Dựa vào thông tin trong mục 3, hãy:
- Trình bày cách thu thập thông tin.
- Nêu những công việc cần thực hiện khi xử lí và hệ thống hoá thông tin.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
* Thu thập thông tin
Thu thập thông tin là quá trình xác định nhu cầu thông tin, tìm nguồn thông tin, tập hợp thông tin theo yêu cầu nhằm đáp ứng mục tiêu viết báo cáo địa lí. Các nguồn thông tin có thể thu thập cho việc viết báo cáo địa lí là:
- Nội dung kiến thức có liên quan với vấn đề tìm hiểu trong chương trình phổ thông (sách giáo khoa, sách tham khảo).
- Các tạp chí/sách khoa học, niên giám thống kê của cả nước hoặc địa phương, tranh ảnh, tài liệu địa phương.
- Các website trên internet có nguồn thông tin đáng tin cậy.
- Nguồn thông tin từ những người trong gia đình, người dân địa phương và các cơ quan quản lí ở địa phương.
- Các nguồn khách thông qua quan sát thực tế, thực hiện phỏng vấn, điều tra.
Căn cứ vào phạm vi và mục đích của bài báo cáo, người học lựa chọn các nguồn thông tin phù hợp.
* Những công việc cần thực hiện khi xử lí và hệ thống hoá thông tin
- Tập hợp, phân loại thông tin: Trong nội dung này, người học cần tập hợp các nguồn thông tin đã thu thập, sau đó phân loại các thông tin thành các nhóm: kênh hình, kênh chữ, số liệu.
- Chuẩn hoá, phân tích, sàng lọc thông tin: Trên cơ sở thông tin đã được tập hợp, phân loại cần tiến hành phân tích sàng lọc thông tin để loại bỏ đi những thông tin không phù hợp.
- Đánh giá và hệ thống hoá thông tin: Sau quá trình phân tích, tổng hợp, sàng lọc thông tin, người viết sẽ đánh giá và hệ thống hoá nguồn tài liệu tham khảo cho bài báo cáo.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |