Viết bài văn nghị luận xã hội (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến sau: “Trung thực là yếu tố căn bản để có sự bình an trong tâm trí, sự tự do trong nội tâm và là nền tảng cho các mối quan hệ tốt đẹp”.
(Theo: Trish Summerfield, Lăng kính tâm hồn,
NXB Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh, 2017, tr.82)
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
a. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận: Vai trò của sự trung thực đối với con người và xã hội – “Trung thực là yếu tố căn bản để có sự bình an trong tâm trí, sự tự do trong nội tâm và là nền tảng cho các mối quan hệ tốt đẹp”.
b. Thân bài
b1. Giải thích: (1) Trung thực: là phẩm chất tốt đẹp của con người thể hiện qua hành động luôn dám nói và nói đúng sự thật, có sự thống nhất giữa suy nghĩ, lời nói và hành động (thật thà, ngay thẳng, tôn trọng lẽ phải). (2) Sự bình an trong tâm trí: là trạng thái tinh thần của con người khi họ cảm thấy thoải mái, bình yên, không căng thẳng, lo âu; họ luôn có được sự thư thái của đầu óc với những suy nghĩ lạc quan. Có được sự bình an trong tâm trí con người sẽ luôn hài lòng và hạnh phúc với những gì thuộc về mình; họ trân trọng bản thân bằng cách luôn giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ. (3) Sự tự do trong nội tâm: cũng là trạng thái tinh thần của con người khi họ làm chủ được mọi suy nghĩ, cảm xúc, hành động của mình theo chiều hướng tích cực. Có được tự tự do trong nội tâm, con người luôn biết lắng nghe, thấu hiểu chính mình và hành động để đạt đến sự tự do đó; họ thành thật với chính mình ngay cả khi chỉ đối diện với bản thân. (4) Trung thực được cho là yếu tố căn bản – yếu tố quan trọng, cần thiết, không thể thiếu – để con người có được bình an trong tâm trí, sự tự do trong nội tâm và là nền tảng cho các mối quan hệ tốt đẹp.
b2. Khẳng định ý kiến trên đã đánh giá cao vai trò quan trọng của sự trung thực đối với con người, sử dụng lí lẽ, bằng chứng để phân tích, chứng minh
(1) Trung thực có ý nghĩa quyết định giúp con người sống thanh thản, vui vẻ, hạnh phúc. Khi trung thực, thẳng thắn họ mới có được “sự bình an trong tâm trí”, họ không gian dối nên không cần phải toan tính để che giấu sự thật, không phải mang theo những lo âu, sợ hãi trong lòng. (2) Trung thực có ý nghĩa nuôi dưỡng những giá trị đạo đức tốt đẹp, giúp con người thẳng thắn trong phân biệt đúng sai, phải trái. Khi dám đứng lên để bảo vệ sự thật, bảo vệ lẽ phải cũng có nghĩa là con người đang tôi luyện bản thân để trở nên dũng cảm, mạnh mẽ; lan toả được những điều tốt đẹp trong cộng đồng. (3) Sống trung thực sẽ tạo dựng được niềm tin, sự kính trọng từ những người xung quanh vì vậy nó góp phần tạo nên những mối quan hệ tốt đẹp trong xã hội; hạnh phúc được xây dựng trên nền tảng của sự trung thực sẽ là hạnh phúc bền vững. (4) Chứng minh, làm rõ ý kiến bằng các minh chứng: Ví dụ: Chu Văn An là vị đại quan của triều Trần, tính cương nghị, thẳng thắn; khi chính sự triều đình bê bối ông viết sớ dâng vua đề nghị chém bảy kẻ nịnh thần, đều là người quyền thế. Vua không chấp nhận, ông đã từ quan về quê ở ẩn, dạy học trò.
Hành động của ông thể hiện phẩm chất ngay thẳng, trung thực và đầy bản lĩnh. Ông đã hành động vì lợi ích quốc gia dân tộc mà không màng đến mối an nguy, lợi ích cá nhân. Đó là hành động đáng được ngợi ca, trân trọng,..
b3. Bình luận, liên hệ
(1) Nếu thiếu sự trung thực, cuộc sống chắc chắn sẽ tràn lan những hậu quả khôn lường: con người gian dối, đánh mất lòng tự trọng, đánh mất niềm tin; là ngọn nguồn mang đến những bất công trong xã hội do không phân biệt được đúng sai, phải trái. Thiếu trung thực được xem là “một căn bệnh nguy hiểm” – căn bệnh của xã hội bởi nó làm suy thoái đạo đức, xói mòn niềm tin của con người, và đến một mức độ nào đó nó sẽ phá vỡ những kết cấu bền chắc của khung chuẩn mực đạo đức cần thiết mang đến nguy cơ về sự bất ổn trong cộng đồng xã hội. (2) Tuy nhiên, trung thực không có nghĩa là phải nói ra tất cả những gì mình biết vì đôi khi cần chấp nhận sự thiếu trung thực để tránh làm tổn thương người khác hoặc để giải quyết sự việc theo một chiều hướng tích cực hơn (nêu và phân tích ví dụ cụ thể) hoặc để thực hiện một nhiệm vụ tối mật của tổ chức,... Khi đó, dù con người không hoàn toàn trung thực nhưng họ không mất đi “sự bình an trong tâm trí, sự tự do trong nội tâm” và bản thân họ với mục đích sống nhân văn, cao cả vẫn tạo nên những mối quan hệ tốt đẹp trong cuộc sống.
c. Kết bài: Khẳng định lại ý kiến đã trình bày (sự trung thực có ý nghĩa quan trọng với con người và xã hội); liên hệ với thực tiễn bản thân và rút ra bài học (cần rèn luyện phẩm chất trung thực, ngay thẳng, thật thà, dũng cảm nhận sai lầm – nếu có; mỗi cá nhân sống trung thực sẽ góp phần kiến tạo nên một xã hội minh bạch, đáng tin).
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |