Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài Nguyễn Trãi

2 trả lời
Hỏi chi tiết
799
0
0
Nguyễn Thị Thương
01/08/2017 02:30:12
NGUYỄN TRÃI
A- GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1. Hướng dẫn học bài:
Bài tập 1. Vì sao có thể nói Nguyễn Trãi là một nhân vật lịch sử vĩ đại?
Gợi ý: HS dựa theo tiểu sử Nguyễn Trãi để trả lời.
- Nguyễn Trãi sống trong thời đại có nhiều biến động dữ dội: nhà Trần suy vi, Hồ Quý Li lên thay, quân Minh xâm lược nước ta, cha Nguyễn Trãi là Nguyễn Phi Khanh bị bắt đem về Trung Quốc cùng cha con Hồ Quý Li và các triều thần. Nguyễn Trãi muốn làm tròn đạo hiếu nhưng theo lời cha dặn quay về "rửa 'nhục cho nước, trả thù cho cha". Cuộc đời Nguyễn Trãi là cuộc đời của một ''trai thời loạn”. Sự biến động dữ đội của lịch sử dẫn tới bi kịch mất nước nhưng từ trong bi kịch ấy, lòng yêu nước, chí căm thù, 1
thần quả cảm dám xả thân vì giang sơn xã tắc đã hun đúc những phẩm chất của một trang anh hùng.
- Nguyễn Trãi tìm đến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, dâng Lê Lợi Bình Ngô sách và trở thành quân sư bên cạnh Lê Lợi, đưa cuộc khởi nghĩa đến ngày toàn thắng. Đây là thời kì bộc lộ rõ nhất thiên tài quân sự, chính trị, ngoại giao... ở Nguyễn Trãi.
- Bước sang thời kì hoà bình. Nguyễn Trãi chưa kịp thực hiện hoài bão xây dựng đất nước thái bình thịnh trị thì đời ông chuyển sang giai đoạn khó khăn, bi thảm: bị bọn lộng thần ghen ghét, bị vua nghi ngờ, bị bất rồi không được trọng dụng, phải tìm về cuộc sống ẩn dật. Nguyễn Trãi tìm đến thiên nhiên nhưng tấm lòng trung quân, ái quốc vẫn "đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông".
- Vụ án Lệ Chi Viên khiến Nguyễn Trãi bị tru dì tam tộc. Đây là vụ án lớn nhất, oan khốc nhất trong lịch sử Việt Nam. Hơn 20 năm sau, vua Lê Thánh Tông minh oan cho Nguyễn Trãi ("ức Trai tâm thượng quang khuê tảo ”), những trước tác của ông tuy bị cấm, bị đốt song vẫn tìm thấy gần như nguyên vẹn trong lòng dân.
Bài tập 2.Anh (chị) đã đọc những tác phẩm nào của Nguyễn Trãi? Hãy giới thiệu một vài tác phẩm tiêu biểu.
Gợi ý:
Nguyễn Trãi có những đóng góp lớn cho nền văn hoá dân tộc. Sáng tác của ông thuộc nhiều lĩnh vực: văn học, lịch sử, địa lí, quân sự...; các thể loại gồm: văn chính luận, văn khoa học (chữ Hán), thơ (chữ Hán và chữ Nôm) v.v... Loại sáng tác nào của ông cũng có ý nghĩa khai mờ cho đời sau. Về lịch sử, Nguyễn Trãi có Lam Sơn thực lục, về địa lí có Dư địa chỉ. Văn chính luận (chính trị, quân sự) có Quân trung từ mệnh tập; thơ chữ Hán có ức Trai thi tập, thơ chữ Nôm có Quốc âm thi tập v.v... Thơ văn của Nguyễn Trãi mang tính mẫu mực cổ điển.
Bình Ngô đại cáo được Nguyễn Trãi thay Lê Lợi viết ngay sau khi cuộc kháng chiến chống quân Minh giành thắng lợi. Tác phẩm vừa có giá trị lịch sử vừa có giá trị văn chương to lớn được đánh giá như một bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc, một "áng thiển cổ hùng văn".
Ức Trai thi tập là tập thơ chữ Hán điêu luyện, tình tứ, tao nhã của Nguyễn Trãi mà mỗi bài là một mảnh hồn của ức Trai tiên sinh.
Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi là tập thơ Nôm sớm nhất còn lại đến ngày nay, tập thơ thể hiện ý thức về tiếng nói dân tộc cũng là ý thức tự tôn dân tộc trên lĩnh vực văn hoá, văn học, đặc biệt, Nguyễn Trãi đã sáng tạo những bài thất ngôn xen lục ngôn rất tài tình v...v
Thơ văn Nguyễn Trãi có những đặc điểm sau đây:
- Luôn xuất phát từ quan điểm tư tưởng “lấy dân làm gốc” (dân vi bản), tư tưởng đó hoà quyện với tinh thần yêu dân, yêu nước.
- Có ý thức xây dựng nhân cách con người mang tinh thần nhân văn cao đẹp (hiếu học, trọng đức, trọng tài, đem tài đức cống hiến cho dân, cho nước, cho đời).
- Triết lí giản dị mà sâu sắc, giàu trải nghiệm về cuộc đời, thể hiện nhân cách cứng cỏi, trong sáng, thích làm điều thiện, không tham danh lợi.
- Tình yêu thiên nhiên, coi thiên nhiên là bầu bạn.
- Tâm hồn tình tứ, phong lưu, lãng mạn.
- Nguyễn Trãi là người đặt nền móng cho thơ ca tiếng Việt, vì những tác phẩm thơ ca bằng chữ Nôm của ông có vị trí khai mở cho nền thơ ca nước nhà. Thơ Nguyễn Trãi dùng nhiều hình ảnh đẹp mang tính dân tộc (bên cạnh những hình ảnh có tính ước lệ trong văn học Hán). Nguyễn Trãi đưa nhiều từ thuần Việt vào thơ, đặc biệt ca dao, tục ngữ, từ láy... Nguyễn Trãi sáng tạo thể thơ thất ngôn xen lục ngôn chưa từng có trước đó, coi như một thể đặc trưng của thơ tiếng Việt, phổ biến trong thế kỉ XV, XVI.
Bài tập 3.Phân tích vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi qua một số câu thơ mà anh (chị) cảm nhận sâu sắc nhất.
Gợi ý:
Nguyễn Trãi không chỉ là một con người vĩ đại với những tư tưởng lớn lao, phi thường mà Nguyễn Trãi còn mang một tâm hồn nghệ sĩ rất đỗi lãng mạn, thậm chí có lúc đa tình. Một số câu thơ, bài thơ tiêu biểu thể hiện điều đó như:
- Tình thư một bức phong còn kín
Gió nơi đâu gượng mở xem
(Cây chuối)
- Khách đến chim mừng hoa xảy động
Chè tiên (nấu) nước ghín (gánh) nguyệt đeo về.
(Thuật hứng- 3)
- Láng giềng một áng mây nổi
Khách khứa hai ngàn núi xanh
Có thuở biếng thăm bạn cũ
Lòng thơ ngàn dặm nguyệt ba canh.
(Bảo kính cảnh giới- 42)
- Bao giờ nhà dựng đầu non
Pha trà nước suối gối hòn đá ngơi.
(Hà thì kết ốc phong vân hạ
Cấp giản thanh trà chẩm thạch miên)
(Loạn hậu đáo Côn Sơn cảm tác).
Bài tập 4. Nêu khái quát những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Trãi.
1. Giá trị nội dung: Luôn xuất phát từ quan điểm tư tưởng ‘lấy dân làm gốc”, tư tưởng đó hoà quyện với tinh thần yêu dân, yêu nước, lí tưởng nhân nghĩa đã trở thành cảm hứng chủ đạo xuyên suối trong thơ văn Nguyễn Trãi.
Cũng xuất phát từ tư tưởng này mà thơ văn Nguyễn Trãi mang tinh thần chiến đâu vì dân, vì nước, vì chính nghĩa.
- Thơ văn Nguyễn Trãi thể hiện rõ ý thức xây dựng nhân cách con người mang tinh thần nhân văn cao đẹp (hiếu học, trọng đức, trọng tài, đem tài đức cống hiến cho dân, cho nước, cho đời), đồng thời mang những triết lí giản dị mà sâu sắc, giàu trải nghiệm. Tình yêu thiên nhiên, tâm hồn tình tứ, phong lưu, lãng mạn cũng là một trong những nội dung đặc sắc của thơ văn Nguyễn Trãi.
2. Giá trị nghệ thuật: "Nguyễn Trãi là bông hoa đầu mùa tuyệt đẹp của thơ Nôm Việt Nam” (Lê Trí Viễn). Ông là người đặt nền móng cho thơ ca tiếng Việt. Thơ Nguyễn Trãi dùng nhiều từ ngữ, hình ảnh mang tính dân tộc. Nguyễn Trãi đã sáng tạo thể thơ thất ngôn xen lục ngôn và được coi như một thể đặc trưng của thơ tiếng Việt phổ biến trong thế kỉ XV, XVI.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Nguyễn Thị Thảo Vân
05/08/2017 01:06:48
NGUYỄN TRÃI
I – KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Nguyễn Trãi là bậc đại anh hùng dân tộc, một nhân vật toàn tài hiếm thấy; song cũng là người có số phận bi thương bậc nhất trong lịch sử. Ông là danh nhân văn hoá, nhà thơ, nhà văn kiệt xuất có những đóng góp to lớn cho sự phát triển văn hoá, văn học dân tộc.
2. Về nội dung, văn chương Nguyễn Trãi thể hiện nổi bật hai nguồn cảm hứng truyền thống của văn học dân tộc: yêu nước và nhân đạo. Thơ văn ông thể hiện một lí tưởng cao cả: “Trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược – Có nhân, có trí, có anh hùng” (Bảo kính cảnh giới, bài 5) và đồng thời cho thấy tấm lòng yêu thương dân, gắn bó thiết tha với thiên nhiên, đất nước.
3. Về nghệ thuật, văn chương Nguyễn Trãi đạt đến giá trị kết tinh ở cả hai bình diện thể loại và ngôn ngữ. Ông là cây bút chính luận kiệt xuất, người khơi dòng thơ Nôm, sáng tạo thể loại thất ngôn xen lục ngôn. Tinh thần dân tộc, tình yêu đất nước là ngọn nguồn của vẻ đẹp ngôn ngữ tiếng Việt trong thơ văn Nguyễn Trãi.
II – RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Phân tích những sự kiện quan trọng thể hiện con người và tầm vóc vĩ đại của Nguyễn Trãi.
Gợi ý:
- Nguyễn Trãi tên hiệu là Ức Trai, sinh năm Xương Phù thứ 4 đời Trần Đế Phế (1380), tại dinh quan Tư đồ Trần Nguyên Đán ở Thăng Long. Ông mất ngày 19 tháng 9 năm 1442, tức 16 tháng 8 năm Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ 3.
Cha Nguyễn Trãi là Nguyễn Phi Khanh, vốn là một học trò nghèo, thi đỗ thái học sinh (tức Tiến sĩ) đời Trần. Mẹ ông là Trần Thị Thái, con gái quan Tư đồ Trần Nguyên Đán, dòng dõi quý tộc. Nguyễn Trãi quê ở làng Ngái (Chi Ngại) huyện Phượng Sơn, lộ Lạng Giang (nay thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương), sau dời đến làng Nhị Khê, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây.
- Từ nhỏ, Nguyễn Trãi đã tỏ ra thông minh hơn người. Năm 1400, ông đi thi lần đầu, đỗ ngay Thái học sinh. Sau đó, ông được bổ làm quan Ngự sử đài chánh chưởng. Khoảng cuối năm 1401 đầu 1402, cha ông cũng ra nhận chức quan Học sĩ Viện hàn lâm, sau thăng đến Tư nghiệp Quốc tử giám của triều Hồ. Năm 1407, giặc Minh xâm lược Đại Việt, cha con Hồ Quý Li và các triều thần bị bắt đem về Trung Quốc, trong đó có Nguyễn Phi Khanh. Nguyễn Trãi muốn giữ tròn đạo hiếu, cùng em trai là Nguyễn Phi Hùng theo theo xe tù của cha. Đến ải Nam Quan, Nguyễn Phi Khanh khuyên Nguyễn Trãi quay trở về tìm cách “rửa nhục cho nước, trả thù cho cha, thì mới là đại hiếu”. Nguyễn Trãi nghe lời cha quay trở về, nhưng vừa đến Đông Quan thì bị giặc Minh bắt giam. Trong thời gian bị giam ở Đông Quan, Nguyễn Trãi đã suy nghĩ về con đường cứu nước phục thù.
- Trốn khỏi Đông Quan, Nguyễn Trãi tìm theo Lê Lợi, dâng Bình Ngô sách (tức Kế sách đánh đuổi quân Minh) và được Lê Lợi tin dùng và trở thành quân sư số một của lãnh tụ khởi nghĩa Lam Sơn. Ông cùng Lê Lợi bàn mưu tính kế, giúp Lê Lợi soạn các loại văn thư, chiếu lệnh, góp công lớn vào sự nghiệp giải phóng đất nước.
Đuổi xong giặc nước, một năm sau (1429), Lê Lợi nghi ngờ Trần Nguyên Hãn mưu phản, truy bức, khiến vị danh tướng này phải nhảy xuống sông tự vẫn. Vì Trần Nguyên Hãn là cháu nội quan Tư đồ Trần Nguyên Đán, Nguyễn Trãi cũng bị bắt, sau lại được tha nhưng không được tin dùng nữa. Nguyễn Trãi xin cáo quan về Côn Sơn, mấy tháng sau vua Lê Thái Tông lại vời ông trở lại triều làm việc nước.
Đang hi vọng vào một cơ hội mới được cống hiến cho đất nước thì chỉ ba năm sau; khi vua Lê Thái Tông đi tuần thú duyệt võ ở Chí Linh về ghé thăm Nguyễn Trãi ở Côn Sơn, lúc ra về đến Lệ Chi Viên (Trại Vải), huyện Gia Bình, nay thuộc tỉnh Bắc Ninh, nửa đêm đột ngột qua đời; ông cùng vợ là Nguyễn Thị Lộ bị vu cho mưu giết vua. Nguyễn Trãi phải nhận án tru di tam tộc (bị giết cả ba họ). Năm 1464, Lê Thánh Tông minh oan cho Nguyễn Trãi.
Năm 1980, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) đã công nhận Nguyễn Trãi là danh nhân văn hoá thế giới.
2. Nguyễn Trãi có những đóng góp quan trọng nào cho văn hoá dân tộc?
Gợi ý:
Với tài năng lỗi lạc, Nguyễn Trãi đã để lại cho nước nhà một di sản to lớn về các mặt quân sự, văn hoá và văn học. Các tác phẩm về quân sự, chính trị, Nguyễn Trãi có Quân trung từ mệnh tậpĐại cáo bình Ngô - một áng “thiên cổ hùng văn”, là những tác phẩm tiêu biểu. Về thơ ca, ông có Ức Trai thi tập – tập thơ chữ Hán và Quốc âm thi tập – tập thơ Nôm đánh dấu sự hình thành nền thơ ca tiếng Việt. Ngoài ra ông còn có các tác phẩm về lịch sử như Lam Sơn thực lục, Văn bia Vĩnh Lăng và tác phẩm Dư địa chí – một tác phẩm có giá trị cả về địa lí, lịch sử và dân tộc học.
Trong văn học trung đại Việt Nam, Nguyễn Trãi là nhà văn chính luận kiệt xuất. Với Quân trung từ mệnh tậpĐại cáo bình Ngô, Nguyễn Trãi đã thể hiện nổi bật tư tưởng nhân nghĩa mà thực chất là tư tưởng yêu nước, thương dân. Văn chính luận của Nguyễn Trãi đạt đến trình độ nghệ thuật mẫu mực.
3. Tư tưởng yêu nước, thương dân, triết lí thế sự và tình yêu thiên nhiên của Nguyễn Trãi được biểu hiện như thế nào?
Gợi ý: Với tư cách là nhà thơ trữ tình tiêu biểu của thơ ca trung đại Việt Nam, thơ Nguyễn Trãi thể hiện triết lí thế sự sâu sắc, chan chứa tình yêu thiên nhiên và con người. Hai tập thơ Ức Trai thi tậpQuốc âm thi tập cho thấy Nguyễn Trãi vừa là một người anh hùng vĩ đại vừa là con người trần thế. Hình tượng người anh hùng sáng lên vẻ đẹp hoà quyện giữa lí tưởng nhân nghĩa với yêu nước thương dân, vẻ đẹp ngay thẳng cứng cỏi, thanh tao của bậc quân tử. Hình tượng con người trần tục hiện ra khi Nguyễn Trãi đau nỗi đau của con người, yêu tình yêu của con người. Ông đau trước nghịch cảnh xã hội éo le, thói đời đen bạc. Nỗi đau ấy còn như một hệ quả tất yếu của một tấm lòng luôn trăn trở, khao khát sự hoàn thiện của con người và ước mơ thái bình, yên ấm, thịnh trị cho xã hội.
Nguyễn Trãi cũng dành tình yêu cho thiên nhiên, đất nước, con người, cuộc sống. Vẻ đẹp thiên nhiên, đất nước được tái hiện sinh động trong thơ ông, khi thì trang trọng đầy tính ước lệ của Đường thi, lúc lại bình dị, dân dã, nguyên sơ. Thơ Nguyễn Trãi cũng giàu tình người; viết về nghĩa vua tôi, về tình cha con hay lòng bạn, có khi là tình quê hương,… thơ ông toát lên vẻ tự nhiên, tha thiết, cảm động, thân thương.
4. Ngyễn Trãi là người đặt nền móng cho thơ ca tiếng Việt.
- Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi là tập thơ Nôm còn lại có thời gian ra đời sớm nhất, với số lượng bài lớn nhất, hay nhất. Có thể nói, đến Nguyễn Trãi, với Quốc âm thi tập, thơ Nôm đã thành thục và văn học chữ Nôm từ đây có vị trí như là một thành phần cấu thành nên nền văn học Việt Nam.
- Nguyễn Trãi cũng là người đã sớm đưa tục ngữ vào tác phẩm, sử dụng từ láy độc đáo; lại cũng là người đã sáng tạo ra hình thức thơ thất ngôn xen lục ngôn thể hiện tinh thần phá cách độc đáo, mạnh mẽ.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 10 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư