(Câu hỏi 5, SGK) Lời bàn của tác giả ở cuối truyện có tác dụng gì trong việc chuyển tải thông điệp của văn bản?
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Lời bàn của tác giả ở cuối truyện có tác dụng gia tăng giá trị hiện thực của tác phẩm: tố cáo bọn tham quan lại ngược đã gây ra biết bao đau khổ, phiền nhiễu cho người dân. Tác giả thể hiện thái độ phê phán vua chúa, quan lại (“Từ đó, qua bọn tham quan lại ngược, dân phải bán vợ đợ con không dứt. Cho nên, nửa bước của bậc thiên tử cũng quan hệ đến dân, không thể coi nhẹ được.”); giễu cợt, châm biếm sâu sắc (“Còn ơn trời đền đáp sao mà dài lâu hậu hĩ vậy, khiến cho quan tỉnh, quan huyện đều được hưởng ân huệ và phúc ấm của dế.”) khi đưa địa vị của “dế chọi” lên ngang hàng “tổ tiên” của bọn quan tham lại nhũng. Phúc ấm (nguyên văn là ân ấm): chỉ công danh, chức tước triều đình ban cho con cháu do cha ông lập được nhiều công tích. Phúc ấm của dế tức là dế giống như ông cha của các quan.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |