cách ứng xử thích hợp nhất chúng ta với tình trạng sạt lở đất, lũ ống lũ quét, lũ lụt tại các cùng đồi núi, đất dốc là:
- Phòng ngừa là chính. Mọi hoạt động được thực hiện trong các vùng này đều phải tránh kích hoạt nguyên nhân và phòng ngừa hậu quả.
- Quy hoạch và bố trí dân cư – cơ sở kinh tế hợp lý, có cơ sở khoa học. Cần giới hạn quy mô các điểm dân cư, cơ sở kinh tế trong các vùng này để giảm thiếu tác động đến địa hình hiện trạng cũng như hậu quả về người và của có thể sảy ra.
- Xây dựng công trình trên vùng đồi núi, đất dốc mà làm bừa bãi tùy tiện, thiếu kiến thức, thiếu hiểu biết sẽ là phá hoại sự ổn định "tạm thời" của địa hình và kích hoạt nguy cơ trượt sạt lở đất, gây lũ lụt.
Phải cân nhắc, tính toán kỹ khi xây dựng công trình, đặc biệt là các công trình quan trọng, các công trình có thể gây thảm họa trên các vùng này. Nếu phải xây dựng cần hạn chế tối đa việc tác động đến địa hình cảnh quan và phải đảm bảo độ bền vững, ổn định của công trình và môi trường xung quanh.
Với các công trình cầu cống, đường sá, chúng ta cần cách làm khác so với hiện nay. Phải tránh hết mức việc xẻ núi đắp đường, chia cắt địa hình. Chúng ta có thể phải bỏ nhiều tiền của để làm hầm qua núi, làm cầu qua khe nhưng sẽ tránh được tai ương khổ sở cho người dân, tiết kiệm được tiền của và công sức để khắc phục sạt trượt lở đất, lũ lụt nếu nó xảy ra.
Một đoạn đường hay bị ngập hoặc đã bị nước tràn qua không nên đắp thêm cho cao mà phải làm cầu cạn thay vào và đào đất đi cho nước dễ thoát.
Với các công trình thủy lợi, thủy điện phải hạn chế xây dựng và đặc biệt tránh xây dựng loại công trình này trên các vùng có động đất, trên các đới đứt gãy vì các công trình này có nguy cơ gây thảm họa cao, hậu quả thảm khốc.
Các cụ ta thường nói nhất thủy nhì hỏa vì sức phá hoại ghê gớm của nước. Nước trong các hồ chứa tích tụ thế năng cao, rất dễ tung ra khi bị kích hoạt đủ mạnh. Nước trong hồ cũng dễ dàng thẩm thấu vào đất, qua các lỗ rỗng, các hang ngầm trong đất đá.