêu ở Bài 1 (trang 37). 

d) Kiểm tra và chỉnh sửa 

Tham khảo các yêu cầu đã nêu ở Bài 1 (trang 37).

* Bài nói mẫu tham khảo:

Mẫu 1

Nhắc đến cái tên Nguyễn Đình Thi, người ta nhắc đến một người con Hà Nội đa tài với nhiều tài nghệ đáng nể. Ông không chỉ viết nhạc nổi tiếng với bài Người Hà Nội mà còn viết kịch, viết truyện, viết thơ. Trong đó, tác phẩm thơ được nhiều người biết đến và được phổ thành nhạc là bài thơ Đất nước. Bài thơ là hình ảnh của đất nước Việt Nam trong mùa thu hoài niệm, trong những ngày bom lửa của chiến tranh và trong tầm nhìn về một tương lai mới tươi đẹp.

     Bài thơ được viết trong một khoảng thời gian dài từ 1949 đến năm 1955 và có một số đoạn được trích từ các tác phẩm trước của ông như Sáng mát trong như sáng năm xưa hay Đêm mitting,... Thế nhưng, với tài năng của mình, Nguyễn Đình Thi đã biến nó thành một chỉnh thể thống nhất và để nó trở thành một trong những tác phẩm thơ viết về đề tài đất nước hay nhất trong diễn đàn văn học Việt Nam.

     Mở đầu bài thơ, người ta thấy hiện lên trước mắt là một khung cảnh trời thu với những hình ảnh thật hoài niệm của mùa thu Hà Nội:

Sáng mát trong như sáng năm xưaGió thổi mùa thu hương cốm mớiTôi nhớ những ngày thu đã xaSớm chớm lạnh trong lòng Hà NộiNhững phố dài xao xác hơi mayNgười ra đi đầu không ngoảnh lạiSau lưng thềm nắng lá rơi đầy

     Khi viết bài thơ này, Nguyễn Đình Thi đang đứng giữa núi trời Việt Bắc, ấy vậy mà ông lại nhớ thương về một Hà Nội xa xôi với mùi hương cốm nồng nàn. Nếu là người Việt Nam, hẳn ai cũng biết Hà Nội đẹp nhất, thơm nhất vào những ngày thu với bầu trời trong xanh và hương cốm làng Vòng thoang thoảng đưa trong gió. Và Nguyễn Đình Thi - người con của Hà Nội cũng không ngoại lệ khi trăn trở nhớ về Hà Nội của ông.

     Đứng giữa chiến khu Việt Bắc, giữa một sáng trời thu "mát trong", ông hoài niệm về một Hà Nội cũng từng có trời thu như thế và thoảng đâu trong gió, mùi cốm đưa lại dìu dịu, nồng nàn - nét đặc trưng của mùa thu Hà Nội.

     Mùa thu với khung cảnh đất trời Hà Nội cứ dội về tâm trí của ông "tôi nhớ những ngày thu đã xa". Vậy ông nhớ điều gì? Nguyễn Đình Thi nhớ những con phố dài ở Hà Nội, nhớ cái chớm lạnh trên đất trời thủ đô. Làn gió "mát trong" trong lành và hơi se lạnh là cái khiến cho nhà thơ phải thao thức, phải trăn trở nhất lúc này quá khứ và hiện tại đồng hiện với nhau trong từng câu thơ, đọc thơ mà người đọc như cảm tưởng mình đang đứng giữa thủ đô trong một buổi sáng mùa thu lành lạnh vậy. Hình ảnh "hương cốm mới" gợi lên trong lòng chúng ta biết bao hoài niệm về thu Hà Nội với cốm làng Vòng gói trong những chiếc lá sen xanh ngan ngát hương sen, thoảng vào trong gió. Cái mùi hương đặc trưng của thu sẽ chẳng thể nào phai mờ trong tâm trí, như Hữu Thỉnh cũng đã từng nói về hương ổi mùa thu rằng:

Bỗng nhận ra hương ổiPhả vào trong gió thuSương chùng chình qua ngõHình như thu đã về

     Nỗi "nhớ" của người thi sĩ là nỗi nhớ về những năm tháng khi xưa, khi còn được sống giữa lòng Hà Nội để mà tận hưởng cái "chớm lạnh" se se mùa thu kia. Nguyễn Đình Thi đã tinh tế khi đặt "cái chớm lạnh" tức cái lạnh se se trở thành một phần trong nỗi nhớ Hà Nội, bởi đó là đặc trưng, là hương sắc riêng của trời thu Hà Nội. Và hơn thế, hình ảnh "những con phố dài xao xác hơi may" không khỏi khiến chúng ta mường tượng ra những con phố dài cổ kính của Hà Nội. Những con phố ấy hiện lên thật rõ trong tâm trí của nhà thơ dù ông đang ở trên Việt Bắc. Và nếu để ý, chúng ta sẽ nhận ra rằng Nguyễn Đình Thi đã thật tinh tế khi ông đặt ở đây từ Hán Việt "hơi may". "Hơi may" tức là gió lạnh, thế nhưng, ông không dùng hai từ gió lạnh mà lại dùng hai từ "hơi may" khiến câu thơ trở lên đậm một chất tình, vừa êm dịu, nhẹ nhàng mà lại phảng phất đâu đó nỗi buồn. Phải chăng khi nhớ về Hà Nội, Nguyễn Đình Thi nhớ tới một Hà Nội dịu dàng, ngọt ngào như thế?

     Kết thúc những hình ảnh hoài niệm về Hà Nội khi xưa là hình ảnh của người vệ quốc quân trên đường ra đi vì chí lớn. Người chiến sĩ ấy ra đi với quyết tâm lớn.

Người ra đi đầu không ngoảnh lạiSau lưng thềm nắng lá rơi đầy

     Ra đi vì chí lớn, quyết tâm lớn, không hề ngoảnh đầu lại, nhưng trong tâm hồn người chiến sĩ ấy là nỗi lưu luyến quê hương đến vô cùng. Những nắng những lá rơi đầy, vương đầy trên bậc thềm khiến cho lòng người càng bâng khuâng tha thiết hơn. Nỗi buồn tràn đầy khắp tâm tư người chiến sĩ nhưng chẳng hề làm lung lay cái ý chí quyết tâm của mình.

      Mẫu 2

Khổ thơ đầu tiên là những hoài niệm về một Hà Nội êm đềm trong tâm trí nhà thơ. Đó là một Hà Nội những ngày còn hòa bình, còn êm dịu trước chiến tranh!

     Kế tiếp theo là những dòng thơ về hiện tại, về mùa thu của đất trời trên chiến khu Việt Bắc đồng thời nó cũng thể hiện sự chuyển biến tâm trạng của tác giả. Nếu như ở đoạn thơ phía trên, Nguyễn Đình Thi thể hiện một mùa thu đầy hoài niệm, phảng phất nỗi buồn thì ở đoạn thơ này, người ta lại thấy một niềm vui phơi phới trong từng dòng thơ:

Mùa thu nay đã khác rồi

...

Những dòng sông đỏ nặng phù sa

     Ngay từ những câu thơ đầu của đoạn thơ này, người ta đã thấy niềm vui lan tỏa trong từng câu chữ. Nguyễn Đình Thi khẳng định "Mùa thu nay đã khác rồi", lời khẳng định chắc nịch, chứa chan niềm vui sướng, hân hoan, phấn khởi. Khổ thơ trước là sự hoài niệm, là nỗi buồn phảng phất thì ở khổ thơ này, niềm vui như được nhân lên gấp bội. Cuộc sống mới ở giữa núi rừng Việt Bắc đã cho nhà thơ nguồn cảm hứng dạt dào. Ông viết:

Tôi đứng vui nghe giữa đất trờiGió thổi rừng tre phấp phớTrong biếc tiếng nói cười thiết tha

     Một câu thơ mà có đến ba động từ liên tiếp, thể hiện sự tập trung tới cao độ của nhà thơ khi hướng về đất nước, hướng về Tổ quốc của mình. Thêm vào đó, ông sử dụng ở trong đoạn thơ này hình ảnh "rừng tre" - đây là hình ảnh vốn là biểu tượng cho con người Việt Nam, cho dân tộc Việt Nam. "Rừng tre" ấy đang "phấp phới" trong làn gió mát rượi của mùa thu, trong niềm vui phấn khởi. Cả một "rừng tre" to lớn là thế, ấy vậy mà Nguyễn Đình Thi lại sử dụng từ láy "phấp phới" để chỉ, một từ vốn chỉ dành cho những thứ mềm mại, mỏng manh, nhẹ nhàng trong gió. Điều này thể hiện niềm vui dạt dào trong tâm hồn nhà thơ cũng như trong tâm hồn của con người Việt Nam.

     Tiếp theo sau, Nguyễn Đình Thi lại kể về hình ảnh của trời thu, của sắc thu. Vẫn màu xanh ấy thế nhưng, thu ở đây "trong biếc tiếng nói cười", nó là màu xanh trong của hi vọng, của hạnh phúc tràn đầy của những con người được làm chủ đất nước của mình.

Trời thu thay áo mớiTrong biếc tiếng nói cười thiết tha

     Và niềm vui ấy còn càng trào dâng mạnh mẽ hơn với niềm tự hào về một đất nước giàu có, tươi đẹp:

Trời xanh đây là của chúng taNúi rừng đây là của chúng taNhững cánh đồng thơm ngátNhững ngả đường bát ngátNhững dòng sông đỏ nặng phù sa

     Mỗi lời thơ là một lời giới thiệu, một niềm tự hào to lớn về Tổ quốc của mình. Chẳng thế mà nhà thơ liên tục khẳng định "đây là của chúng ta", lời khẳng định chắc nịch về chủ quyền của đất nước. Và những dòng thơ tiếp theo như một lời giới thiệu về non sông Tổ quốc mình với sự giàu có và tươi đẹp.

     Đoạn thơ thể hiện cảm xúc tươi vui, xen lẫn hào hùng- cảm hứng sử thi bát ngát. Ở đó chúng ta thấy được một mùa thu mới mẻ, mùa thu của hạnh phúc được làm chủ quê hương của mình.

     Những dòng thơ tiếp theo là hình ảnh của một đất nước trong chiến tranh với bao đau thương, mất mát, thế nhưng, xen lẫn là niềm tự hào về truyền thống đánh giặc của cha ông.

     Như chúng ta đã biết, Việt Nam đã trải qua không biết bao nhiêu cuộc chiến chống quân xâm lược mà gần đây nhất là hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Dù có bao nhiêu quân giặc, có mạnh mẽ đến đâu đều bị nhân dân ta đánh bại, làm nên những chiến thắng vẻ vang. Truyền thống đánh giặc ấy không phải chỉ mới có mà nó đã phát triển và được gìn giữ từ bao nhiêu thế hệ trước, từ trận Bạch Đằng đánh quân Nam Hán, đến hai cuộc chiến chống quân Mông - Nguyên, chúng ta chưa bao giờ chịu khuất phục trước bất kì kẻ thù nào! Nói về truyền thống đánh giặc là nói về niềm tự hào rất đỗi lớn lao của dân tộc Việt Nam ta, những lớp người Việt Nam, lớp này kế tiếp lớp khác luôn đứng lên giành lại độc lập cho dân tộc dù có phải chịu bao đau thương, bao mất mát, hy sinh. Mỗi lời thơ của tác giả như một lời nhắc nhở chúng ta về đạo lý "uống nước nhớ nguồn" của cha ông.

Nước chúng taNước những người chưa bao giờ khuấtĐêm đêm rì rầm trong tiếng đấtNhững buổi ngày xưa vọng nói về

     Khơi dậy lên trong lòng mỗi người đọc chúng ta một niềm tự hào dân tộc rất đỗi hào hùng, bởi đất nước của chúng ta là "nước những người chưa bao giờ khuất", chưa bao giờ chúng ta chịu lùi bước trước một kẻ thù nào. Từng tiếng nói "Sát Thát' của cha ông cứ vẳng lên trong đêm, vẳng lên những lời thề "quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh".

     Không phải dễ dàng chúng ta mới tự hào về truyền thống ấy, bởi chúng ta đã phải trải qua bao nhiêu cuộc chiến tranh cứu quốc, bao mất mát hy sinh, đau thương:

Ôi những cánh đồng quê chảy máuDây thép gai đâm nát trời chiều...Đã bật lên những tiếng căm hờn

     Nguyễn Đình Thi đã sử dụng ở đây một loạt những hình ảnh đau thương mà chiến tranh gây lên cho dân tộc ta, nào là "dây thép gai đâm nát trời chiều", nào là "những cánh đồng quê chảy máu",... Tất cả đều là những điều bình dị ở quê hương của chúng ta, nó êm ả là thế cho đến khi bị quân thù giày xéo, chúng đã biến chúng thành biển máu, biển nước mắt. Hình ảnh nhân hóa "cánh đồng quê chảy máu" hay "dây thép gai đâm nát trời chiều" đều nhấn mạnh sự đau thương cùng cảm giác bi phẫn, đau đớn đến nghẹn ngào của tác giả. Ôi, chiến tranh, lũ giặc tàn ác đã cướp đi tất cả những yên bình, những hồn hậu của quê hương ta! Lũ giặc ấy đã khiến cả những "gốc tre hồn hậu" nhất cũng phải "bật lên những tiếng căm hờn"!

     Thế nhưng, xen lẫn trong đau thương, người ta vẫn thấy hiện lên ở đó một nét thi vị, một sự lãng mạn của người chiến sĩ. Trong những đêm hành quân giữa rừng sâu, người chiến sĩ trẻ tuổi ấy không thể không nhớ tới người con gái mà mình yêu thương đang ở nơi quê nhà. Và bỗng đâu, đêm hành quân ấy bỗng trở lên thi vị hóa vô cùng:

Những đêm dài hành quân nung nấuBỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu

     Còn gì lãng mạn, thi vị hơn thế nữa khi mà tình yêu đôi lứa hòa cùng với tình yêu đất nước, thống nhất trong một tình yêu lớn lao của những người con đất Việt? Nó đã trở thành động lực giúp những người chiến sĩ có thêm sức mạnh để chiến đấu, sớm giành lại độc lập để trở về bên những người thân yêu. Hình ảnh này, chúng ta cũng từng được thấy trong thơ Quang Dũng, khi ông miêu tả những người lính trẻ Hà thành đang hành quân "Tây Tiến":

Mắt trừng gửi mộng qua biên giớiĐêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

     Chúng ta - những người Việt Nam hiền lành, trung hậu, thế nhưng không bao giờ chịu khuất phục trước kẻ thù dù chúng có mạnh mẽ, có những vũ khí tối tân đến thế nào! Chính vì thế mà sự tàn bạo chúng đặt lên đầu nhân dân ta càng khủng khiếp và man rợ bấy nhiêu, bởi chúng muốn đàn áp, muốn nhấn chìm đi những khát vọng hòa bình của dân tộc ta. Ở tại khổ thơ tiếp theo này, nhà thơ đã liệt kê cho chúng ta thấy được sự dã man của quân thù, những tội ác mà chúng đã gieo rắc cho nhân dân ta:

Bát cơm chan đầy nước mắtBay còn giằng khỏi miệng taThằng giặc Tây, thằng chúa đấtĐứa đè cổ, đứa lột da

     Những hình ảnh ấy thật đau đớn làm sao, cho chúng ta thấy được sự tàn ác của bè lũ kẻ thù. Và chính những đau thương ấy, sự khốc liệt ấy vừa khiến ta phải căm hờn vừa rèn giũa cho chúng ta - những người Việt Nam ý chí, sức mạnh, phẩm chất tạo nên những người anh hùng.

     Ở hai khổ thơ này, nhà thơ đã sử dụng tương phản hai hình ảnh: tội ác của kẻ thù với sự đau thương cùng sức sống của dân tộc ta để khẳng định những phẩm chất anh hùng, đồng thời khẳng định niềm tin, lòng yêu nước, yêu hòa bình của dân tộc ta:

Xiềng xích bay không khóa đượcTrời đầy chim và đất đầy hoaSúng đạn bay không bắn đượcLòng dân ta yêu nước thương nhà

     Cuối cùng để khép lại một bài thơ về đề tài đất nước, Nguyễn Đình Thi đã kể về một đất nước trong niềm vui xây dựng Tổ quốc và trong khát vọng hướng tới tương lai.

     Sau chiến tranh, công cuộc đầu tiên cần thiết lập lại đó là công cuộc xây dựng lại Tổ quốc bằng công nghiệp, bằng lao động. Hình ảnh những tiếng kẻng gọi quân cùng làn khói nhà máy bay lên giữa trời thu như khẳng định được sức mạnh của dân tộc ta, khẳng định sự cố gắng xây dựng Tổ quốc của nhân dân ta. Động từ "ôm đất nước" như cái ôm thật chặt của chính tác giả, bao trọn tình yêu của mình dành cho tất cả con người Việt Nam, ôm trọn những đau thương để giờ đây những con người ấy trở thành bất khuất, trở thành những anh hùng. Phảng phất ở đây là niềm tự hào mạnh mẽ khi chúng ta - một đất nước nhỏ bé đã vươn dậy từ những đau thương mà tiến lên xây dựng một tương lai sáng ngời cho dân tộc mình.

     Cuối cùng, những hình ảnh tươi sáng, đẹp đẽ như "trời đất mới, ánh bình minh" được Nguyễn Đình Thi sử dụng như một hình ảnh gợi lên ngày mai tươi sáng của dân tộc ta. Những con người Việt Nam ta, từ sau chiến tranh, đi lên "như nước vỡ bờ", mạnh mẽ, dữ dội, cố gắng hết sức giành lấy tự do cho chính mình.

     Khép lại bài thơ là một hình ảnh vô cùng hùng vĩ, hào hùng, đẹp đẽ:

Nước Việt Nam từ máu lửaRũ bùn đứng dậy sáng lòa

     Hai câu thơ nhưng lại là hai hình ảnh đối lập "bùn, máu" với ánh sáng "chói lòa" làm sáng ngời lên ý chí của con người Việt Nam, tinh thần không chịu khuất phục của dân tộc Việt Nam.

    Mẫu 3

 Đất nước của Nguyễn Đình Thi là một bài thơ ca ngợi về Tổ quốc, về con người Việt Nam. Nhà thơ đã miêu tả đất nước trong hành trình đi lên từ những đau thương của chiến tranh cho tới khát vọng về một tương lai tương sáng, khi con người Việt Nam được làm chủ quê hương của mình, cùng nhau phát triển đất nước. Sâu bên trong từng câu chữ là niềm tự hào của tác giả về truyền thống của cha ông qua bao thế hệ và nhắc nhở mọi người về truyền thống "uống nước nhớ nguồn". Về mặt nghệ thuật, bài thơ sử dụng nhiều hình ảnh mang sức gợi lên, giàu chất thơ, lồng trong tình yêu nước sâu sắc. Ngôn từ thơ giản dị, chan chứa yêu thương, niềm tự hào dân tộc. Ngoài ra, các biện pháp nghệ thuật cũng được sử dụng hết sức linh hoạt và nhuần nhuyễn.

     Bài thơ Đất nước của nhà thơ Nguyễn Đình Thi là một trong những bài thơ hay nhất về đề tài đất nước trong nền thơ ca Việt. Bài thơ đã khẳng định tên tuổi của Nguyễn Đình Thi, để ông xứng đáng góp mặt trong những nhà thơ xuất sắc nhất của văn đàn thơ của dân tộc ta.

Bài thơ “Đất nước” là tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Đình Thi, thể hiện rõ tâm tư và tình cảm của tác giả về quê hương, Tổ quốc. Trước hết, tác giả thể hiện cảm xúc dâng trào trước những đổi thay của mùa thu đất nước:

“Sáng mát trong như sáng năm xưa

Gió thổi mùa thu hương cốm mới”

Mở đầu bài thơ, tác giả đã gợi lên cho người đọc không khí mùa thu tươi đẹp của đất nước. Đó là một mùa thu đầy ánh sáng với hương cốm phảng phất, là một đặc trưng của thủ đô Hà Nội. Chỉ với vài nét chấm phá, cả không gian lẫn thời gian đều được khắc họa một cách rõ nét. Chính cái không khí ấy đã làm cho tác giả gợi nhớ đến mùa thu trước kia của đất nước. Đó là một mùa thu “chớm lạnh với gió heo may thổi đầy trên “phố dài”. Đó là hình ảnh người chiến sĩ dứt áo “ra đi đầu không ngoảnh lại”, quyết tâm chiến đấu vì hòa bình và hạnh phúc. Nếu thuở Lưu Trọng Lư, hình ảnh người ra đi đượm buồn thì ở đây, Nguyễn Đình Thi đã khắc họa lên hình ảnh những người chiến sĩ ra đi dứt khoát, vì lý tưởng cao đẹp.

“Tôi nhớ những ngày thu đã xa

Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội

Những phố dài xao xác hơi may

Người ra đi đầu không ngoảnh lại

Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.”

Ẩn sâu từng lời thơ là hình ảnh thủ đô Hà Nội 1000 năm văn hiến. Mùa thu Hà Nội hiện lên đẹp đẽ, đặc trưng, xen kẽ không gian man mác, đậm chất thơ là hình ảnh con người với những khát vọng rất đáng trân trọng.

Tiếp theo đó, tác giả lý từ quá khứ đến hiện tại. Mùa thu của đất nước đầy vui tươi, hòa ca cùng niềm chiến thắng, độc lập mà biết bao con người đã cùng nhau chiến đấu mới giành được. Mùa thu đi đã khác, con người đã có thể hiên ngang đứng “giữa núi đồi” để ngân để ngân vang bài ca chiến thắng. Tiếng “nói cười”, tiếng hát, như hòa cùng núi sông “xanh biếc”. Và mùa thu của hôm đi dường như đã khác mùa thu ngày hôm qua. Nói như mở ra tương lai của đất nước tươi đẹp, hứa hẹn những đột phá ở phía trước.

“Trời xanh đây là của chúng ta

Núi rừng đây là của chúng ta

Những cánh đồng thơm mát

Những ngả đường bát ngát

Những dòng sông đỏ nặng phù sa”

Với điệp từ “đây”, “chúng ta”, “những”,… Nguyễn đình Thi như đã khắc họa được lời ca tiếng hát của biết bao nhiêu con người trong ngày chiến thắng. Giờ đây, bầu trời, núi xanh, những cánh đồng, ngả đường hay là cả những con sông đều đã là của “chúng ta”. Đó như lời ngân vang tràn đầy hạnh phúc và tự hào của nhân dân bởi những nỗ lực và chiến đấu không ngừng đã giành được sự độc lập và hòa bình cho đất nước.  Chỉ với vài vần thơ, Nguyễn Đình Thi đã khắc họa được tâm thế và những xúc cảm của cả một thế hệ.

Sau những xúc cảm về mùa thu của đất nước, tác giả hồi tưởng lại quãng thời gian đất nước trong cuộc kháng chiến chống Pháp oanh liệt, hào hùng. Đó là đất nước với những con người bất khuất, dũng cảm, chiến đấu hết mình vì độc lập, tự do của dân tộc:

“Nước chúng ta

Nước những người chưa bao giờ khuất

Ðêm đêm rì rầm trong tiếng đất

Những buổi ngày xưa vọng nói về!”

Đất nước dường như có sức sống vô cùng bền bỉ. Đó là đất nước của những con người sống mãi với thời gian bởi họ đã dành cả tuổi thanh xuân của mình vì một lý tưởng chung. Đó là một truyền thống nghìn đời của dân tộc. Và sự hào hùng, bất khuất ấy dường như in sâu vào lớp trầm tích ngàn năm với những tiếng “rì rầm” “vọng nói về”, để rồi tiếp thêm sức mạnh cho ngày hôm nay.

Qua ngòi bút của Nguyễn Đình Thi, đất nước hiện lên đau thương nhưng cũng rất đỗi anh hùng:

“Ôi những cánh đồng quê chảy máu

Dây thép gai đâm nát trời chiều”

Những nỗi đau trong quá khứ, những mất mát mà cuộc chiến tranh mang lại có lẽ sẽ không bao giờ có thể quên được. Biết bao con người đã ngã xuống, biết bao cánh đồng xanh mướt một màu đỏ của máu, của khói lửa. Đến cả những con vật vô tri, “những gốc lúa bờ tre hồn hậu” “cũng bật lên những tiếng căm hờn” bởi tội ác dã man mà quân giặc tạo ra. Thế nhưng dù quân giặc của tàn ác đến đâu, dân tộc Việt Nam vẫn luôn luôn dũng cảm, lạc quan, sẵn sàng chiến đấu:

“Xiềng xích chúng bay không khóa được

Trời đầy chim và đất đầy hoa

Súng đạn chúng bay không bắn được

Lòng dân ta yêu nước thương nhà!”

Lời thơ như khẳng định dù có phải chịu biết bao nhiêu đè nén, tàn ác của thực dân thì đất nước Việt Nam vẫn luôn là mình, hồn hậu, tươi đẹp với “chim”, “hoa”. Và hơn cả là “lòng (…) yêu nước thương nhà” của nhân dân đoàn kết.

Vượt qua tất cả những điều tàn ác, ách đô hộ của kẻ thù, đất nước đã “đứng lên”, “bật lên” để rồi tạo nên kỳ tích mà bình và cho đến tận bây giờ, mỗi khi nhắc lại, bất cứ kẻ thù nào cũng đều phải run sợ:

“Súng nổ rung trời giận dữ

Người lên như nước vỡ bờ

Nước Việt Nam từ máu lửa

Rũ bùn đứng dậy sáng lòa”

Chỉ với bốn câu thơ lục ngôn, Nguyễn Đình Thi đã khép lại bài thơ bằng giọng điệu đanh thép, kiên cường, tự hào. Khẳng định rằng, mỗi khi đất nước lâm nguy, nhân dân Việt Nam sẽ đứng lên, “rũ bùn đứng dậy sáng lòa”. Đó là một sức mạnh cộng đồng rất đáng trân trọng của nhân dân. Và đó cũng là định nghĩa về đất nước rất thơ của Nguyễn đình Thi. Đó là một đất nước nhỏ bé, lam lũ, suốt chiều dài của lịch sử hết đế quốc này đến địa chỉ khác lăm le xâm lược, Thế nhưng vượt lên trên tất cả, đất nước ấy luôn đứng dậy, kiên cường, mạnh mẽ, viết nên những trang sử hào hùng của dân tộc.

Mẫu 4

Bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi Với giọng điệu đầy chất thơ, những hình ảnh quen thuộc đậm chất gợi hình, gợi tả, Nguyễn Đình Thi đã khắc họa quá khứ hào hùng của dân tộc và một niềm tin mãnh liệt vào tương lai tươi sáng của đất nước. Bài thơ “Đất nước” cùng với biết bao tác phẩm khác đã khắc họa nên một đất nước Việt Nam tươi đẹp, có bề dày lịch sử, văn hoá rất đáng trân trọng.

Nhà thơ Nguyễn Đình Thi có nhiều tác phẩm viết về quê hương. Trong đó có bài thơ “Việt Nam quê hương ta”:

“Việt Nam đất nước ta ơiMênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơnCánh cò bay lả rập rờnMây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều

Quê hương biết mấy thân yêuBao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đauMặt người vất vả in sâuGái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn”

Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát - một thể thơ truyền thống của dân tộc. Với ngôn từ giản dị, hình ảnh gần gũi khiến cho lời thơ đã in sâu vào tiềm thức mỗi người dân Việt Nam. Mở đầu, Nguyễn Đình Thi đã khắc họa một bức tranh thiên nhiên Việt Nam hài hòa. Cánh đồng lúa rộng mênh mông, những cánh cò trắng bay lả rập rờn và đỉnh núi Trường Sơn hùng vĩ.

Những câu thơ tiếp theo, nhà thơ nói về phẩm chất tốt đẹp của người dân Việt Nam. Mảnh đất nghèo khó đã nuôi lớn những bậc anh hùng. Mảnh đất đau thương chìm trong máu lửa chiến tranh nhưng vẫn kiên cường vùng lên đập tan quân thù:

“Đất nghèo nuôi những anh hùngChìm trong máu lửa lại vùng đứng lênĐạp quân thù xuống đất đenSúng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa"

Và rồi một đất nước Việt Nam xinh tươi, yên bình đã trở lại. Mảnh đất bốn mùa chan hòa, màu mỡ đã nuôi dưỡng cho ra những hoa thơm cỏ ngọt. Và con người Việt Nam luôn giữ gìn tấm lòng thủy chung, son sắc:

"Việt Nam đất nắng chan hoàHoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanhMắt đen cô gái long lanhYêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung”

Không chỉ vậy, mảnh đất Việt Nam cũng thật giàu truyền thống. Mỗi vùng đất lại gắn với một nghề truyền thống trăm vùng thì có trăm nghề khiến cho khách phương xa phải tìm đến xem:

“Đất trăm nghề của trăm vùngKhách phương xa tới lạ lùng tìm xemTay người như có phép tiênTrên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ”

Hình ảnh so sánh độc đáo “tay người như có phép tiên” đã cho thấy sự khéo léo, tài năng của con người Việt Nam. Câu thơ cuối gợi ra nghề truyền thống làm nón, với hình ảnh chiếc nón bài thơ độc đáo.

Có thể khẳng định rằng, Việt Nam quê hương ta đã giúp người đọc cảm nhận được về một đất nước Việt Nam thật đẹp đẽ, con người Việt Nam với phẩm chất đáng quý. Từ đó, mỗi người thêm cảm thấy tự hào về quê hương của mình.

Mẫu 5

Nguyễn Đình Thi là một nhà thơ nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Một trong số những tác phẩm của ông khi viết về quê hương, đất nước là bài thơ Việt Nam quê hương ta:

“Việt Nam đất nước ta ơiMênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơnCánh cò bay lả rập rờnMây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều

Quê hương biết mấy thân yêuBao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đauMặt người vất vả in sâuGái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn”

Những câu thơ trên đã đi vào tiềm thức mỗi người dân Việt Nam bộc lộ niềm tự hào về quê hương. Nhà thơ đã tinh tế vẽ nên một bức tranh hài hòa màu sắc, cảnh vật của làng quê Việt Nam. Những hình ảnh quen thuộc của làng quê xưa đã đi vào lời thơ. Hình ảnh cánh đồng lúa mênh mông, với những cánh cò trắng bay lả rập rờn cũng từng xuất hiện trong ca dao:

“Con cò bay lả bay laBay từ cửa phủ bay ra cánh đồng”

Cùng với đó là đỉnh núi Trường Sơn hùng vĩ hiện lên trong sương mờ. Cảnh thiên nhiên đất nước hiện lên với vẻ thanh bình. Và để có được điều đó, biết bao thế hệ đã phải chịu thật nhiều đau thương. Họ vất vả làm lụng ngày này tháng khác. Hình ảnh “áo nâu nhuộm bùn” đã cho thấy được sự tần tảo của những con người thật thà, chất phác nơi thôn quê.

Từ bức tranh làng quê, tác giả đã gợi lại quá khứ hào hùng của dân tộc Việt Nam:

“Đất nghèo nuôi những anh hùngChìm trong máu lửa lại vùng đứng lênĐạp quân thù xuống đất đenSúng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa

Việt Nam đất nắng chan hoàHoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanhMắt đen cô gái long lanhYêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung”

Con người Việt Nam phải chịu những đau thương, mất mát từ chiến tranh. Mảnh đất quê hương đã nuôi dưỡng những con người anh hùng dám quyết tử cho tổ quốc quyết sinh. Dù chìm trong máu lửa đau thương, nhưng dân tộc Việt Nam vẫn kiên cường đứng lên đấu tranh để giành lại độc lập, tự do cho đất nước. Không chỉ có vậy, con người Việt Nam trọn vẹn tình nghĩa thủy chung thật đáng ngưỡng mộ.

“Đất trăm nghề của trăm vùngKhách phương xa tới lạ lùng tìm xemTay người như có phép tiênTrên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ”

Ngoài phẩm chất tốt đẹp, con người Việt Nam cũng thật tài năng - “trăm nghề của trăm vùng”. Mỗi mảnh đất đều nổi tiếng với một nghề truyền thống được truyền từ đời ông cha để lại. Việt Nam quả là một đất nước giàu truyền thống. Hình ảnh so sánh “tay người như có phép tiên” cho thấy sự khéo léo, tài năng của con người. Câu thơ cuối gợi cho tôi cảm nhận về hình ảnh chiếc nón bài thơ vốn đã quen thuộc.

Như vậy, bài thơ đã gợi ra một đất nước Việt Nam luôn tươi đẹp, thơ mộng và tràn đầy sức sống. Con người Việt Nam tuy vất vả nhưng khéo léo, kiên cường và thủy chung.

Mẫu 6

Nhà thơ Nguyễn Đình Thi có rất nhiều tác phẩm hay viết về quê hương, đất nước. Một trong số đó là bài thơ “Việt Nam quê hương ta”:

“Việt Nam đất nước ta ơiMênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơnCánh cò bay lả rập rờnMây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều

Quê hương biết mấy thân yêuBao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đauMặt người vất vả in sâuGái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn”

Những câu thơ mở đầu bài thơ giúp hình dung về phong cảnh và con người Việt Nam. Với bốn câu thơ đầu tiên, tác giả đã khắc họa phong cảnh rộng lớn, hùng vĩ nhưng cũng rất nên thơ, trữ tình. Những hình ảnh tiêu biểu cho đất nước, con người Việt Nam được tác giả khắc họa như: “biển lúa, cánh cò, đỉnh Trường Sơn, áo nâu nhuộm bùn, đất nghèo, hoa thơm quả ngọt”. Cùng với đó là đức tính tốt đẹp của người Việt Nam - sự vất vả, cần cù nhưng vẫn giữ phẩm chất tốt đẹp. Đến bốn câu thơ sau, nhà thơ đã cho người đọc thấy được truyền thống đánh giặc bảo vệ đất nước. Từ bao đời nay, ...

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 10 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư