Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nêu ý nghĩa về việc cần thiết phải tôn trọng quan điểm người khác (10 mẫu)

Nêu ý nghĩa về việc cần thiết phải tôn trọng quan điểm người khác (10 mẫu)

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
26
0
0
Nguyễn Thanh Thảo
12/09/2024 14:59:08

Dàn ý Nghị luận xã hội về sự cần thiết phải tôn trọng quan điểm của người khác

1. Mở bài

Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: sự cần thiết phải tôn trọng quan điểm của người khác.

2. Thân bài

a. Giải thích

Quan điểm: cách nhìn nhận vấn đề của mỗi người, từ đó ảnh hưởng đến tư tưởng, hành động của người đó. Mỗi con người có một quan điểm, một suy nghĩ, một góc nhìn khác nhau, chính vì thế chúng ta cần tôn trọng quan điểm của người khác bởi: tôn trọng quan điểm của người khác là tôn trọng chính mình.

b. Thân bài

Người biết tôn trọng quan điểm của người khác là người biết lắng nghe những quan điểm, chia sẻ, góc nhìn của người khác một cách trân trọng và tỉ mỉ. Chúng ta có thể đồng ý hoặc không đồng ý với quan điểm của người khác nhưng không tìm cách vùi dập hoặc coi thường suy nghĩ của họ.

Từ những quan điểm, góc nhìn của người khác, chúng ta biết chọn lọc và rút ra ý nghĩa từ quan điểm đó làm bài học cho chính bản thân mình, việc rút ra bài học từ quan điểm của người khác giúp chúng ta có bài học và hoàn thiện bản thân mình hơn.

c. Chứng minh

Học sinh tự lấy dẫn chứng về những người biết lắng nghe, tiếp thu quan điểm của người khác để minh họa cho bài làm văn của mình.

d. Phản đề

Bên cạnh đó vẫn còn có nhiều người không biết tôn trọng quan điểm của người khác, luôn cho mình là nhất, quan điểm của mình là đúng và người khác là sai,… chúng ta không nên học theo những người này bởi đây là lối suy nghĩ chưa đúng đắn.

3. Kết bài

Khái quát lại tầm quan trọng của việc tôn trọng quan điểm của người khác đồng thời rút ra bài học, liên hệ đến bản thân mình.

Mẫu 1

Chúng ta ai cũng biết một vấn đề bất kì, mỗi người sẽ có cách nhìn nhận, cảm thụ và đánh giá hoàn toàn khác nhau. Chính vì vậy, chúng ta cần tôn trọng quan điểm của người khác cũng như của chính mình. Quan điểm là cách nhìn nhận vấn đề của mỗi người, từ đó ảnh hưởng đến tư tưởng, hành động của người đó. Mỗi con người có một quan điểm, một suy nghĩ, một góc nhìn khác nhau, chính vì thế chúng ta cần tôn trọng quan điểm của người khác. Do ảnh hưởng của môi trường sống, nhận thức mà mỗi người lại mang 1 quan điểm khác nhau và có những vấn đề không phải lúc nào cũng có thể phân định rạch ròi đúng hay sai. Việc tôn trọng, lắng nghe quan điểm, ý kiến của người khác chính là một kĩ năng cần thiết để có thể có được sự thuận lợi, tốt đẹp hơn trong công việc và cuộc sống. Những quan điểm khác nhau của con người tạo nên sự đa dạng, phong phú của cuộc sống, chúng ta không chỉ cần tôn trọng quan điểm của người khác mà cũng cần học tập những quan điểm mới lạ, hay ho của họ để làm cuộc sống của mình thêm ý nghĩa hơn. Lắng nghe quan điểm của người khác giúp chúng ta có cái nhìn rõ hơn về họ, hiểu họ và từ đó đánh giá được con người của họ một cách chính xác nhất có thể từ đó tránh được những hiểu lầm không đáng có và cuộc sống của con người cũng trở nên văn minh, đẹp đẽ hơn. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải phân biệt được “tôn trọng ý kiến của người khác” và “không có chính kiến bản thân” là hai điều hoàn toàn khác nhau. Trong xã hội vẫn còn có nhiều người không biết tôn trọng quan điểm của người khác, luôn cho mình là nhất, quan điểm của mình là đúng và người khác là sai,… Những người này cần thay đổi cách suy nghĩ tiêu cực của mình và cởi mở hơn trong cách tiếp nhận quan điểm của người khác. Những quan điểm khác nhau trong xã hội góp phần giúp con người hoàn thiện hơn, có góc nhìn đa chiều hơn đối với một vấn đề của cuộc sống. Hãy có chính kiến cho bản thân cũng như tiếp thu có chọn lọc những quan điểm của người khác để tiến bộ hơn từng ngày.

Mẫu 2

Mỗi người có một góc nhìn, một ý kiến, một quan điểm riêng trước cùng một vấn đề. Chính vì thế chúng ta không thể giữ khư khư quan điểm của mình là đúng và người khác là sai. Mỗi người có một ý kiến riêng và chúng ta cần phải tôn trọng góc nhìn của họ. Quan điểm chính là cách nhìn nhận vấn đề của mỗi người, từ đó ảnh hưởng đến tư tưởng, hành động của người đó. Mỗi con người có một quan điểm, một suy nghĩ, một góc nhìn khác nhau, chính vì thế chúng ta cần tôn trọng quan điểm của người khác bởi: tôn trọng quan điểm của người khác là tôn trọng chính mình. Người biết tôn trọng quan điểm của người khác là người biết lắng nghe những quan điểm, chia sẻ, góc nhìn của người khác một cách trân trọng và tỉ mỉ. Chúng ta có thể đồng ý hoặc không đồng ý với quan điểm của người khác nhưng không tìm cách vùi dập hoặc coi thường suy nghĩ của họ. Từ những quan điểm, góc nhìn của người khác, chúng ta biết chọn lọc và rút ra ý nghĩa từ quan điểm đó làm bài học cho chính bản thân mình, việc rút ra bài học từ quan điểm của người khác giúp chúng ta có bài học và hoàn thiện bản thân mình hơn. Bên cạnh đó vẫn còn có nhiều người không biết tôn trọng quan điểm của người khác, luôn cho mình là nhất, quan điểm của mình là đúng và người khác là sai,… chúng ta không nên học theo những người này bởi đây là lối suy nghĩ chưa đúng đắn. Mỗi người ngay từ khi còn trẻ hãy học cách lắng nghe, tiếp thu, tôn trọng ý kiến, quan điểm của người khác, biết cách học hỏi, tư duy đa chiều theo nhiều góc nhìn khác nhau để có thêm nhiều bài học quý giá hơn. Chúng ta chỉ được sống có một lần, hãy cố gắng hoàn thiện bản thân để trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình.

Mẫu 3

Cuộc sống này vô cùng phong phú, đa hình vạn trạng. Mỗi chúng ta là một cá thể trong cuộc sống ấy lại có những quan điểm khác nhau và chúng ta cần tôn trọng quan điểm của người khác. Mỗi con người có một quan điểm, một suy nghĩ, một góc nhìn khác nhau về cuộc sống, chỉ khi chúng ta tôn trọng quan điểm của người khác, chúng ta mới nhận lại được sự tôn trọng của họ dành cho mình. Những quan điểm khác nhau của con người tạo nên sự đa dạng, phong phú của cuộc sống, chúng ta không chỉ cần tôn trọng quan điểm của người khác mà cũng cần học tập những quan điểm mới lạ, hay ho của họ để làm cuộc sống của mình thêm ý nghĩa hơn. Người biết tôn trọng quan điểm của người khác là người biết lắng nghe những quan điểm, chia sẻ, góc nhìn của người khác một cách trân trọng và tỉ mỉ. Họ có thể đồng ý hoặc không đồng ý với quan điểm của người khác nhưng không tìm cách vùi dập hoặc coi thường suy nghĩ của họ. Ngoài ra, người biết tôn trọng quan điểm của người khác cũng là người tiếp thu có chọn lọc và rút ra ý nghĩa từ quan điểm của người khác làm bài học cho chính bản thân mình. Lắng nghe quan điểm của người khác giúp chúng ta có cái nhìn rõ hơn về họ, hiểu họ và từ đó đánh giá được con người của họ một cách chính xác nhất có thể từ đó tránh được những hiểu lầm không đáng có và cuộc sống của con người cũng trở nên văn minh, đẹp đẽ hơn. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện nay vẫn còn có nhiều người không biết tôn trọng quan điểm của người khác, luôn cho mình là nhất, quan điểm của mình là đúng và người khác là sai,… những người này đáng bị chỉ trích và cần thay đổi hành động, cách suy nghĩ một chiều này của mình. Chúng ta hãy sống với một cách nhìn khách quan nhất đối với vạn vật xung quanh, cuộc sống có rất nhiều điều tươi đẹp nếu chúng ta biết tiếp thu những điều thú vị từ người khác.

Mẫu 4

Trong cuộc sống, mỗi con người có một tính cách, một cá tính khác nhau. Tất cả làm nên một thế giới nhiều màu sắc vô cùng phong phú, đa dạng. Từ việc mỗi người một phong cách dẫn đến quan điểm của chúng ta cũng có sự khác biệt, chính vì thế, chúng ta cần phải tôn trọng quan điểm của người khác.

Quan điểm là những tư duy, suy nghĩ của con người dẫn đến hành động bộc lộ ra bên ngoài. Việc chúng ta tôn trọng quan điểm của người khác cũng là tôn trọng chính bản thân mình. Người biết tôn trọng quan điểm của người khác là người biết lắng nghe những quan điểm, chia sẻ, góc nhìn của người khác một cách trân trọng và tỉ mỉ. Chúng ta có thể đồng ý hoặc không đồng ý với quan điểm của người khác nhưng không tìm cách vùi dập hoặc coi thường suy nghĩ của họ. Bên cạnh việc lắng nghe, tôn trọng quan điểm của người khác, chúng ta cũng nên biết chọn lọc và rút ra ý nghĩa từ quan điểm của họ làm bài học cho chính bản thân mình.

Việc tôn trọng ý kiến, quan điểm của người khác cũng mang lại cho chúng ta nhiều ý nghĩa, lợi ích quan trọng. Khi lắng nghe quan điểm của người khác giúp chúng ta có cái nhìn rõ hơn về họ, hiểu họ và từ đó đánh giá được con người của họ và khi tôn trọng quan điểm của người khác, chúng ta sẽ được họ tôn trọng lại. Việc rút ra bài học từ quan điểm của người khác giúp chúng ta có bài học và hoàn thiện bản thân mình hơn.

Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người không biết tôn trọng quan điểm của người khác, luôn cho mình là nhất, quan điểm của mình là đúng và người khác là sai. Lại có những người khi không đồng tình với quan điểm của người khác thì tìm cách vùi dập, hạ bệ họ… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án, chỉ trích.

Mỗi con người chỉ được sống một lần duy nhất, hãy sống và trở thành con người có ích, tôn trọng người khác và tôn trọng chính bản thân mình để góp phần khiến cho cuộc sống này ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.

Mẫu 5

Được sinh ra và lớn lên, chúng ta ai cũng mang trong mình một cái “tôi” cao ngất ngưởng, một cái tôi vừa phải sẽ giúp bạn biết bảo vệ bản thân, có chính kiến trong mọi việc. Tuy nhiên, nếu cái “tôi” đó vượt quá mức cho phép, bạn sẽ trở thành một con người, dễ bị đụng chạm đến lòng tự ái, đặc biệt sẽ trở nên bảo thủ, luôn coi mình là đúng, mọi cái nhìn và quan điểm của bản thân mới là chính xác nhất, còn lại những người khác đều là sai. Đó là một nhận định vô cùng nguy hiểm, để có thể phát triển và duy trì những mối quan hệ xung quanh bạn, sự tôn trọng quan điểm của người khác là vô cùng cần thiết.

Vậy như nào là quan điểm? Quan điểm là góc nhìn, lí lẽ, suy nghĩ của một người về một vấn đề, sự việc nào đó, và tất nhiên, thế giới 8 tỉ người này không thể chỉ có chung 1 suy nghĩ. Do ảnh hưởng của môi trường sống, nhận thức mà mỗi người lại mang 1 quan điểm khác nhau và có những vấn đề không phải lúc nào cũng có thể phân định rạch ròi đúng hay sai.

Ví dụ như chúng ta có cùng 1 con số, nhưng người đứng phía dưới thì nói đó là số 6, người đứng phía ngược lại thì nói là số 9. Theo bạn, ai là người đúng? ai là người sai? Tất nhiên là không có ai sai ở đây cả, chỉ là do góc nhìn nhận của họ khác nhau.

Nếu chúng ta luôn cho rằng mình đúng, người khác mới nói xong vấn đề bạn đã ngay lập tức phản đối, nói rằng người ta sai, thì dần dần, những người đó sẽ không bao giờ muốn nói ra quan điểm của họ với bạn nữa, bạn sẽ bị người ta ghét bỏ và xa lánh. Ngược lại, nếu bạn biết lắng nghe và tôn trọng quan điểm của họ, bạn sẽ được yêu quý và tôn trọng. Rõ ràng, biết cách tôn trọng ý kiến của người khác trong cuộc sống là rất quan trọng.

Tuy nhiên, bạn phải phân biệt được “tôn trọng ý kiến của người khác” và “không có chính kiến bản thân” là 2 điều hoàn toàn khác nhau. Tôn trọng nghĩa là bạn sẽ nhẹ nhành trình bày, đóng góp ý kiến cá nhân sau khi lắng nghe họ, để cả 2 đi đến 1 quyết định sáng suốt nhất. Còn nếu người đó nói chữ B là A, bạn cũng bảo đó là A mặc dù sai rành rành, thì bạn đã trở thành 1 con người không có chính kiến, không có tiếng nói. Và tất nhiên, người thiệt thòi vẫn sẽ là bạn.

Vậy nên, hãy học cách chia sẻ quan điểm cá nhân trong hòa nhã, biết cách tôn trọng và lắng nghe quan điểm, ý kiến của người khác, bạn sẽ có một cuộc sống vui vẻ và thoải mái với tất cả mọi người xung quanh.

Mẫu 6

Cuộc sống của chúng ta có vô vàn sắc màu, mà mỗi sắc màu sẽ làm cuộc sống thêm tươi đẹp hơn. Trong đó sự tôn trọng ý kiến, quan điểm của người khác là vô cùng quan trọng. Trước tiên, tôn trọng chính là chúng ta đánh giá cao, và không có lời lẽ, hành động không vi phạm hay xúc phạm đến người khác. Còn quan điểm của mỗi người dựa vào suy nghĩ, cách đánh giá sự vật, sự việc của mỗi người. Nên sẽ không ai giống ai về quan điểm cả. Chúng ta có suy nghĩ cùng với cách đánh giá, các hệ giá trị của bản thân cũng rất khác nhau. Tôn trọng quan điểm của người cũng như tôn trọng người đó và đồng thời tôn trọng sự khác biệt của mỗi người. Đưa ra một vấn đề sự dụng điện thoại có người phê phán xã hội là một “thế hệ cúi đầu”, nhưng cũng có người cho rằng chiếc điện thoại di động là một bước đột phá, mang lại nhiều lợi ích cho con người. Mỗi quan điểm lại có một ý đúng và sai, ta phủ nhận hay khẳng định ý kiến nào. Hay chỉ trọng một cuộc tranh luận mà chúng ta tôn trọng quan điểm của người khác giúp cho họ tự tin vào bản thân mình hơn, lạc quan hơn vào cuộc sống. Hãy là người thông minh khi biết tiếp thu những quan điểm tốt và loại bỏ những điểm xấu để cần ngày hoàn thiện bản thân hơn. Và tôn trọng quan điểm của người khác sẽ tạo ra một môi trường sống lành mạnh, tích cực, văn minh, thúc đẩy sự phát triển của mỗi cá nhân. Xây dựng một xã hội văn minh thì nên biết tôn trọng quan điểm của người khác.

Mẫu 7

Trong cuộc sống, việc có thái độ tôn trọng ý kiến của người khác là một thái độ sống mà ai cũng cần có. Thật vậy, trong mối quan hệ giữa người với người, việc tôn trọng ý kiến của người khác là việc sẽ giúp ích cho cuộc sống của chúng ta rất nhiều. Thái độ tôn trọng ý kiến của người khác được thể hiện bằng việc chúng ta lắng nghe cẩn trọng và không hạ thấp hay phản bác không có tính chất xây dựng với ý kiến đó. Đầu tiên, việc tôn trọng ý kiến của người khác thì sẽ góp phần đưa ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề chung đang mắc phải. Đối diện trước một vấn đề, có muôn vàn những ý kiến khác nhau, việc tôn trọng ý kiến của người khác thay vì phản biện gay gắt hay hạ thấp ý kiến thì việc tôn trọng sẽ góp phần đưa ra những giải pháp khác nhau cho vấn đề đó. Thứ hai, việc tôn trọng ý kiến của người khác sẽ giữ gìn mối quan hệ giữa bạn và người đó được tốt đẹp. Người đối diện sẽ cảm giác được tôn trọng thì họ sẽ tôn trọng lại chúng ta. Cứ như vậy, mối quan hệ sẽ trở nên tốt đẹp hơn. Cuối cùng, việc lắng nghe và tôn trọng những ý kiến xung quanh chính là một kĩ năng quan trọng trong công việc. Khi làm việc, mỗi cá nhân không thể nào tách rời bản thân ra khỏi tập thể nên việc lắng nghe ý kiến của người khác, từ đó đưa ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề chung. Tóm lại, việc tôn trọng, lắng nghe quan điểm, ý kiến của người khác chính là một kĩ năng cần thiết để có thể có được sự thuận lợi, tốt đẹp hơn trong công việc và cuộc sống.

Mẫu 8

Tôn trọng sự khác biệt là văn hóa ứng xử tối thiểu cần phải có của một người sống trong xã hội này. Tôn trọng sự khác biệt cũng chính là sức mạnh của trí tuệ. Vì tâm đắc với điều này mà tôi khá nể nhạc sỹ Quốc Trung khi mới đây, bình về phát ngôn gây sốc của Thanh Lam, Quốc Trung điềm đạm: "Với một cá nhân có thực tài và bản lĩnh luôn bình thản và đón nhận những ý kiến đánh giá khác nhau…”, và "Thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay cần được rèn luyện về bản lĩnh và văn hóa ứng xử với những lời khen chê”.

Một nghệ sĩ cũng như một người trọng văn hóa ứng xử, hơn bất kỳ ai phải hiểu rõ điều đó. Nhìn sự việc một cách tích cực, hành động và phát ngôn của nhạc sỹ này cho thấy sự liêm chính trong học thuật vẫn được tôn trọng. So sánh trường hợp Quốc Trung với những trường hợp "bình luận, ném đá cho hả” cho thấy rõ hơn sự khác biệt mang tính văn hóa trong việc ứng xử với những bất đồng ý kiến…

Tôn trọng sự khác biệt bởi vậy, là biểu hiện của khoa học, văn hóa, lòng nhân ái và tính nhân đạo. Nhưng vì sự khác biệt chỉ là tính chất, không phải mục đích cho nên tôn trọng sự khác biệt đơn thuần chỉ là tôn trọng tính chất đa dạng, mà mục đích cuối cùng đều dành cho sự phát triển đi lên, hướng tới "chân lý, hoàn thiện và hoàn mỹ”.

Nhiều người trên khắp nước từng phê phán và muốn phải "trừng phạt” hai ca sỹ trẻ "đào ngũ” do không tham gia chương trình biểu diễn ở Lào mới đây. Họ lí giải rằng những người mang danh xưng nghệ sỹ lớn, giảng viên đại học mà bất chấp nhiệm vụ để chạy sô thì đó là một vết nhơ của nền nghệ thuật, và họ sẽ không còn uy tín để giảng dạy được. Mặc dù vậy, hai nghệ sỹ lại nhận được sự đồng cảm của nhiều đồng nghiệp. Họ đã xin lỗi mọi người về những "sai sót” không thể tha thứ đó. Có thể nói quyết định xin lỗi đó lại là một dấu hiệu tích cực cho nghệ thuật. "Khác biệt tiêu cực” ở họ đã được chính họ điều chỉnh tích cực.

Vậy là, điều quan trọng để thành công trong cuộc sống không hẳn là tài năng hay kinh nghiệm, mà chính là thái độ. Thái độ đúng ở đây là thái độ cầu thị và thái độ khiêm tốn. Người lớn có đức tính này sẽ truyền được được cho thế hệ con cháu, nhưng quan trọng hơn, họ biết tôn trọng sự khác biệt của chính con em mình, để có thể làm người bạn lớn của chúng. Đó là mối quan hệ vô giá.

Ngay từ nhỏ, nhiều trẻ đã bộc lộ những khác biệt về văn hóa so với cha mẹ. Các bậc phụ huynh sống và làm việc trong những cơ quan khác nhau, có những người bạn khác nhau và họ ít khi nghĩ rằng chính thái độ tôn trọng người khác ở họ lại có ảnh hưởng đến các con nhiều như vậy. Những hành động độ lượng và tôn trọng người khác của cha mẹ trong cuộc sống hàng ngày chính là một thông điệp hoàn hảo giúp con cái học được cách tôn trọng và đánh giá cao những khác biệt giữa mỗi người.

Tôi hiểu rằng khuyên mình sống và ứng xử thế nào cho có văn hóa vốn không dễ. Diễn đàn này cần có sự vào cuộc của các nhà văn hóa, nhà văn hay giáo sư nổi tiếng. Nhưng nền giáo dục của chúng ta cũng cần bổ sung môn "văn hóa ứng xử” cho trẻ em để phù hợp với thời đại mới.

Một gia đình, một cá nhân có thể may mắn giàu có lên trong một năm hay dăm ba năm gì đó. Nhưng để biết cư xử có văn hóa, cần gấp nhiều nhiều lần thời gian như thế, với sự tu luyện, học hỏi, quan sát không ngừng. Tôn trọng sự khác biệt của mình, chắc chắn sẽ hạn chế làm người khác tổn thương chỉ vì những định kiến và nông nổi.

Mẫu 9

Trong cuộc sống, chúng ta sẽ trải qua biết bao nhiêu cuộc tranh luận và hiển nhiên cũng sẽ xuất hiện rất nhiều quan điểm khác nhau nên việc tôn trọng quan điểm người khác là vô cùng cần thiết. Thực tế, không phải lúc nào quan điểm của họ và ta đều đúng nhưng việc tôn trọng quan điểm người khác sẽ giúp chúng ta được họ tôn trọng lại những quan điểm của mình và đó cũng là cơ sở để họ yêu quý và tôn trọng ta hơn. Nếu chúng ta thiếu tôn trọng quan điểm người khác và ta thử đặt mình vào vai trò của họ thử xem, chúng ta sẽ thấy như thế nào? Chính vì vậy, việc tôn trọng quan điểm người khác cũng chính là tôn trọng quan điểm của chính bản thân mình. Đây là vấn đề rất quan trọng và thiết thực.

Mẫu 10

Mỗi con người có một quan điểm, một suy nghĩ, một góc nhìn khác nhau, tôn trọng quan điểm của người khác là tôn trọng chính mình.

 Biểu hiện của người tôn trọng quan điểm của người khác:

Lắng nghe những quan điểm, chia sẻ, góc nhìn của người khác một cách trân trọng và tỉ mỉ.

Có thể đồng ý hoặc không đồng ý với quan điểm của người khác nhưng không tìm cách vùi dập hoặc coi thường suy nghĩ của họ.

Biết chọn lọc và rút ra ý nghĩa từ quan điểm của người khác làm bài học cho chính bản thân mình.

Khi lắng nghe quan điểm của người khác giúp chúng ta có cái nhìn rõ hơn về họ, hiểu họ và từ đó đánh giá được con người của họ.

Khi tôn trọng quan điểm của người khác, chúng ta sẽ được họ tôn trọng lại.

Việc rú ra bài học từ quan điểm của người khác giúp chúng ta có bài học và hoàn thiện bản thân mình hơn.

Trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người không biết tôn trọng quan điểm của người khác, luôn cho mình là nhất, quan điểm của mình là đúng và người khác là sai,… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án, chỉ trích.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×