LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Dựa vào nội dung một truyện ngắn mà em yêu thích được học trong sách Ngữ văn 11, tập hai, hãy viết một vở kịch ngắn có sự đối thoại giữa các nhân vật thể hiện rõ đặc điểm ngôn ngữ nói.

Dựa vào nội dung một truyện ngắn mà em yêu thích được học trong sách Ngữ văn 11, tập hai, hãy viết một vở kịch ngắn có sự đối thoại giữa các nhân vật thể hiện rõ đặc điểm ngôn ngữ nói.
1 trả lời
Hỏi chi tiết
14
0
0
Bạch Tuyết
13/09 23:31:22

Vở kịch ngắn trích đoạn “Một người Hà Nội” - Nguyễn Khải

Cảnh 1: Nhân vật Khải đến trước cửa nhà cô chú, gõ cửa

Em họ: Ai đấy ạ?

Khải: Anh Khải đây, mở cửa cho anh với.

Em họ (chạy từ trong nhà ra, mở cửa): Mẹ ơi! Đồng chí Khải đến!

Cô của Khải (cau mặt, gắt): Nào, con phải gọi là anh Khải, hiểu chưa?

Chú của Khải (bước ra cửa, nắm tay Khải, hồ hởi nói): Chào đồng chí, sao Chủ nhật trước đồng chí không ra chơi, làm cả nhà nhà cơm mãi.

Cô của Khải (thở dài, quay đi): Đấy anh cứ vậy bảo sau thằng con anh nó học theo gọi anh nó là đồng chí Khải.

Khải (cười xòa, vui vẻ nói): Đất nước mình độc lập rồi, vui quá cô nhỉ?

Cô của Khải: Vui hơi nhiều, nói cũng hơi nhiều, phải nghĩ đến làm ăn chứ? Chính phủ mình cứ can thiệp vào nhiều việc của dân quá, nào phải tập thể dục mỗi sáng, phải sinh hoạt văn nghệ mỗi tối, vợ chồng phải sống ra sao, trai gái phải yêu nhau như thế nào, thậm chí cả tiền công sá cho kẻ ăn người ở. Về sau, tổ dân phố lại vận động nhau không nên nuôi người ở. Nhà này trước đây có hai người ở, một anh bếp và một chị vú. Chị vú là vợ anh bếp, đẻ được đứa con nào lại đưa về quê cho bà ngoại nuôi. Sau ngày giải phóng, cô phải cho anh bếp về quê làm ruộng, còn chị vú vẫn ở lại, vì chủ tớ còn cần dựa vào nhau.

(Nghỉ một lúc, cô Khải nói tiếp): Mỗi ngày chị đi chợ, đều có cán bộ bám theo, dò hỏi: "Chị có bị nhà chủ hành hạ không? Tiền công có được trả đều đặn không? Thái độ chính trị của họ là như thế nào?”. Chị vú bực mình gắt ầm lên: “Nếu họ không tử tế thì tôi đã xéo đi từ lâu rồi không khiến anh phải xui.". Chị ta kể lại chuyện đó cho cả nhà nghe, bình luận: “Cách mạng gì toàn để ý đến những chuyện

lặt vặt!”. Bây giờ thì chị vú đã mất rồi, về quê được bốn năm thì mất. Chị trông con cho bà cô của cô từ năm mười chín tuổi, đến năm bốn lăm tuổi mới về quê, tình nghĩa như người trong họ. Anh chồng không lấy vợ khác vì các con đã trưởng thành, anh làm chủ nhiệm một cửa hàng mua bán của xã, ngày giỗ ông chú và ngày Tết đều đem gạo, đậu xanh, miến và rượu, toàn của nhà làm cả, lên biếu cô và các em.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 11 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư