LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài ca dao than thân yêu thương tình nghĩa

2 trả lời
Hỏi chi tiết
6.028
8
1
Trần Bảo Ngọc
01/08/2017 02:24:39
Soạn bài ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa
I. Gợi ý trả lời câu hỏi
Câu 1.
Bài 1. Bài ca dao mở đầu bằng “Thân em như…’’ với âm điệu xót xa, bùi ngụi. Đây là lời than thân của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Họ tự ví mình như “tấm lụa đào’’ – đẹp và phơi phới tuổi xuân – nhưng họ mang thân phận phụ thuộc, không thể tự quyết định hạnh phúc của mình. Do vậy, tâm trạng của họ là vừa xót xa cho thân phận, vừa lo lắng, bất an cho tương lai của mình.
Bài 2. Cũng mở đầu bằng hình thức “Thân em như…’’, nhưng ở bài ca dao này, sự thức về bản thân của người phụ nữ được nâng lên ở mức cao hơn, họ ý thức đượ giá trị của mình “Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen’’. Vì tự ý thức được giá trị bản thân nên họ càng chua xót, ngậm ngùi bởi không ai biết được giá trị của họ, họ phải tự bộc bạch :
Ai ơi nếm thử mà xem
Nếm ra, mới biết rằng em ngọt bùi
Rõ ràng, ngoài lời than thân, bài ca dao này còn là tiếng nói khẳng định mạnh mẽ giá trị, phẩm chất của người phụ nữ.
Câu 2. Bài 3.
- Bài ca dao này không mở đầu trực tiếp như hai bài thơ trên mà dùng lối nói đưa đẩy, gợi cảm hứng. Cách mở đầu này thường xuất hiện trong ca dao với hình thức : “Trèo lên cây bưởi hái hoa…’’, “Trèo lên cây gạo cao cao…’’. Nếu hình thức “Thân em như…’’ là nỗi đau về thân phận người phụ nữ thì hình thức “Trèo lên…’’ là nỗi đau vì tình duyên lở dở, thường là lời của chàng trai.
- “Ai’’ là đại từ phiếm chỉ hàm ý chỉ những thế lực cản trở tình duyên đôi lứa. Câu hỏi tu từ bật ra như lời ai oán, xót xa cho số phận. Tình duyên không thành nhưng tình nghĩa của người con trai vẫn trước sau không thay đổi. Tình nghĩa đó được ví như mặt trời, mặt trăng, các vì sao từ xưa đến nay vẫn thế. Nhân vật trữ tình đã lấy hình ảnh thiên nhiên, vũ trũ là cái to lớn, vĩnh hằng để nói lên tình nghĩa con người bền vững, thủy chung.
- Dẫu không đến được với nhau, tình yêu của chàng trai dành cho cô gái vẫn vẹn tròn. Chàng trai vẫn một lòng đợi chờ :
“Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời’’
Một hình ảnh so sánh thật đẹp nhưng cũng thật buồn. Sao Vượt chờ trăng nhưng trăng và sao Vượt chẳng bao giờ gần nhau được. Tình cảm của chàng trai cũng thế. Hình ảnh “sao Vượt chờ trăng giữa trời’’ gợi cảm giác mỏi mòn của sự chờ đợi, của sự cô đơn khiến cho cả bài ca dao bàng bạc nỗi buồn da diết và sâu lắng.
Câu 3. Bài 4.
Bài ca dao này đã diễn tả tình cảm thương nhớ của lứa đôi yêu nhau một cách tinh tế, gợi cảm thông qua các biểu tượng “khăn’’, “đèn’’, “mắt’’. Ở đây, “khăn’’, “đèn’’ được nhân hóa, còn “mắt’’ là phép hoán dụ để nói lên nhân vật trữ tình. Mượn biểu tượng “khăn’’, “đèn’’, “mắt’’ cô gái kín đáo, ý nhị bộc lộ tình cảm thương nhớ của mình đối với người yêu.
Sáu câu thơ đầu được viết theo lối vắt dòng, đồng thời từ “khăn’’ ở vị trí đầu được láy lại 6 lần và ba lần điệp khúc “khăn thương nhớ ai’’ tạo cảm giác triền miên, da diết. Cái khăn được miêu tả với các trạng thái “rơi xuống đất’’, “vắt lên vai’’, “chùi nước mắt’’ làm ta liên tưởng tới hình ảnh một con người cụ thể đang trong tâm trạng ngổn ngang trăm mối tơ vò, đi đi lại lại bứt rứt không yêu bởi trong lòng đang cồn cào nỗi thương nhớ người yêu.
Thanh bằng là thanh được sử dụng chủ đạo trong bài ca dao này, tạo cho bài thơ một âm hưởng bâng khuâng, da diết.
Câu 4. Bài 5.
Đây là một câu ca dao rất đẹp, giàu chất thơ. Nó là sự thổ lộ tình yêu của người con gái một cách ý nhị. Hình ảnh chiếc cầu là một chi tiết xuất hiện nhiều trong ca dao như :
“Cô kia cắt cỏ bên sông
Muốn sang anh ngả cành hồng cho sang’’.
“Gần đây mà chẳng sang chơi
Để em ngắt ngọn mồng tơi bắc cầu’’.
Xưa nay, ước mong được ở gần nhau là ước mơ chính đáng của các đôi lứa yêu nhau. Ca dao đã thể hiện ước mong đó một cách sâu sắc, duyên dáng. Cô gái ước mong “sông rộng một gang’’ để “bắc cầu dải yếm’’ cho chàng sang chơi. Hình ảnh chiếc cầu giải yếm mãnh liệt và cũng là một ý tưởng táo bạo của cô gái.
Câu 5. Bài 6.
- Hình ảnh “muối’’ và “gừng’’ là những biểu tượng trong ca dao. Người bình dân tìm thấy ở đây những đặc tính riêng của từng hình ảnh và sự gắn bó tự nhiên giữa các hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng cho nghĩa tình của con người. Gừng cay – muối mặn biểu trưng cho sự gắn bó thủy chung của con người.
- Tình nghĩa vợ chồng gắn bó keo sơn “nghĩa nặng tình dày’’, do vậy “có xa cách đi nữa cũng ba vạn sáu nghìn ngày mới xa’’, câu bát được cải biến thành 13 tiếng, nhịp thơ kéo dài càng làm tăng tính chất khẳng định về sự thủy chung son sắt của tình nghĩa vợ chồng. Ba vạn sáu nghìn ngày là một trăm năm, cũng là cách nói chỉ một đời người. Có nghĩa là sẽ chẳng bao giờ xa cách, chẳng có gì chia lìa tình nghĩa vợ chồng. Cách nói ý nhị và sâu sắc vô cùng.
Một số câu ca dao có biểu tượng muối – gừng :
“Tay nâng chén muối, đĩa gừng
Gừng cay, muối mặn xin đừng quên nhau’’
“Muối ba năm muối đang còn mặn
Gừng chín tháng gừng hãy còn cay,
Đạo nghĩa cang thường chớ đổi từng ngày
Dẫu làm nên danh vọng hay rủi có ăn mày, ta cũng theo nhau’’.

II. Luyện tập
Bài tập 1. Tìm năm bài ca dao mở đầu bằng “Thân em như…’’ và phân biệt sắc thái ý nghĩa của chúng.
Một số bài ca dao có mở đầu bằng “Thân em như…’’.
“Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày’’
“Thân em như cá trong lờ
Hết phương vùng vẫy không biết nhờ nơi đâu’’
“Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa chân’’
"Thân em như quả xoài trên cây
Gió đông gió tây nó nam gió bắc
Nó đánh lúc la lúc lắc trên cành
Một mai rụng xuống biết vào tay ai?’’
“Thân em như hạt cau khô
Kẻ thanh tham mỏng, người khô tham dày’’.
Học sinh tự tìm thêm những bài khác nhau. Sắc thái tình cảm của mỗi bài ca dao mỗi khác nhau, học sinh tự phân tích để tìm ra sự khác nhau đó.
Bài tập 2. Tìm thêm những bài ca dao nói về nỗi nhớ người yêu.
Gợi ý:
Ca dao về nỗi nhớ:
“Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa, như ngồi đống than’’
“Nhớ ai như nhớ thuốc lào
Đã chôn điếu xuống lại đào điếu lên”
“Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ
Đêm quên giấc ngủ, ngày mơ tiếng cười’’.
“Nhớ anh em chỉ nằm dài
Cơm ăn thì nghẹn, nước mắt chảy hoài không khô”
“Trông anh đã mấy thu tròn,
Khăn lau nước mắt đã mòn con ngươi”.
“Nhớ chàng như bút nhớ nghiên
Như mực nhớ giấy, như thuyền nhớ sông”.
“Nhớ chàng như vợ nhớ chồng
Như chim nhớ tổ, như rồng nhớ mây”.

Ca dao có hình ảnh chiếc khăn:
“Gửi khăn, gửi áo, gửi lời
Gửi đôi chàng mạng cho người đàng xa”
“Nhớ khi khăn mở, trầu trao
Miệng chỉ cười nụ biết bao nhiêu tình”
“Cầm lược thì nhớ tới gương
Cầm khăn nhớ túi, đi đường nhớ nhau”
“Ước gì anh hóa ra hoa
Để em nâng lấy rồi mà cài khăn”.
“Khăn đào vắt ngọn cành mơ
Mình xuông đằng ấy, bao giờ mới lên”.
“Em về anh mượn khăn tay
Gói câu tình nghĩa lâu ngày sợ quên”.
“Khăn rằn quấn cổ hay hay
Thấy em ôm ốm mình dây anh thương liền”
….

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Nguyễn Thị Thảo Vân
05/04/2018 17:08:11

Soạn bài: Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 84 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Bài 1,2

a. Hai lời than thân đều mở đầu bằng “Thân em như…” với âm điệu xót xa, ngậm ngùi, gây ấn tượng cho người nghe. Người than thân là của những cô gái, những người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Những số phận bé nhỏ, không có quyền định đoạt hạnh phúc của chính bản thân mình.

b. Thân phận có nét chung nhưng nỗi đau của từng người lại mang sắc thái riêng được diễn tả bằng hình ảnh so sánh, ẩn dụ khác nhau.

   Bài 1:

   Cách mở đầu bằng “Thân em như…” cho thấy người phụ nữ ý thức được sắc đẹp, tuổi xuân của mình nhưng số phận lại rẻ mạt, không có quyền quyết định hạnh phúc của mình. Họ như món hàng - “tấm lụa đào” bị bán ở chợ. Ý thức được điều ấy, người phụ nữ gửi gắm tiếng lòng của mình vào hai câu ca dao. Hai câu ca dao ấy đã nói lên nỗi xót xa, lo lắng cho thân phận mình.

   Bài 2:

   Cũng mở đầu bằng cụm “Thân em như…” nhưng bài này có 4 dòng – dung lượng dài gấp đôi bài trên cho thấy sự ý thức về thân phận của người phụ nữ trở nên rõ ràng, mạnh mẽ hơn. Từ đó, bà ca dao không chỉ đơn giản là khẳng định vẻ đẹp phẩm chất của người phụ nữ nữa mà nó còn là lời mời mọc, mong muốn, khát khao được khẳng định giá trị, vẻ đẹp của những người phụ nữ trong xã hội xưa.

Câu 2 (trang 84 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Bài 3

a. Nếu như hai bài ca dao trên mở đầu bằng “Thân em như…” thì bài ca dao này lại được mở đầu bằng đại từ phiếm chỉ “Ai” - một từ cũng khá quen thuộc trong ca dao xưa. Trong ca dao, từ “Ai” thường dùng để chỉ các thế lực ép gả, ngăn cản tình yêu và trong bài ca dao này cũng như vậy. “Ai” ở đây có thể là cha mẹ, những hủ tục cưới xin hay cũng có thể là chính người tình…

b. Mặc dù lỡ duyên nhưng tình nghĩa vẫn bền vững, thủy chung. Điều đó được nói lên bằng một hệ thống những hình ảnh của thiên nhiên vũ trụ: mặt trăng, mặt trời, sao Hôm, sao Mai. Tác giả dân gian đã lấy cái vĩnh hằng, bất biến của thiên nhiên, vũ trụ để khẳng định tính bền vững, sự thủy chung trong tình yêu, dù không ở gần nhau nhưng mãi mãi có nhau.

c. Vẻ đẹp của câu thơ cuối: Dẫu không đến được với nhau nhưng chàng trai vẫn một lòng chờ cô gái: “Ta như sao Vượt chờ trăng giữa trời”. Dù cho có cách xa nhưng chàng trai vẫn một lòng thủy chung chờ cô gái dẫu biết tình yêu này là không thể như sao Vượt chờ mặt trăng ngưng mãi mãi không thể đến gần nhau được.

Câu 3 (trang 84 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Bài 4:

   - Bài ca dao diễn tả tình cảm thương nhớ của lứa đôi yêu nhau qua những biểu tượng bình dị, gần gũi: khăn, đèn, mắt. Tác giả dân gian đã sử dụng phét nhân hóa (khăn, đèn) và phép hoán dụ (mắt) để bộc lộ một cách ý nhị, kín đáo tâm tư, tình cảm của cô gái đối với người mình yêu.

   + Chiếc khăn được hỏi đến đầu tiên và nhiều nhất thể hiện nỗi nhớ triền miên, da diết cùng với đó là sự vận động lên, xuống, rơi, vắt làm hiện lên một cách rõ ràng tâm trạng bất an của người con gái.

   + Ngọn đèn: hiện thân của nỗi nhớ được đo theo thời gian, thể hiện tình yêu của người con gái luôn cháy sáng, không bao giờ lụi tắt.

   + Đôi mắt: là lời bộc bạch trực tiếp nỗi lòng của mình: nhớ thương người yêu nhưng lòng vẫn nặng trĩu ưu tư nên “Mắt ngủ không yên”.

Câu 4 (trang 84 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Bài 5

   - Chiếc cầu – dải yếm là một hình ảnh nghệ thuật chỉ có trong ca dao, nói lên ước muốn mãnh liệt của người dân trong tình yêu. Đây là lời tỏ tình đầy ý nhị của cô gái. Có thể thấy đây là hình ảnh quen thuộc thường xuất hiện trong ca dao:

   “Cô kia cắt cỏ bên sông

Muốn sang anh ngả cành hồng cho sang.”

   - Đó là những cây cầu không có thực nhưng lịa mang đến cho người đọc vẻ đẹp rất dân gian, rất đồng quê và rồi từ đó ước muốn của cô gái trở nên độc đáo, táo bạo hơn:

   “Ước gì sông rộng một gang,

Bắc cầu dải yếm để chàng sang chơi.”

   - Người con gái đã chủ động bắc cầu cho người mình yêu. Đây là một suy nghĩ rất táo bạo trong xã hội phong kiến đầy những hủ tục, những ràng buộc của lễ giáo. Cái cầu dải yếm này vừa gần gũi thân quen, táo bạo mà trữ tình, lại đằm thắm đầy nữ tính. Nó trở thành biểu tượng đẹp cho tình yêu mà chỉ có tư duy nghệ thuật dân gian mới sáng tạo ra được.

Câu 5 (trang 84 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Bài 6

   - Hình ảnh muối – gừng: được xây dựng từ những hình ảnh có thực trong cuộc sống ( gia vị trong bữa ăn) tượng trưng cho tình nghĩa của con người: sự gắn bó thủy chung khi trải qua hết những “vị” của cuộc sống (Gừng cay – muối mặn)

   - Giá trị biểu cảm của hình ảnh muối – gừng trong bài ca dao:

      + Là nghĩa tình chung thủy dành cho những cặp vợ chồng

      + Nghĩa tình ấy bền vững như Muối ba năm muối đang còn mặn – Gừng chin tháng gừng hãy còn cay

      + Hương vị của gừng - muối đã thành hương vị của tình người

      + Khẳng định lòng chung thủy sắt son, không bao giờ xa cách

Câu 6 (trang 84 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

   - Sự lặp lại cách mở đầu bài ca: Thân em như…

   - Những hình ảnh thành biểu tượng trong ca dao: cái cầu, tấm khăn, ngọn đèn, gừng cay – muối mặn,…

   - Hình ảnh so sánh, ẩn dụ (lấy từ trong cuộc sống đời thường: tấm lụa đào, củ ấu gai,…; lấy từ thiên nhiên, vũ trụ: mặt trời, trăng, sao)

   - Thời gian và không gian nghệ thuật (bài 4)

   - Thể thơ lục bát; thể văn bốn, song thất lục bát (biến thể); thể hỗn hợp

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 10 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư