LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Bài tập 7. Đọc hai đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi: Đoạn trích 1: Tôi không mê những nhà thơ thần đồng. Tôi ưa những nhà thơ một nắng hai sương, lầm lũi, lực điền trên cánh đồng giấy, đổi bát mồ hôi lấy từng hạt chữ. Chúng ta cần học những nhà thơ như Lý Bạch, Xa-a-đi (Saadi), Gớt (Goethe), Ta-go (Tagore), ở vào buổi chiều tóc bạc vẫn thu hoạch những mùa thơ dậy thì. Cái trẻ, cái già của nhà thơ quyết định không phải đo ở tuổi trời, mà ở nội lực của chữ. Pi-cát-xô (Picasso) có nói ...

Bài tập 7. Đọc hai đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

Đoạn trích 1:

Tôi không mê những nhà thơ thần đồng. Tôi ưa những nhà thơ một nắng hai sương, lầm lũi, lực điền trên cánh đồng giấy, đổi bát mồ hôi lấy từng hạt chữ.

Chúng ta cần học những nhà thơ như Lý Bạch, Xa-a-đi (Saadi), Gớt (Goethe), Ta-go (Tagore), ở vào buổi chiều tóc bạc vẫn thu hoạch những mùa thơ dậy thì.

Cái trẻ, cái già của nhà thơ quyết định không phải đo ở tuổi trời, mà ở nội lực của chữ.

Pi-cát-xô (Picasso) có nói một câu khá thâm thuý: “Người ta cần rất nhiều thời gian để trở nên trẻ”.

Có lẽ vì vậy mà tôi rất ủng hộ lời phát biểu của một nhà thơ Pháp, gốc Do Thái Ét-mông Gia-bét (Edmond Jabès): “Chữ bầu lên nhà thơ”.

Gia-bét muốn nói rằng không có chức nhà thơ suốt đời. Mỗi lần làm một bài thơ, nhà thơ lại phải ứng cử trong một cuộc bầu khắc nghiệt của cử tri chữ.

Tôi không nhớ Gít-đơ (Gide) hay Pét-xoa (Pessoa) – nhà thơ lớn Bồ Đào Nha – đã có một nhận xét khá nghiêm khắc về Vich-to Huy-gô (Victor Hugo):

“Vich-to nhiều lần tưởng mình là Huy-gô”.

Như thế có nghĩa mặc dầu là một thiên tài đồ sộ đã không ít lần Huy-gô không được tái cử vào cương vị nhà thơ qua cuộc bỏ phiếu của chữ.

(Lê Đạt, Chữ bầu lên nhà thơ, in trong SGK Ngữ văn 10, tập một,

NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2022, tr. 83 – 84)

Đoạn trích 2: Từ “Chữ và tiếng trong thơ phải còn có một giá trị khác, ngoài giá trị ý niệm” đến “những khoảng im lặng cũng là nơi trú ngụ kín đáo của sự xúc động.” trong văn bản Mấy ý nghĩ về thơ của Nguyễn Đình Thi (SGK Ngữ văn 12, tập một, tr. 74-75).

Câu 1 trang 17 SBT Ngữ Văn lớp 12 Tập 1. Ý chính của từng đoạn trích là gì? Chỉ ra điểm gặp gỡ về quan niệm của hai tác giả.

1 trả lời
Hỏi chi tiết
10
0
0
Phạm Văn Bắc
13/09 07:31:34

- Ý chính của đoạn trích 1: Làm thơ là lao động sáng tạo chữ một cách nhọc nhằn, khổ hạnh; danh xưng “nhà thơ chỉ xứng đáng với những ai thực sự sáng tạo trên từng con chữ.

- Ý chính của đoạn trích 2: Giá trị của chữ trong thơ thể hiện sức gợi lớn; các là con chữ trong lời thơ cùng tạo ra sự cộng hưởng bất ngờ, kì diệu. Chính nhịp điệu th bên trong (nhịp điệu của “hình ảnh”, “tình ý”, “tâm hồn”) là yếu tố quyết định đổi ở với việc tạo nên sự cộng hưởng kì diệu đó của thơ.

Nhìn thấy khả năng biểu đạt lớn lao của chữ (cũng là ngôn ngữ mang tính đặc thù của thơ); yêu cầu cao của sự sáng tạo chữ – đó chính là điểm gặp gỡ về tư tưởng giữa Lê Đạt và Nguyễn Đình Thi (qua hai đoạn trích).

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 12 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư