Nếu hai công dân Việt Nam kết hôn tại nước ngoài thì theo pháp luật Việt Nam, quan hệ hôn nhân đó phải là quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Đáp án
Nhận định này sai. Vì nếu hai công dân Việt Nam kết hôn với nhau ở nước ngoài nhưng trước cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam thì không phải là quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài.
(Mình không thấy một quy định nào trực tiếp nhưng mình khẳng định đó không phải là quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài vì:
– Điều 12 Luật Hôn nhân và gia đình quy định cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài là cơ quan đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau ở nước ngoài. Điều này cho thấy quan hệ này vẫn trong phạm vi một quốc gia, cơ quan đại diện ngoại giao được hưởng quy chế đăc biệt.
– Theo điểm c, khoản 14, Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình thì quy định quan hệ Hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là” giữa công dân Việt Nam với nhau mà căn cứ xác lập thay đổi chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài…” theo theo quy định này mình phải hiểu là xác lập ở nước ngoài và trước cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.)
(Câu 4: => Nhận định này sai. trụ sợ của cơ quan đại diện ngoại giao cũng là một phần lãnh thổ mà nước ta có quyền chủ quyền, là phần lãnh thổ bất khả xâm phạm của nước Việt Nam. vì vậy không thể nói đăng kí tại cơ quan đại diện Việt Nam vẫn trong phạm vi “pháp lí” một quốc gia nước ngoài. đây không thể coi là yếu tố nước ngoài.)
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |