Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Để phòng tránh ngộ độc thực phẩm, cần thực hiện những biện pháp gì và vai trò của các biện pháp đó trong các trường hợp sau: a) Sản xuất (nuôi trồng động, thực vật) b) Bảo quản thực phẩm c) Chế biến thực phẩm

Để phòng tránh ngộ độc thực phẩm, cần thực hiện những biện pháp gì và vai trò của các biện pháp đó trong các trường hợp sau:

a) Sản xuất (nuôi trồng động, thực vật)

b) Bảo quản thực phẩm

c) Chế biến thực phẩm

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
19
0
0
Phạm Văn Bắc
13/09/2024 23:32:01

Trường hợp

Biện pháp

a) Sản xuất (nuôi trồng động, thực vật)

- Chọn giống an toàn, sạch bệnh.

- Đảm bảo môi trường nuôi trồng an toàn, giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm bởi các tác nhân như kim loại nặng, hoá chất công nghiệp, kí sinh trùng, virus,…

- Sử dụng các loại thức ăn, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hoá học, kháng sinh,… được cấp phép và sử dụng đúng về liều lượng, đảm bảo thời gian cách li.

b) Bảo quản thực phẩm

- Thực phẩm sau khi nấu, không ăn luôn cần được đậy kín, không cho ruồi, bọ, gián,... tiếp xúc với thực phẩm.

- Đảm bảo các dụng cụ chứa đựng, bao gói an toàn, không thôi nhiễm, không thủng, rò rỉ, có nắp kín, dễ dàng vệ sinh.

- Không để ô nhiễm chéo từ thực phẩm sống vào thực phẩm chín hoặc ô nhiễm từ môi trường vào thực phẩm.

- Không dùng các hoá chất, phương pháp bảo quản trái quy định.

- Đối với thức ăn còn dư, muốn giữ lại cần bảo quản nóng (gần hoặc trên 60°C) hoặc bảo quản lạnh (gần hoặc dưới 10°C). Sau bảo quản, đun kĩ lại thực phẩm trước khi ăn.

- Đảm bảo với mỗi loại thực phẩm đều được bảo quản theo quy định riêng, tránh hư hỏng, ẩm mốc.

c) Chế biến thực phẩm

- Sử dụng nguyên liệu an toàn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Sử dụng nguồn nước sạch. Sử dụng phụ gia, chất hỗ trợ chế biến đúng quy định.

- Người chế biến cần đảm bảo vệ sinh cá nhân: trang phục gọn gàng, sạch sẽ khi chế biến thực phẩm; không tiếp xúc với thực phẩm khi đang mắc các bệnh truyền nhiễm; không khạc nhổ, hút thuốc,... trong khi tiếp xúc gần thực phẩm hoặc các khu vực chế biến, ăn uống; rửa tay đúng cách và đúng thời điểm; không dùng tay không trực tiếp bốc, chia thực phẩm;…

- Dụng cụ chế biến an toàn: phải được vệ sinh sạch sẽ, khô ráo; sử dụng các loại dụng cụ không gây ô nhiễm các chất hoá học từ dụng cụ vào thực phẩm; không dùng chung dụng cụ cho thực phẩm sống và chín;…

- Khu vực chế biến an toàn: gọn gàng, sạch sẽ, khô ráo, không ẩm mốc.

- Thực hiện sơ chế, chế biến phù hợp với từng loại thực phẩm nhất là những thực phẩm có nguy cơ ngộ độc cao như cá nóc, cóc, sắn, măng,...

- Nấu chín kĩ trước khi ăn. Ăn ngay sau khi nấu chín.

- Rửa sạch, gọt vỏ quả tươi trước khi sử dụng. Không nên ăn các thực phẩm sống, tái, gỏi.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
Gửi câu hỏi
×