Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài phong cách ngôn ngữ báo chí

4 trả lời
Hỏi chi tiết
4.622
3
0
Nguyễn Thanh Thảo
01/08/2017 01:06:05
Soạn bài phong cách ngôn ngữ báo chí
I. Kiến thức cơ bản
1. Các loại báo chí và phân loại báo chí
- Báo chí có nhiều loại và cách phân loại báo chí cũng theo nhiều tiêu chí khác nhau:
+ Phân loại báo chí theo phương tiện: báo viết, báo nói, báo hình, báo điện tử…
+ Phân loại theo định kì xuất bản: báo hàng ngày, báo hafg tuần, báo hàng tháng, báo hàng năm…
+ Phân loại theo tôn chỉ, mục đích và lĩnh vực xã hội: báo Văn nghệ, báo Khoa học và Đời sống, báo Giáo dục và Thời đại, báo Pháp luật…
+ Phân loại theo nghề nghiệp, giới tính, lứa tuổi: báo Nhi đồng, báo Thanh niên, báo Phụ nữ, báo Sinh viên..
- Ngôn ngữ báo chí thực chất là ngôn ngữ thông tin, tức truyền tin cho mọi người trong cộng đồng biết. Báo chí hướng đến việc trả lời các câu hỏi như: Ở đâu? Khi nào? Xảy ra sự việc gì? Xảy ra như thế nào? Ý kiến bình luận ra sao?
+ Nếu viết ngắn để thông tin sự kiện, ta có thể loại tin tức; nếu đưa tin kèm theo tường thuật miêu tả chi tiết, thì đó là phóng sự báo chí; nêu chỉ dựa vào thông tin sự kiện để chủ yếu đưa ra những bình luận đánh giá, ta có bình luận báo chí; nếu dựa vào tin tức để bình luận nhưng viết rất ngắn gọn, dễ hiểu kèm theo giọng hài hước, châm biếm, đả kích, thì đó là tiểu phẩm báo chí.
+ Nói một cách ngắn gọn và cụ thể, ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ thông tin được dùng trong bốn thể loạn chính của báo chí là tin tức, phóng sự, bình luận và tiểu phẩm.
2. Đặc điểm chung của văn bản báo chí
- Tính thông tin sự kiện: thông tin phát đi cần cập nhật nhanh chóng, cụ thể, chính xác…
- Tính ngắn gọn: diễn đạt phải ngắn gọn nhưng vẫn chứa đựng thông tin cao nhất. Ngôn ngữ cần ngắn gọn, trực tiếp, tránh tình trạng nói lòng vòng, khó hiểu.
- Tính hấp dẫn: tính hấp dẫn thể hiện trước ở sự liên quan trực tiếp của tin tức, sự kiện với vận mệnh con người, quốc gia… Hình thức diễn đạt phải hấp dẫn: từ ngữ hay, gây sự chú ý cho người đọc.
3. Cách sử dụng ngôn ngữ trong phong cách ngôn ngữ báo chí
- Từ ngữ, cách phát âm phải chuẩn xác.
- Sử dụng những từ ngữ mang tính toàn dân, mang màu sắc đa phong cách. Tùy vào từng nội dung của bài viết sử dụng các ngôn ngữ chuyên ngành khác nhau.
- Bố cục trình bày cần hợp lí, dễ tiếp thu.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Phạm Minh Trí
05/08/2017 01:56:48
PHONG CÁCH NGÔN NGỮ BÁO CHÍ




I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Khái quát về phong cách báo chí
a) Khái niệm: Là kiểu diễn đạt dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực truyền thông đại chúng báo in, đài phát thanh, đài truyền hình, internet…như tin tức, phóng sự, bình luận, tiểu phẩm, diễn đàn, thông tin quảng cáo…
b) Đặc điểm: tính thông tin sự kiện; tính ngắn gọn; tính hấp dẫn.
2. Cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ trong phong cách ngôn ngữ báo chí
a) Ngữ âm – chữ viết: Người nói phát âm chuẩn, đọc rõ ràng, tôn trọng người nghe; Người viết viết đúng quy cách.
b) Từ ngữ: Dùng vốn từ toàn dân, đa phong cách, tuỳ thuộc nội dung bài viết có thể dùng các vốn từ chuyên môn của các ngành.
c) Ngữ pháp: Câu văn rõ ràng, chính xác; thường dùng một số khuôn mẫu cú pháp nhất định.
d) Biện pháp tu từ: Sử dụng phù hợp với từng thể loại.
e) Bố cục trình bày: Rõ ràng, hợp lôgic, dễ tiếp thu. Một số thể loại có bố cục tương đối ổn định.
II. RÈN KĨ NĂNG
1. Hãy phân tích cách sử dụng phương tiện ngôn ngữ trong phong cách ngôn ngữ báo chí được thể hiện trên trang nhất của một tờ báo mà anh (chị) đọc hàng ngày.
Gợi ý: Tuỳ thuộc vào tờ báo thường hay đọc, khi phân tích chú ý nêu rõ:
- Tên báo, ngày xuất bản, báo thường dành cho đối tượng nào?
- Trang nhất đề cập đến những vấn đề gì?
- Phông chữ của mỗi phần? Những từ nào được viết tắt, viết hoa? Cách viết từ nước ngoài như thế nào? Sử dụng từ toàn dân không? Sử dụng từ chuyên ngành không, của ngành nào, có phù hợp nội dung bài viết không?...
- Câu văn có rõ ràng chính xác không? Tên bài báo được đặt bằng cụm từ hay câu? có ngắn gọn không? Các bản tin được mở đầu như thế nào?
- Lời dẫn gián tiếp, trực tiếp được sử dụng, trình bày như thế nào?
- Có sử dụng biện pháp tu từ không?
- Bố cục, cách trình bày của trang báo? ý nghĩa của việc trình bày? (Nhằm nhấn mạnh điều gì?...)
- Những đặc điểm trên có được sử dụng tương đối ổn định trong các số báo không hay chỉ mang tính nhất thời?
2. Sắp đến, mỗi tháng, lớp anh (chị) sẽ ra một tờ báo tường phản ánh các mặt sinh hoạt, học tập của lớp. Hãy viết một bài giới thiệu (như là thư ngỏ) đăng vào số đầu tiên, cổ động cho tờ báo.
Gợi ý:
- Đặt tên cho bài viết (Chẳng hạn: “Thư ngỏ’, “Lời muốn nói”, “Cùng chia sẻ”…)
- Hô ngữ (“Các bạn thân mến!”, “Tập thể 11…yêu quý!”, “Thưa các bạn”…).
- Lí do ra đời của tờ báo, xuất phát từ nhu cầu - yêu cầu thực tế của tập thể (Chẳng hạn: “Chia sẻ là một điều không thể thiếu trong đời sống tinh thần của chúng ta. Hơn thế, chúng ta còn cần học tập, trao đổi với nhau trong học tập, cuộc sống…Để tăng thêm tình đoàn kết, gắn bó của mỗi thành viên trong tập thể, BCH Chi đoàn 11…quyết định cho ra đời tờ Nguyệt san của lớp.)
- Nội dung dự kiến của báo? (báo sẽ viết về những vấn đề gì?)
- Lời mời gọi tham gia ủng hộ cho báo (Chẳng hạn: tờ Nguyệt san sẽ là cây cầu nối những bờ tâm tư của thành viên trong tập thể 11…yêu quý. Vậy rất mong các bạn sẽ cùng đọc, cùng gửi bài chia sẻ những suy nghĩ, tình cảm, những kinh nghiệm học tập, những kiến nghị đề xuất, ... Mọi thư từ bài vở xin gửi về…).
- Có thể dùng một câu Khẩu hiệu để cổ vũ (Chẳng hạn: Hãy sẻ chia để đón nhận”, “Hãy nối bờ yêu thương”…)
- Lời cảm ơn.
3. Đặt tên cho tin ngắn.

Có thể đặt một số tên như sau cho tin ngắn: Hiến máu nhân đạo dự trữ cho SEA Games 22, Hiến máu nhân đạo vì SEA Games 22, Hiến máu - tiếp sức SEA Games 22, ...
1
0
CenaZero♡
05/04/2018 17:08:13

Soạn bài: Phong cách ngôn ngữ báo chí

Câu 1 (trang 131 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Ngôn ngữ báo chí được sử dụng ở những thể loại tiêu biểu: Bản tin, phóng sự, tiểu phẩm…

Câu 2 (trang 131 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Phân biệt hai thể loại báo chí: bản tin và phóng sự

   - Bản tin:

       + Thông tin sự việc: ngắn ngọn, kịp thời

       + Yêu cầu chính xác, kịp thời, cập nhât.

   - Phóng sự:

       + Vừa đủ về thông tin sự việc, vừa miêu tả cụ thể, sinh động.

       + Yêu cầu: gợi cảm, gây được hứng thú.

Câu 3 (trang 131 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Để viết được một tin ngắn phản ánh quá trình học tập cần phải chú ý các yếu tố:

   - Thời gian: vào một thời điểm nhất định (tổng kết học kì, thi đua, khen thưởng…)

   - Địa điểm: tại lớp học.

   - Sự kiện: chú ý những sự kiện nổi bật.

   - Đưa ra ý kiến ngắn gọc về sự kiện.

* Yêu cầu: chính xác, khách quan.

0
0
Nguyễn Thị Thảo Vân
05/04/2018 17:08:14

Soạn bài: Phong cách ngôn ngữ báo chí

Luyện tập

Câu 1:

   Ngôn ngữ báo chí được sử dụng ở những thể loại tiêu biểu: Bản tin, phóng sự, tiểu phẩm, ...

Câu 2: Phân biệt hai thể loại báo chí: bản tin và phóng sự:

a. Bản tin

- Thông tin sự việc

- Yêu cầu chính xác, khách quan

b. Phóng sự (ngắn)

- Vừa thông tin cụ thể, vừa miêu tả sinh động, cụ thể.

- Yêu cầu: gợi cảm, gây được hứng thú.

Câu 3: Viết một mẩu tin ngắn phản ánh tình hình học tập ở lớp.

   Những yêu cầu khi viết một bản tin ngắn phản ánh tình hình học tập ở lớp.

- Thời gian: xác định thời điểm cụ thể.

- Địa điểm: lớp học cụ thể.

- Sự kiện: chú ý sự kiện nổi bật.

- Đưa ra ý kiến nhận xét về sự kiện thật ngắn gọn, súc tích.

   Học sinh có thể viết mẩu tin ngắn về thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, hoặc những ngày cuối học kì, ...

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 11 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư