Phân tích, đánh giá nội dung và hình thức một trong các tác phẩm văn xuôi đã học trong Ngữ văn 10, tập hai. (10 mẫu)
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Mẫu 1
Một mùa thu đầy lãng mạn và trữ tình đã trở thành đề tài quen thuộc trong những trang thi ca. Hữu Thỉnh – một cây bút trưởng thành từ quân đội, với những lời thơ nhẹ nhàng, sâu lắng đã mang đến cho độc giả bao cảm xúc bâng khuâng, vấn vương trước đất trời. Bằng sự sáng tạo, tâm hồn nhạy cảm trước sự vật, sự tinh tế trong cách sử dụng từ ngữ, tác giả đã vẽ nên một bức tranh Sang thu thật quen thuộc và cũng thật mới lạ.
Sang thu với chủ đề về thiên nhiên mùa thu kết hợp cùng cảm hứng chủ đạo là những cảm xúc, những rung động tâm hồn trước cảnh vật thiên nhiên trong những ngày hạ mạt thô sơ giữa thời khói lửa. Bên cạnh đó, là những nét độc đáo trong nghệ thuật, cách sử dụng từ ngữ sáng tạo, hình ảnh ẩn dụ, nhân hóa để làm nổi bật lên chủ thể trữ tình được nói đến trong bài – mùa thu.
Nếu Xuân Diệu lấy sắc “mơ phai” của lá để báo hiệu thu tới thì Hữu Thỉnh cảm nhận qua “hương ổi”, một mùi hương quen thuộc với miền quê Việt Nam: Bỗng nhận ra hương ổi/ Phả vào trong gió se. Động từ mạnh “phả” mang nghĩa bốc mạnh, tỏa ra thành luồng. Người nghệ sĩ ấy không tả mà chỉ gợi liên tưởng cho người đọc về màu vàng ươm, hương thơm nồng nàn của “hương ổi” tỏa ra những cuối hạ, đầu thu đang phả vào trong “gió se”.
Dấu hiệu tiếp theo là hình ảnh sương thu khi Sương chùng chình qua ngõ/ Hình như thu đã về. Sương thu đã được nhân hóa qua từ láy tượng hình “chùng chình” diễn tả những bước đi rất thơ, rất chầm chậm để mang mùa thu đến với nước nhà. Chữ “se” hiệp vần với “về” tạo nên những nhịp thơ nhẹ nhàng, thơ mộng, gợi cảm như chính cảm giác mà mùa thu mang đến vậy. Khổ thơ đầu được Hữu Thỉnh cảm nhận ở đa giác quan, thể hiện một cách sáng tạo những đặc trưng, dấu hiệu thu đến nơi quê nhà thanh bình.
Không gian nghệ thuật của bức tranh “Sang thu'" được mở rộng, ở chiều cao, độ rộng của bầu trời với cánh chim bay và đám mây trôi, ở chiều dài của dòng sông qua khổ thơ thứ hai:
Sóng được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây màu hạ
Vắt nửa mình sang thu
Nước sông màu thu trên miền đất Bắc trong xanh, êm đềm, tràn đầy nên mới “dềnh dàng”, nhẹ trôi mãi như đang cố tình chảy chậm lại để được cảm nhận rõ nhất những nét đẹp của thiên nhiên tiết trời khi vào thu. Đối lập với sự “dềnh dàng” ấy là sự “vội vã” của những đàn chim đang bay về phương Nam tránh rét. Những đàn chim ấy khiến ta liên tưởng đến đàn ngỗng trời mà thi sĩ Nguyễn Khuyến đã nhắc đến trong Thu vịnh: Một tiếng trên không ngỗng nước nào? Dòng sông, cánh chim, đám mây mùa thu đều được nhân hóa. Tác giả sử dụng động từ “vắt” để miêu tả cho mây. Đám mây như được đặt ngang trên bầu trời, buông thõng xuống, gợi sự tinh nghịch, dí dỏm, chủ động. Bốn câu thơ đã khắc họa những biến chuyển tinh tế của cảnh vật từ mùa hè sang mùa thu. Mỗi cảnh vật lại có một đặc trưng riêng nhưng tất cả đã làm cho bức tranh mùa thu thêm thi vị hơn.
Những dư âm của mùa hạ vẫn còn: đó là ánh nắng, là những cơn mưa, là tiếng sấm giòn. Tuy nhiên, tất cả đã trở nên dịu dàng hơn, hiền hòa hơn, không còn bất ngờ và gắt gỏng nữa. Đồng thời, những suy ngẫm của tác giả về cuộc đời cũng được gửi gắm qua những câu từ nhẹ nhàng ấy.
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
Nắng, mưa, sấm, những hiện tượng của thiên nhiên trong thời điểm giao mùa: mùa hạ - mùa thu được Hữu Thỉnh cảm nhận một cách tinh tế. Các từ ngữ “vẫn còn, đã vơi dần, bớt bất ngờ” gợi tả rất hay thời lượng và sự hiện hữu của sự vật, của thiên nhiên như nắng thu, mưa thu, tiếng sấm buổi đầu thu. Mùa hạ như còn níu giữ. Nắng, mưa, sấm mùa hạ như còn vương vấn hàng cây và đất trời. Nhìn cảnh vật sang thu buổi giao mùa, từ ngoại cảnh ấy mà nhà thơ suy ngẫm về cuộc đời. “Sấm" và “hàng cây đứng tuổi" là những ẩn dụ tạo nên tính hàm nghĩa của bài " Sang thu”. Nắng, mưa, sấm là những biến động của thiên nhiên, còn mang ý nghĩa tượng trưng cho những thay đổi, biến đổi, những khó khăn thử thách trong cuộc đời. Hình ảnh ‘‘hàng cây đứng tuổi'' là một ẩn dụ nói về lớp người đã từng trải, được tôi luyện trong nhiều gian khổ, khó khăn.
Sang thu Là một bài thơ hay của Hữu Thỉnh. Bao cảm xúc dâng đầy trong những vần thơ đẹp, hữu tình, nên thơ. Nhà thơ không sử dụng bút màu vẽ nên những cảnh thu, sắc thu rực rỡ. Chỉ là một số nét chấm phá, tả ít mà gợi nhiều nhưng tác giả đã làm hiện lên cái hồn thu thanh nhẹ, trong sáng, êm đềm, mênh mang... đầy thi vị.
Mẫu 2
Chào thầy/ cô và các bạn. Mình là A, hôm nay mình sẽ thuyết trình về vấn đề giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật trong truyện ngắn Chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân. Cả lớp mình cùng lắng nghe nhé!
Tử tù Huấn Cao là người cầm đầu cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình. Trước khi chịu án chém, ông bị đưa đến giam tại một nhà tù. Biết trong danh sách có ông Huấn Cao, người nổi tiếng viết chữ đẹp, viên quản ngục đã cho người quét dọn phòng giam nơi Huấn Cao và những người tử tù sẽ ở. Trong những ngày Huấn Cao ở tù, viên quản ngục đã biệt đãi ông và những người đồng chí của ông. Sở nguyện của viên quản ngục là xin được chữ viết của Huấn Cao. Lúc đầu, Huấn Cao tỏ ý khinh miệt, nhưng khi hiểu được tấm lòng viên quản ngục, ông quyết định cho chữ vào cái đêm trước khi bị xử chém. Trong đêm đó, ông Huấn Cao tay viết như rồng bay phượng múa trên tấm lụa bạch còn viên quán ngục và thầy thơ lại thì khúm núm đứng bên cạnh. Sau khi cho chữ, Huấn Cao khuyên viên quản ngục về quê để giữ cho "thiên lương" trong sáng. Viên quản ngục nghe lời khuyên của ông một cách kính cẩn "Kẻ mê muội này xin bái lĩnh".
Chữ người tử tù là truyện ngắn đặc sắc kết tinh được tài năng và tầm vóc tư tưởng của nhà văn của Nguyễn Tuân. Thành công của tác phẩm không chỉ ở việc nhà văn đã xây dựng thành công tình huống truyện độc đáo mà còn bởi những nét đặc sắc về nội dung cũng như nghệ thuật.
Đầu tiên là nghệ thuật xây dựng tình huống truyện độc đáo. Huấn Cao - một tử tù và viên quản ngục tình cờ gặp nhau và trở thành tri âm tri kỉ trong một hoàn cảnh đặc biệt: nhà lao nơi quản ngục làm việc. Tình huống độc đáo này đã làm nổi bật vẻ đẹp hình tượng Huấn Cao, làm sáng tỏ tấm lòng biệt nhỡn liên tài của quản ngục đồng thời thể hiện sâu sắc chủ đề tác phẩm: ca ngợi cái đẹp, cái thiện có thể chiến thắng cái xấu cái ác ngay ở nơi bóng tối bao trùm, nơi cái ác ngự trị.
Có thể nói, trong truyện ngắn này, nhà văn Nguyễn Tuân đã rất sáng tạo, không kém phần kì công khi xây dựng thành công khung cảnh cho chữ. Đó là cảnh xưa nay chưa từng thấy, cảnh cho chữ diễn ra trong chính ngục thất, nơi Huấn Cao bị giam giữ nhưng được miêu tả hết sức thiêng liêng, cổ kính làm cho cảnh cho chữ tạo ấn tượng sâu sắc hơn cả. Đoạn văn miêu tả cảnh cho chữ đã thể hiện được tài năng bậc thầy của Nguyễn Tuân không chỉ trong việc xây dựng tình huống mà còn ở việc lựa chọn, sử dụng ngôn ngữ điêu luyện, bút pháp đối lập trong tạo dựng cảnh. Thủ pháp đối lập cùng ngôn ngữ tinh tế đã làm cho cảnh cho chữ hiện lên đầy đủ với vẻ đẹp trang trọng, uy nghi, rực rỡ.
Cuối cùng là nghệ thuật xây dựng nhân vật. Chữ người tử tù xoay quanh hai nhân vật chính là Huấn Cao và viên quản ngục, tuy không miêu tả quá nhiều nhưng nhà văn lại chọn lọc được những khoảnh khắc đắt giá, khi nhân vật bộc lộ được những phẩm chất, vẻ đẹp đặc biệt. Huấn Cao được miêu tả với những nét tính cách ấn tượng, đó là người anh hùng ngang tàng, kiêu bạc có tài năng hơn người nhưng cũng là người nghệ sĩ có tâm trong sáng. Viên quản ngục là đại diện của triều đình phong kiến nhưng ở ông lại có biệt nhỡn liên tài, có thiên lương trong sáng, đáng quý có thể lay động lòng người.
Qua Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân không chỉ tái hiện một câu chuyện đặc sắc mà còn thể hiện được thái độ trân trọng đối với người tài, cái tài, đồng thời thể hiện quan niệm và tư duy nghệ thuật đầy sâu sắc: cái tài phải gắn liền với cái tâm, cái đẹp phải đi đôi với cái thiện và thiên lương cao quý.
Bài nói của mình đến đây là kết thúc. Cảm ơn thầy/ cô và các bạn đã chú ý lắng nghe và mình rất mong sẽ nhận được lời góp ý, nhận xét của cả lớp để bài nói được hoàn thiện hơn.
Mẫu 3
Đoạn mở đầu trong bài Đại cáo bình Ngô với em được coi là đoạn tiêu biểu nhất vì trong đoạn này ta thấy được tư tưởng nhân nghĩa là nội dung xuyên suốt cả bà thơ, được ông thể hiện rõ ràng, đầy đủ và sâu sắc. Tư tưởng nhân nghĩa được thể hiện ở hai câu đầu.
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dânQuân điếu phạt trước lo trừ bạo
Mở đầu bài cáo, tác giả đã khẳng định đanh thép về định nghĩa tư tưởng nhân nghĩa. Theo quan niệm của Nguyễn Trãi, kế thừa từ tư tưởng Nho giáo nhân nghĩa là “yên dân” – làm cho cuộc sống của người dân yên ổn, hạnh phúc. Lấy dân làm gốc là quy luật tất yếu bao đời nay. Đây luôn là hoài bão ước mơ mà cả đời Nguyễn Trãi theo đuổi.
8 câu thơ tiếp theo tác giả đã khẳng định chủ quyền dân tộc, khẳng định giá trị của tự do bằng việc nhắc lại trang sử hào hùng của dân tộc ta một cách đầy vẻ vang, tự hào.
Như nước Đại Việt ta từ trước,Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Tác giả dẫn chứng xác thực đầy thuyết phục. Nước Đại Việt ta đã hình thành từ trước với nền văn hiến đã có từ lâu đời, tồn tại theo hàng nghìn năm lịch sử. Ở đây tác giả dùng từ “xưng” để thể hiện sự tự hào, khẳng định chỗ đứng, vị thế của dân tộc ta.
Núi sông bờ cõi đã chiaPhong tục Bắc Nam cũng khácTừ Triệu , Đinh, Lí, Trần bao đời xây nền độc lậpĐến Hán, Đường, Tống Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,Song hào kiệt đời nào cũng có.
Không chỉ dừng lại ở việc khẳng định lãnh thổ và chủ quyền độc lập, tác giả nhắc đến văn hiến, lịch sử, phong tục, tập quán và nhân tài đất nước. Như vậy, đây chính là những yếu tố mới để tạo thành một quốc gia độc lập.
=> Đoạn mở đầu của Bình ngô đại cáo như một khúc dạo đầu đầy hào sảng, hào hùng về chủ quyền Tổ quốc. Những vần thơ đanh thép, những dẫn chứng xác thực, lý lẽ chặt chẽ được nhà thơ đưa ra đã mang lại giá trị lớn về tinh thần dân tộc mạnh mẽ, về độc lập chủ quyền dân tộc, về tư tưởng lấy dân làm gốc, ắt sẽ chiến thắng.
Nghệ thuật lập luận thứ hai của Bình Ngô đại cáo nằm ở cách tác giả phân chia và thiết lập bố cục của tác phẩm một cách vô cùng chặt chẽ và logic. Trong phần đầu tiên từ "Từng nghe...chứng cứ còn ghi", Nguyễn Trãi đã khéo léo đưa ra luận đề chính nghĩa với hai nội dung chính là tư tưởng nhân nghĩa gắn với tấm lòng yêu nước, thương dân, yêu chuộng hòa bình, một lòng vì nhân dân điều đó gói gọn trong câu "Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân". Nội dung thứ hai cũng nằm trong luận đề chính nghĩa đó chính là việc tác giả khẳng định chủ quyền dân tộc từ trước đến nay thông qua năm yếu tố: Văn hiến, ranh giới lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử các triều đại và công cuộc chống giặc ngoại xâm, chủ quyền riêng. Và trong việc khẳng định chủ quyền ấy Nguyễn Trãi luôn đặt nước ta trong vị thế ngang bằng với cường quốc ở phương Bắc, càng khẳng định nước ta là một nước độc lập, không phụ thuộc vào bất cứ một quốc gia nào khác. Việc đưa ra hai luận đề chính nghĩa như vậy đã trở thành đòn bẩy khiến tội ác, cũng như những hành động bất nghĩa của giặc Minh trở nên nổi bật và sâu sắc hơn trong phần hai - cơ sở thực tiễn của tác phẩm. Trong phần cơ sở thực tiễn thứ nhất tác giả đã đứng trên lập trường dân tộc để tố cáo những âm mưu cướp nước của giặc Minh "Nhân họ Hồ chính sự phiền hà...Quân cuồng Minh thừa cơ gây loạn". Sau đó tác giả đứng trên lập trường nhân nghĩa để tố cáo tội ác của chúng với nhân dân ta trong suốt những năm tháng chúng giày xéo Đại Việt "Nướng dân đen...nghề canh cửi". Sau khi tố cáo tội ác của giặc Minh, tác giả bắt đầu đi vào tiến trình của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, việc viết theo trình tự như thế có tác dụng khẳng định tính chất chính nghĩa của cuộc khởi nghĩa là vì đất nước, vì nhân dân mà nổi lên dẹp loạn, chứ không phải là cuộc khởi nghĩa với mục đích không chính đáng. Cuộc khởi nghĩa trong tác phẩm được Nguyễn Trãi dựng lại một cách chân thực và vô cùng sâu sắc, từ giai đoạn khó khăn thiếu thốn, đến giai đoạn giành chiến thắng, giai đoạn phản công và cuối cùng là kết thúc cuộc khởi nghĩa với tư tưởng nhân nghĩa cấp thuyền ngựa lương thực cho giặc trở về nước. Tất cả đều được nhắc đến trong bài cáo một cách vô cùng rõ ràng, mạch lạc, chặt chẽ liên kết với nhau khiến quân Minh không còn lý do nào để quay lại nước ta lần nữa, bởi nếu quay lại chính là phạm vào tội bất nghĩa, trời đất không thể dung thứ. Trong phần cuối của tác phẩm, để kết lại bài cáo Nguyễn Trãi đã lần lượt tuyên bố kết quả thắng lợi, một lần nữa khẳng định lại tư tưởng nhân nghĩa cùng với chủ quyền độc lập dân tộc. Đồng thời rút ra những bài học lịch sử về sự thịnh vượng suy thoái của một quốc gia dân tộc, kết hợp với tư tưởng mệnh trời, ý dân vô cùng sâu sắc và thuyết phục.
Về cách thức lập luận, Nguyễn Trãi đã sử dụng nhiều cách thức khác nhau một cách linh hoạt, chặt chẽ và vô cùng thuyết phục phù hợp với từng nội dung trong từng phần. Ví như trong phần đầu tiên nêu lên luận đề chính nghĩa cách thức chủ yếu bao gồm liệt kê, so sánh khi khẳng định chủ quyền đất nước của ta so với cường quốc phương Bắc về cách phương diện văn hiến, lịch sử triều đại, kháng chiến, phong tục tập quán, chủ quyền riêng. Đi kèm với luận điểm là các luận cứ xác thực mang tính thuyết phục cao, giọng điệu hùng hồn, mạnh mẽ, tự hào. Tiếp theo trong phần hai cơ sở thực tiễn, khi tố cáo tội ác của giặc tác giả đã liệt kê ra hàng loạt các hành động phi nghĩa, vô nhân tính của chúng trên đất Đại Việt không chỉ tàn hại nhân dân mà còn phá hoại môi trường. Kết hợp với bản cáo trạng ấy là giọng điệu thê lương, đau đớn, phẫn uất, căm hận đến tột cùng, làm tăng giá trị biểu cảm cũng như sự thuyết phục về cuộc chiến tranh phi nghĩa của giặc Minh. Trong phần nói về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thì lại tiếp tục sử dụng giọng điệu hùng hồn, mạnh mẽ, tự hào, nhắc đến chiến thắng với thái độ trân trọng, ngưỡng mộ, phấn khởi, nói đến thất bại của địch thì là giọng điệu mỉa mai, châm biếm sâu sắc. Cách lập luận ở đoạn này mang hơi hướng tự sự, kể lại quá trình hình thành, phát triển và chiến thắng của nghĩa quân, cho thấy tinh thần đoàn kết một lòng, sự trưởng thành của nghĩa quân theo thời gian, từ đó càng khẳng định chính nghĩa nhất định sẽ thắng gian tà dù trong điều kiện khó khăn gian khổ như thế nào. Trong phần kết của bản cáo thì tác giả lại dùng giọng điệu trầm ngâm, suy nghĩ để rút ra bài học lịch sử cho dân tộc, sử dụng những kiến thức về âm dương ngũ hành, kinh dịch, tư tưởng mệnh trời để làm cho chiến thắng của quân dân ta càng trở nên thiêng liêng cao cả, hợp lòng người, làm tăng độ tin cậy và sức thuyết phục.
Về nghệ thuật sử dụng hình ảnh ngôn ngữ, tác giả dùng nhiều điển tích điển cố (trúc Nam Sơn, nước Đông Hải, Tấm lòng cứu nước vẫn chăm chăm muốn tiến về đông/Cỗ xe cầu hiền vẫn chăm chăm còn dành phía tả), làm tăng tính trang trọng, uy nghiêm cho bài cáo. Sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, tính biểu cảm khi nói về tội ác của giặc và khi nói về trận đánh của nghĩa quân Lam Sơn. Bên cạnh đó còn có nghệ thuật sử dụng câu văn ngắn, dài linh hoạt, chiến thắng của ta thì sử dụng những câu văn ngắn gọn thể hiện sự dứt khoát, mạnh mẽ oai hùng, thất bại của giặc dùng những câu văn dài để diễn tả sự khôn cùng, kéo dài, thê thảm.
Như vậy Bình Ngô Đại Cáo là một áng văn chương mẫu mực trong thể loại cáo, là áng thiên cổ hùng văn, là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc với phần nội dung sâu sắc, khẳng định chủ quyền tuyệt đối của dân tộc, nêu bật được tư tưởng nhân nghĩa vì nhân dân, khẳng định nền hòa bình mới giành lại của đất nước. Nghệ thuật lập luận độc đáo, chặt chẽ và linh hoạt, phối hợp nhiều phương thức biểu đạt, cách sắp xếp bố cục nội dung, cách lập luận, giọng điệu, nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ, hình ảnh đã làm cho bài cáo trở nên vô cùng thuyết phục, sâu sắc đi vào lòng người bởi sự uyển chuyển của văn chương.
Mẫu 4
Từ xưa cho đến nay, ngoài bản Tuyên ngôn độc lập của chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố cho nền độc lập, cho chủ quyền lãnh thổ của đất nước ta thì còn có hai áng thiên cổ hùng văn khác cũng được coi như là hai bản tuyên ngôn độc lập bất hủ trong lịch sử. Đó là Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt và Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi. Ở Bình Ngô đại cáo, đó là tư tưởng phải chăm lo cho muôn dân, yêu dân và dẹp trừ bạo loạn, để cuộc sống nhân dân được ấm no, hạnh phúc. Điều này được thể hiện rất rõ thông qua đoạn 1 của tác phẩm. Tác giả đã lựa chọn hình ảnh, ngôn từ, nghệ thuật đối và nhịp điệu của câu văn biền ngẫu đã tạo nên âm hưởng tự tự hào, căm thù giặc sâu sắc qua đoạn thơ.
Tác giả đã xem “nhân nghĩa" không chỉ là sự thương yêu, đùm bọc lẫn nhau của con người mà còn nâng lên một ý nghĩa sâu sắc và khái quát hơn, “việc nhân nghĩa” ở đây chính là việc làm mà hành động vì nhân dân, mong nhân dân được yên bình, an ổn, được hưởng thái bình, hạnh phúc, ấm no. Việc nhân nghĩa là phải lo cho dân, cho nước, phải làm việc nghĩa trên lợi ích của nhân dân, lấy dân làm gốc, hành sự cũng vì dân. Vậy nên làm gì để đúng theo tư tưởng nhân nghĩa trong thời đại lúc bấy giờ? Trước nhất là phải lo trừ bạo, phải lo diệt giặc xâm lăng “Quân điếu phạt trước lo trừ bạo", bờ cõi có yên, lãnh thổ có không còn bóng giặc xâm lăng thì nhân dân mới yên lòng mà lao động, mà sản xuất để phát triển đất nước. Đó là một tinh thần lớn, tinh thần dân tộc cao nhất, một tinh thần chính nghĩa xuất phát từ sự yêu thương và tấm lòng thiết tha cho con dân đất Việt.
Sau tư tưởng nhân nghĩa ấy, tác giả Nguyễn Trãi tiếp tục khẳng định nền văn hiến tốt đẹp được gây dựng từ bao đời của con người nước Việt:
"Như nước Đại Việt ta từ trướcVốn xưng nền văn hiến đã lâuTừ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời gây nền độc lậpCùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương"
Tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh, liệt kê kết hợp với những câu văn song hành. Nước ta có truyền thống văn hiến từ xa xưa, nước ta có phong tục, tập quán riêng, nét đẹp của truyền thống, văn hóa được người Việt gây dựng từ bao đời “Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần”. Không chỉ khẳng định nền văn hiến lâu đời trong niềm tự hào mà Nguyễn Trãi còn mạnh mẽ khẳng định sự bình đẳng, độc lập của con người, đất nước ta với các triều đại phương Bắc “Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.
Truyền thống đấu tranh đầy anh dũng, bất khuất của các triều đại Đinh Lý Trần Lê có thể sánh ngang với các triều đại Hán ,Đường, Tống, Nguyên. Đại Việt ta tuy nhỏ bé về lãnh thổ mà tinh thần không nhỏ, vẫn xưng vương, bờ cõi độc lập, mạnh mẽ, không chịu nhún mình dưới quyền uy kẻ khác, tấm lòng Đại Việt cũng vì thế mà rộng lớn biết bao. Đất Việt cũng có hào kiệt bốn phương, vang danh sử sách, nhân tài giỏi giang cả về mưu cơ, chiến lược, văn võ song toàn. Những yếu tố đó đã góp phần dựng xây nên một Đại Việt hùng hồn, trên mọi chiến trận luôn giành thắng lợi:
“Lưu Cung tham công nên thất bạiTriệu Tiết thích lớn phải tiêu vong;Cửa Hàm tử bắt sống Toa ĐôSông Bạch Đằng giết tươi Ô MãViệc xưa xem xét, chứng cớ còn ghi”
Bằng ngôn ngữ đanh thép, những hình ảnh cụ thể, rõ ràng, Nguyễn Trãi kể ra chứa chan những cảm xúc tự hào. Những kẻ tự xưng lớn mạnh, huênh hoang tự đắc, làm điều phi nghĩa sau cùng cũng phải gặm nhấm lấy từng thất bại mà thôi, từ Triệu Tiết, Toa Đô, Ô Mã, … đều phải nhận lấy những thất bại cay đắng. Qua câu thơ, tác giả Nguyễn Trãi cũng thể hiện được niềm tin vào sức mạnh của dân tộc, sức mạnh của chính nghĩa trước những hành động bạo tàn, vô nhân tính của kẻ thù. Cuối cùng, chính nghĩa mãi mãi là nguồn ánh sáng cao đẹp soi sáng con đường đấu tranh của dân tộc.
Đoạn thơ tuy ngắn mà không chỉ nêu lên được tư tưởng nhân nghĩa sáng ngời mà còn khẳng định nền độc lập, tổng kết lại được những chiến công hào hùng của dân tộc. Ngôn ngữ đầy khảng khái, tứ thơ hùng hồn, mạnh mẽ cùng một trái tim lớn vì dân vì nước của Nguyễn Trãi đã tạo nên một tác phẩm văn học xuất sắc, trở thành một bản tuyên ngôn bất hủ của dân tộc.
Nhắc đến những nhà văn chính luận lỗi lạc của văn học trung đại chúng ta không thể nào không nhắc đến Nguyễn Trãi. Ông không chỉ là một nhà thơ trữ tình sâu sắc mà còn là một nhà văn chính luận kiệt xuất với các tác phẩm: "Quân trung từ mệnh tập", các chiếu biểu viết dưới thời nhà Lê và tiêu biểu nhất là tác phẩm Bình Ngô đại cáo. Các áng văn chính luận này đã thể hiện được lòng yêu nước, thương dân của tác giả.
Ngay câu đầu bài cáo đã bộc lộ tư tưởng nhân nghĩa ấy:
"Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
"Nhân nghĩa" là tấm lòng thương yêu người, là những hành động vì lợi ích của nhân dân, cộng đồng. Bên cạnh đó, "nhân nghĩa" cũng là sự tôn trọng lẽ phải, bênh vực lẽ phải. Chịu sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo nên đối với Nguyễn Trãi, "nhân nghĩa" là "yên dân", "trừ bạo", cuộc sống và sự no ấm của nhân dân phải được đặt lên hàng đầu. Giữa con người phải có tình yêu thương lẫn nhau, cùng chiến đấu để bảo vệ đất nước, thoát khỏi đời sống khổ cực, lầm than. Để được như vậy thì phải diệt trừ những kẻ bạo tàn, những thế lực xâm lược hung hãn, đó chính là giặc Minh đang xâm chiếm đất nước ta lúc bấy giờ. Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi chính là lòng yêu nước, thương dân và tinh thần chống giặc ngoại xâm quyết liệt. Đây không chỉ là mối quan hệ nằm trong phạm vi giữa con người với con người mà mở rộng ra là mối quan hệ giữa dân tộc với dân tộc.
Để khẳng định chủ quyền của đất nước, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng xác đáng và vô cùng thuyết phục:
"Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.
Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,
Song hào kiệt đời nào cũng có".
Nền văn hiến đã có từ lâu đời và được hình thành từ khi đất nước ta tồn tại theo hàng nghìn năm lịch sử đã tạo nên một diện mạo riêng của dân tộc. Cùng với đó là sự phân chia về lãnh thổ, núi sông và các phong tập tập quán đặc trưng của hai miền Nam, Bắc đã thể hiện đất nước ta là một đất nước có chủ quyền, có các anh hùng hào kiệt luôn cống hiến, chiến đấu hết mình để bảo vệ non sông. Không chỉ vậy, Nguyễn Trãi còn đặt các triều đại của nước ta ngang hàng với các triều đại của Trung Quốc như Hán, Đường, Tống, Nguyên. Nếu các triều đại phương Bắc phát triển hưng thịnh thì các triều đại Việt Nam cũng phát triển hùng mạnh không kém. Điều đó đã thể hiện lòng tự tôn, tự hào dân tộc sâu sắc của tác giả.
Ông đã nhắc lại nhiều chiến thắng lừng lẫy của nước Đại Việt như một lời khẳng định sự thất bại thảm hại của kẻ thù:
"Lưu Cung tham công nên thất bại,
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong.
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô,
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã.
Việc xưa xem xét,
Chứng cớ còn ghi".
Những tướng của nhà Tống, nhà Nguyên đều bị các tướng giỏi của ta đánh cho thất bại. Chúng vì "tham công", "thích lớn" nên phải chịu hậu quả nặng nề. Các sự kiện ấy còn được nhân dân ta lưu lại trong sử sách để muôn đời ghi nhớ. Các phép đối, so sánh ngang hàng các triều đại phong kiến của nước ta với các triều đại phương Bắc cùng phép liệt kê và giọng điệu hào hùng, trang nghiêm ở đoạn thứ nhất của bài cáo đã thể hiện nổi bật tư tưởng nhân nghĩa của tác giả.
Ông đã vạch trần, tố cáo những tội ác mà quân Minh xâm lược thực hiện với nhân dân ta:
"Nhân họ Hồ chính sự phiền hà,
Để trong nước lòng dân oán hận.
Quân cuồng Minh thừa cơ gây họa,
Bọn gian tà bán nước cầu vinh".
Quân Minh đã lợi dụng "chính sự phiền hà" của nhà Hồ để chớp lấy thời cơ xâm chiếm nước ta. Bước chân xâm lược của chúng giày xéo lên đất nước ta khiến nhân dân vô cùng oán hận, căm thù. Cũng lợi dụng điều đó mà bọn gian tà chỉ biết nghĩ đến lợi ích của cá nhân đã tiếp tay cho kẻ thù xâm lược để mang lại những vinh hoa, lợi lộc cho bản thân mà không chiến đấu vì nhân dân, tổ quốc.
Giặc Minh đã gây ra những tội ác không thể dung tha:
"Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
Dối trời lừa dân đủ muôn nghìn kế,
Gây binh kết oán trải hai mươi năm.
Bại nhân nghĩa nát cả đất trời,
Nặng thuế khóa sạch không đầm núi".
Nhân dân ta phải chịu cảnh khổ cực, lầm than dưới gót chân xâm lược của chúng. Chúng đem "nướng", "vùi" nhân dân ta trên ngọn lửa và "dưới hầm tai vạ". Chúng cai trị nhân dân ta bằng các loại thuế vô lí, các kế sách lừa lọc nham hiểm và cả sự tra tấn dã man, hung bạo. Những người dân vô tội phải chịu sự áp bức, bóc lột nặng nề của giặc Minh.
Không chỉ vậy, chúng còn hủy hoại cả môi trường sống, môi trường tự nhiên của dân tộc ta:
"Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập, thuồng luồng.
Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu nước độc.
Vét sản vật, bắt chim trả, chốn chốn lưới chăng,
Nhiễu nhân dân, bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt".
Chịu sự đô hộ của quân Minh cũng đồng nghĩa với việc nhân dân ta phải đối mặt với sự cai trị tàn bạo và những hành động hung hãn của chúng. Chúng vô nhân tính đến mức bắt ép dân đen "xuống biển dòng lưng mò ngọc", "vào núi đãi cát tìm vàng", bắt nhân dân ta đến những nơi nguy hiểm luôn rình rập, đe dọa đến tính mạng để tìm kiếm những vật có giá trị cho quân cuồng Minh. Nhân dân ta bị biến thành nô lệ cho kẻ thù và cũng là miếng mồi ngon cho các loài động vật cá mập, thuồng luồng hung dữ. Chúng xâm chiếm nước ta để vơ vét hết sản vật quý hiếm như chim trả dùng để làm áo và đệm, hươu đen dùng để làm vị thuốc bổ. Có thể nói, tham vọng xâm lược nước ta của giặc Minh vô cùng lớn.
Không chỉ đẩy dân ta vào nguy hiểm, chết chóc mà chúng còn "tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ". Do quân Minh "máu mỡ bấy no nê chưa chán", xây nhà đắp đất liên miên nên nhân dân ta rơi vào cảnh ngộ đầy bi thương, khốn khổ:
"Nặng nề những nỗi phu phen
Tan tác cả nghề canh cửi".
Những tội ác của quân Minh không sao kể hết bởi lẽ:
"Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,
Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi.
Lẽ nào trời đất dung tha,
Ai bảo thần nhân chịu được"?
Ngay cả trúc Nam Sơn, nước Đông Hải cũng không thể ghi hết tội ác và rửa sạch mùi dơ bẩn của quân xâm lược. Những hành động tàn ác, dã man của chúng khiến trời đất cũng không thể dung tha huống chi là con người. Câu hỏi tu từ cuối đoạn thứ hai đã nhấn mạnh thêm một lần nữa tội ác của kẻ thù. Chúng ta không thể nào tha thứ cho những kẻ đã tàn sát đồng bào, tàn hại cả cây cỏ thiên nhiên của đất nước mình.
Hình ảnh đối lập giữa những người dân đen vô tội bị bóc lột tàn bạo và kẻ thù vô nhân tính cùng giọng điệu cảm thương, đanh thép, lí luận sắc bén đã thể hiện tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi. Hai đoạn đầu của bài cáo là bản cáo trạng hùng hồn tố cáo những hành động dã man của quân Minh. Đó là minh chứng tiêu biểu nhất cho sự khổ cực, áp bức, sự cướp bóc, bóc lột trắng trợn mà nhân dân ta phải gánh chịu trong suốt thời gian chúng "Gây binh kết oán trải hai mươi năm".
Mẫu 5
Nguyễn Trãi (1380 – 1442) là nhà chính trị, quân sự lỗi lạc, tài ba có công lớn trong công cuộc dẹp giặc Minh đem lại nền thái bình thịnh trị cho nước nhà. Ông còn là một nhà văn nhà thơ lớn với khối lượng tác phẩm đồ sộ bao gồm cả văn học chữ Hán và chữ Nôm. Trong đó phải kể đến một số tác phẩm như: Đại cáo bình Ngô, Quân trung từ mệnh tập, Quốc Âm thi tập, Ức Trai thi tập… Đại cáo bình Ngô được coi là áng “Thiên cổ hùng văn” muôn đời bất hủ, là bản tuyên ngôn đanh thép, hùng hồn về nền độc lập và vị thế dân tộc. Trong đó, cốt lõi là phần đầu tác phẩm với lý tưởng nhân nghĩa được thể hiện rõ ràng:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo
Nhân nghĩa là tư tưởng chủ đạo của Đại cáo bình Ngô, là mục tiêu chiến đấu vô cùng cao cả và thiêng liêng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Mở đầu bài cáo tác giả nêu luận đề chính nghĩa. Việc nhân nghĩa của Nguyễn Trãi ở đây là “yên dân” và “trừ bạo”. “Yên dân” chính là giúp dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, như vậy dân có yên thì nước mới ổn định, mới phát triển được. Tác giả đưa vào “yên dân” như để khẳng định đạo lý “lấy dân làm gốc” là quy luật tất yếu trong mọi thời đại là tài sản, là sức mạnh, sinh khí của một quốc gia.
Nguyễn Trãi thật tài tình khi nhận ra và khai sáng thành công vấn đề cốt lõi ấy. Việc nhân nghĩa tiếp theo chính là “trừ bạo” ý nói đến quân Minh, bọn gian tà chuyên đi bóc lột nhân dân. Bọn chúng thẳng tay hành hạ, cướp bóc, vùi dập dân ta trong vực thẳm của sự đau khổ. “Yên dân”, “trừ bạo”, hai việc này tưởng như không liên quan đến nhau nhưng lại là hai yếu tố có tác dụng hỗ trợ, bổ sung cho nhau, vì nếu không yên dân tất trừ bạo khó yên, chúng được nhấn mạnh và tiến hành cùng lúc, thống nhất với nhau. Quan tâm đến sự yên ổn, no ấm cho dân cũng đồng nghĩa với việc phải chiến đấu đánh đuổi kẻ thù của dân, diệt trừ những kẻ tham tàn bạo ngược, cụ thể là bọn “cuồng Minh” giày xéo lên cuộc sống nhân dân, gây ra bao tai hoạ.
Có thể nói, tư tưởng nhân nghĩa ở Nguyễn Trãi không còn là phạm trù đạo đức hạn hẹp mà là một lý tưởng xã hội: phải chăm lo cho nhân dân được sống cuộc hạnh phúc, yên bình. Điều quan trọng hơn là ở đây, Nguyễn Trãi nâng lý tưởng, nỗi niềm ấy lên thành một chân lí. Ông không nói đến nhân nghĩa một cách chung chung mà chỉ bằng một hai câu ngắn gọn tác giả đi vào khẳng định hạt nhân cơ bản, cốt lõi và có giá trị nhất. Không những thế, nhân nghĩa còn gắn liền với việc bảo vệ chủ quyền đất nước, khẳng định chủ quyền quốc gia, tinh thần độc lập dân tộc:
“Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
Núi sông bờ ...
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |