Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài ngữ cảnh

4 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
1.287
0
0
Nguyễn Thị Thương
01/08/2017 02:40:22
Soạn bài ngữ cảnh
I. Kiến thức cơ bản
1. Ngữ cảnh: Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ trong đó một yếu tố ngôn ngữ được sử dụng hoặc được tạo ra trong hoạt động giao tiếp ngôn ngữ, đồng thời người đọc hoặc người nghe dựa vào bối cảnh đó mà lĩnh hội được nội dung văn bản hoặc lời nói.
2. Các nhân tố của ngữ cảnh: Đối tượng giao tiếp (người nói - người nghe, người viết – người đọc) đều có những đặc điểm riêng về lứa tuổi, giới tính, trình độ, địa vị, khả năng cảm nhận… nên lời nói, lời viết cũng như khả năng cảm nhận cá nhân của họ cũng có những đặc điểm riêng. Điều này giữa những cá nhân khác nhau có sự khác nhau.
Bối cảnh ngoài ngôn ngữ:
- Bối cảnh giao tiếp rộng hay còn gọi là bối cảnh văn hóa: Đó là các bối cảnh về lịch sử, xã hội, văn hóa, phong tục tập quán… Những yếu tố này tạo nên môi trường giao tiếp và chi phối người nói lẫn người nghe, chi phối quá trình tạo luật và cảm thụ văn bản.
- Bối cảnh giao tiếp hẹp hay còn gọi là bối cảnh tình huống: bao gồm thời gian, địa điểm, tình huống giao tiếp. Những yếu tố này cũng tác động đến người nói lẫn người nghe, chi phối quá trình tạo lập và cảm thụ văn bản một cách trực tiếp.
- Hiện thực được để cập đến trong văn bản hoặc lời nói tới tạo nên phần nghĩa biểu vật, là cơ sở cho việc quy chiếu của từ ngữ.
Văn cảnh: bao gồm tất cả các yếu tố ngôn ngữ cùng có mặt trong văn bản, trước hoặc sau một yếu tố ngôn ngữ nào đó. Văn cảnh có ở dạng ngôn ngữ viết và dạng ngôn ngữ nói, cả văn bản đối thoại.
3. Vai trò của ngữ cảnh
Đối với người nói, người viết: Ngữ cảnh là cơ sở của việc dùng từ, đặt câu, kết hợp từ ngữ.
Đối với người nghe, người đọc: Ngữ cảnh là căn cứ để lĩnh hội từ ngữ, câu văn; hiểu được nội dung, ý nghĩa, mục đích của bản bản, lời nói.
II. Luyện tập
Bài tập 1. Đây là hai câu trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu. Hoàn cảnh sáng tác bài văn tế cho thấy các chi tiết trong hai câu văn đề bắt nguồn từ hiện thực. Câu văn trong bài văn tế xuất phát từ bối cảnh: quân địch kéo đến vùng đất Nam Bộ đã mươi tháng nay mà lệnh quan thì vẫn còn chờ đợi. Người nông dân đã rất căm thù trước sự xuất hiện của quân thù trên vùng đất họ sinh sống.
Bài tập 2. Hai câu thơ của Hồ Xuân Hương gắn liền với tình huống giao tiếp cụ thể: đêm khuya, tiếng trống canh dồn dập mà người phụ nữ vẫn cô đơn, trơ trọi. Câu thơ nhằm diễn tả tình huống, còn tình huống là nội dung đề tài của câu thơ. Ngoài diễn tả tình huống, câu thơ còn bộc lộ tâm trạng của nhân vật trữ tình.
Bài tập 3. Bài thơ của Tú Xương gắn liền với hoàn cảnh gia đình tác giả và bối cảnh xã hội lúc bấy giờ. Bài thơ tác giả viết dành tặng cho người vợ tần tạo, chịu thương chịu khó của mình. Bài thơ là tấm lòng của tác giả đối với người vợ thân yêu của mình. Tình cảm đó được thể hiện qua từng chi tiết trong bài thơ, nhưng được tập trung chủ yếu trong 6 câu đầu.
Hình ảnh người vợ hiện lên trong bài thơ là một người phụ nữ tần tảo, chịu nhiều vất vả, không kể nhọc nhằn, không ngại gian khó vì chồng con. Đức tính đó được tập trung thể hiện ở những chi tiết gắn liền với bà Tú như buôn bán, quanh năm, mom sông, eo sèo mặt nước buổi đò đông…
Bài tập 4. Hoàn cảnh sáng tác chính là ngữ cảnh của các câu trong bài thơ. Đó chính là sự kiện diễn ra vào năm Đinh Dậu (1897) tại Nam Định, một kì thi bình thường nhưng lại diễn ta bất thường do chính quyền phong kiến tổ chức với sự tham dự của đại diện chính quyền thực dân. Những mặt trái của kì thị đã được Tú Xương thể hiện tài tình qua những câu thơ. Ngữ cảnh của bài thơ bắt nguồn từ những sự kiện diễn ra trong năm đó.
Bài tập 5. Trong ngữ cảnh đó, người hỏi chỉ cần xác định thời gian: Bây giờ là mấy giờ. Cho nên câu đó có thể được hiểu là: “Thưa bác, bác có biết bây giờ lafmaasy giờ rồi không ạ?”.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Tôi yêu Việt Nam
05/08/2017 01:59:01
NGỮ CẢNH




I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Khái niệm
- Ngữ cảnh là tất cả những gì có liên quan đến việc tạo lập và hiểu câu nói, bao gồm văn cảnh và tình huống giao tiếp
- Văn cảnh là những từm ngữ, câu đi trước hoặc đi sau một đơn vị ngôn ngữ đang xét.
- Tình huống giao tiếp: Trước hết, đó là tình huống giao tiếp cụ thể, tức hoạt động giao tiếp diễn ra ở đâu, bao giờ, các bên tham gia giao tiếp gồm những ai.
Trong tình huống giao tiếp, quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp là yếu tố quan trọng, bao gồm: quan hệ xã hội (quan hệ thân sơ, quan hệ vị thế), trạng thái tâm lí, hiểu biết, chủ đề giao tiếp, mục đích giao tiếp, công cụ giao tiếp...
Tình huống giao tiếp còn được hiểu rộng hơn là bối cảnh văn hoá, xã hội, chính trị... của cuộc giao tiếp.
II. RÈN KĨ NĂNG
1. Những yếu tố làm nên ngữ cảnh của cuộc giao tiếp trong trích đoạn tuồng Đổng Mẫu.
- Văn cảnh là lời đối thoại giữa các nhân vật về việc ép Đổng Mẫu hàng họ Tạ.
- Tình huống giao tiếp bao gồm:
+ Dưới triều nhà Tề ở Trung Quốc, trong phủ họ Tạ.
+ Các nhân vật giao tiếp chia làm hai phe: chính nghĩa có Đổng Mẫu, Đổng Kim Lân (quan hệ thân sơ - hai mẹ con), phe phi nghĩa có Hổ Bôn, Lôi Nhược, Ôn Đình (vừa quan hệ vị thế - anh em, vừa quan hệ thân sơ - chủ tớ). Hai phe ở trong tình thế đối nghịch nhau. Ngôn ngữ, cách xưng hô của các nhân vật thay đổi theo diễn biến nội dung câu chuyện.
+ Tình huống giao tiếp: Thái sư Tạ Thiên Lăng cướp ngôi vua Tề, Đổng Kim Lân không chịu khuất phục. Anh em Tạ Thiên Lăng sai bắt mẹ Kim Lân để buộc chàng phải quy thuận. Nhưng Đổng Mẫu đã không chịu khuất phục, bà thà chịu chết chứ không chấp nhận để con trai quy hàng giặc Tạ.
2. Cuộc giao tiếp giữa nhà văn và độc giả là một cuộc giao tiếp đặc biệt, ngoài các yếu tố chung của hoạt động giao tiếp, cuộc giao tiếp này có một số điểm khác biệt với giao tiếp hàng ngày.
- Nhân vật giao tiếp không đối diện nhau.
- Nội dung giao tiếp là vấn đề nhà văn đặt ra trong tác phẩm, sản phẩm sáng tạo của nhà văn.
- Công cụ giao tiếp là ngôn ngữ, là hình tượng nghệ thuật do nhà văn xây dựng trong tác phẩm.
- Hoàn cảnh giáo tiếp rất đa dạng.
- Quan hệ giao tiếp: người sáng tạo - người thưởng thức.
3. Khi tìm hiểu một tác phẩm cụ thể, để hiểu rõ, đúng và sâu sắc nội dung tác phẩm, cần phải tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm và tiểu sử của nhà văn là vì:
- Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm chính là một yếu tố quan trọng của tình huống giao tiếp. Đó là bối cảnh văn hoá xã hội của hoạt động giao tiếp. Hoạt động giao tiếp bao gồm hai tầng: cuộc giao tiếp giữa nhà văn và bạn đọc, cuộc giao tiếp giữa các nhân vật trong tác phẩm.
- Tiểu sử tác giả cũng là một yếu tố của hoàn cảnh giao tiếp, nó ảnh hưởng và để lại dấu ấn trong sáng tác của nhà văn. Tìm hiểu tiểu sử của nhà văn là tìm hiểu về hoàn cảnh và nhân vật giao tiếp.
Ví dụ: Tìm hiểu Chiếu cầu hiền cần biết:
- Ngô Thì Nhậm là ai, sinh vào thời nào, là người ra sao, tại sao lại viết Chiếu cầu hiền?
- Chiếu cầu hiền được viết trong hoàn cảnh nào và với mục đích gì?
Từ đó mới thấy được việc Quang Trung giao cho Ngô Thì Nhậm viết Chiếu cầu hiền trong hoàn cảnh đó là đúng đắn và cần thiết. Những lí lẽ mà tác giả đưa ra trong bản chiếu đã thể hiện được đường lối trị nước đúng đắn của vua Quang Trung.


4. Cách xưng hô của nhân vật trong đoạn trích Cha tôi của Đặng Huy Trứ có sự thay đổi khi sang trọng khi thân mật là do ngữ cảnh đối thoại quy định. Cùng một nhân vật nhưng khi tham gia vào những cuộc giao tiếp khác nhau (khác về đối tượng giao tiếp, khác về nội dung giao tiếp, khác về mục đích giao tiếp, khác về ngữ cảnh, ...) sẽ có vị thế giao tiếp khác nhau. Vì vậy, cách xưng hô của nhân vật trong từng tình huống phải thay đổi linh hoạt cho phù hợp. Ví dụ: Các sĩ tử khi nghe công bố kết quả thi thì gọi Đặng Văn Trọng là tiên sinh bởi vì quan hệ giữa các sĩ tử và Đặng Văn Trọng là quan hệ đồng môn, Đặng Văn Trọng là người lớn tuổi hơn và có tài. Cách gọi ấy thể hiện thái độ tôn trọng của các sĩ tử đối với ông.
0
0
CenaZero♡
05/04/2018 17:08:13

Soạn bài: Ngữ cảnh

I. Khái niệm

   Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ mà ở đó sản phẩm ngôn ngữ (văn bản) được tạo ra trong hoạt động giao tiếp đồng thời là bối cảnh dựa vào để lĩnh hội thấu đáo sản phẩm ngôn ngữ đó.

II. Các nhân tố của ngữ cảnh

   Các nhân tố của ngữ cảnh bao gồm: nhân vật giao tiếp, bối cảnh rộng và hẹp, hiện thực được đề cập đến, văn cảnh.

III. Vai trò của ngữ cảnh

   Ngữ cảnh có vai trò quan trọng cả với quá trình tạo lập và quá trình lĩnh hội lời nói.

Luyện tập

Câu 1 (trang 106 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

   Hai câu văn trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, xuất phát từ bối cảnh: Tin tức về kẻ địch có từ mấy tháng nay nhưng chưa có lệnh quan. Trong khi chờ đợi người nông dân thấy chướng tai, gai mắt trước hành vi bạo ngược của kẻ thù.

Câu 2 (trang 106 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

       Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn

       Trơ cái hồng nhan với nước non

       (Tự tình – Hồ Xuân Hương)

   Hiện thực được nói trong hai câu thơ là hiện thực bên trong, tức là tâm trạng ngậm ngùi, bẽ bàng, chua xót của nhân vật trữ tình.

Câu 3 (trang 106 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

   Từ hoàn cảnh về cuộc sống của Tú Xương, có thể thấy bà Tú là một người vợ tần tarp, chịu thương chịu khó làm ăn để nuôi chồng, nuôi con. Bà Tú kiếm sống bằng nghề buôn bán nhỏ. Những chi tiết về hoàn cảnh sống của gia đình Tú Xương chính là bối cảnh tình huống cho nội dung các câu thơ trong bài.

   Ví dụ: việc dùng thành ngữ “một duyên hai nợ” không phải chỉ nói đến nỗi vất vả của bà Tú, mà con xuất phát từ chính ngữ cảnh của sáng tác: bà Tú phải làm để nuôi cả chồng, cả con. Đây cũng là bài thơ nói lên sự biết ơn của nhà thơ với người vợ của mình.

Câu 4 (trang 106 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

   Hoàn cảnh cảnh sáng tác chính là ngữ cảnh của các câu thơ:

       Nhà nước ba năm mở một khoa

       Trương Nam thi lẫn với trường Hà

       Lọng cắm rợp cờ quan sứ đến

       Váy lê quét đất mụ đầm ra

       (Vịnh khoa thi Hương – Tú Xương)

   Sự kiện vào năm Đinh Dậu (1987), chính quyền thực dân do Pháp lập nên mở khoa thi chung ở Nam Định. Theo thông lệ, kì thi Hương cứ ba năm được tổ chức một lần. Trong kỳ thi đó, toàn quyên Pháp ở Đông Dương dã cùng vợ đến dự.

Câu 5 (trang 106 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

   - Bối cảnh giao tiếp: Trên đường đi, hai người không quen biết nhau. Vì vậy, câu hỏi người đó hỏi muốn biết về thời gian.

   - Mục đích: Cần biết thông tin về thời gian lúc đó.

0
0
Nguyễn Thanh Thảo
05/04/2018 17:08:14

Soạn bài: Ngữ cảnh

I. Kiến thức cơ bản

1. Khái niệm

- Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ trong đó một yếu tố ngôn ngữ được sử dụng hoặc được tạo ra trong hoạt động giao tiếp ngôn ngữ, đồng thời người đọc hoặc người nghe dựa vào bối cảnh đó mà lĩnh hội được nội dung văn bản hoặc lời nói.

- Ngữ cảnh chỉ bối cảnh của ngôn ngữ ở hai dạng giao tiếp ngôn ngữ và dạng nói và dạng viết.

2. Các nhân tố của ngữ cảnh

- Nhân vật giao tiếp (người nói - người nghe, người viết – người đọc) đều có những đặc điểm riêng về lứa tuổi, giới tính, trình độ, địa vị, khả năng cảm nhận… nên lời nói, lời viết cũng như khả năng cảm nhận cá nhân của họ cũng có những đặc điểm riêng. Điều này giữa những cá nhân khác nhau có sự khác nhau.

- Bối cảnh ngoài ngôn ngữ:

   + Bối cảnh giao tiếp rộng hay còn gọi là bối cảnh văn hóa: Đó là các bối cảnh về lịch sử, xã hội, văn hóa, phong tục tập quán… Những yếu tố này tạo nên môi trường giao tiếp và chi phối người nói lẫn người nghe, chi phối quá trình tạo luật và cảm thụ văn bản.

   + Bối cảnh giao tiếp hẹp hay còn gọi là bối cảnh tình huống: bao gồm thời gian, địa điểm, tình huống giao tiếp. Những yếu tố này cũng tác động đến người nói lẫn người nghe, chi phối quá trình tạo lập và cảm thụ văn bản một cách trực tiếp.

   + Hiện thực được để cập đến trong văn bản hoặc lời nói tới tạo nên phần nghĩa biểu vật, là cơ sở cho việc quy chiếu của từ ngữ.

3. Vai trò của ngữ cảnh

   Trong giao tiếp, ngữ cảnh đóng vai trò quan trọng ở hai phương diện:

- Đối với người nói, người viết: Ngữ cảnh là cơ sở của việc dùng từ, đặt câu, kết hợp từ ngữ, …

- Đối với người nghe, người đọc là căn cứ để lĩnh hội từ ngữ, câu văn; hiểu được nội dung, ý nghĩa, mục đích của văn bản, lời nói.

II. Luyện tập

Câu 1:

   Trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc có câu viết: "Tiếng phong hạc phập phồng hơn mươi tháng, … muốn ra cắn cổ". Câu văn trong bài văn tế xuất phát từ bối cảnh: tin tức về kẻ địch kéo đến vùng đất Nam Bộ đã mươi tháng nay mà lệnh quan (đánh giặc) vẫn chẳng thấy đâu. Người nông dân đã thấy rõ sự dơ bẩn của kẻ thù và căm ghét chúng mỗi khi thấy bóng dáng tàu xe của chúng.

Câu 2: Hiện thực trong hai câu thơ của Hồ Xuân Hương:

 Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn Trơ cái hồng nhan với nước non. 

   Hai câu thơ của Hồ Xuân Hương gắn liền với tình huống giao tiếp cụ thể: đêm khuya, tiếng trống canh dồn dập mà người phụ nữ thì vẫn cô đơn, trơ trọi, .... Câu thơ diễn tả tình huống, còn tình huống là nội dung đề tài của câu thơ. Ngoài diễn tả tình huống, câu thơ còn bộc lộ tâm trạng của nhân vật trữ tình.

Câu 3:

   Từ hoàn cảnh về cuộc sống của Tú Xương, có thể thấy bà Tú là một người vợ tần tảo, chịu thương chịu khó làm ăn để nuôi chồng, nuôi con. Bà Tú kiếm sống bằng nghề buôn bán nhỏ. Những chi tiết trong hoàn cảnh sống của gia đình Tú Xương chính là bối cảnh tình huống cho nội dung các câu thơ trong bài. Ví dụ, việc dùng thành ngữ "một duyên hai nợ" không phải chỉ nói đến nỗi vất vả của bà Tú, mà xuất phát từ chính ngữ cảnh sáng tác: bà Tú phải làm để nuôi cả chồng cả con. Đây cũng là bài thơ nói lên sự biết ơn của nhà thơ với người vợ của mình.

Câu 4:

   Sự kiện diễn ra vào năm Đinh Dậu (1897), chính quyền mới do thực dân Pháp lập nên đã bắt các sĩ tử từ Hà Nội xuống thi chung ở trường Nam Định. Theo thông lệ, kì thi Hương được tổ chức ba năm một lần. Những thông tin này chính là ngữ cảnh của hai câu thơ đầu:

 Nhà nước ba năm mở một khoa Trường Nam thi lẫn với trường Hà. 

   Trong khoa thi hương năm ấy, Toàn quyền Pháp ở Hà Nội là Đu-me đã cùng vợ đến dự. Do đó đây chính là ngữ cảnh tạo nên hai câu thơ sau:

 Lọng cắm rợp trời quan sứ đến Váy lê quét đất mụ đầm ra. 

Câu 5:

   Trong ngữ cảnh đó, người hỏi chỉ cần xác định thời gian: Bây giờ là mấy giờ. Cho nên câu đó có thể được hiểu là: "Thưa bác, bác có biết bây giờ là giờ rồi không ạ?"

   Mục đích: Cần biết thông tin về thời gian, để tính toán cho công việc riêng của mình.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×