Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài chiếu cầu hiền

5 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
925
0
0
Nguyễn Thanh Thảo
01/08/2017 02:30:50
Soạn bài chiếu cầu hiền
(Cầu hiền chiếu)
I. Hoàn cảnh ra đời và bố cục của bài chiếu.
Năm 1789, sau khi đánh bại quân Thanh, đuổi bè lũ bán nước chạy ra khỏi đất nước.Quang Trung mới bắt đầu kiểm soát và xây dựng chính quyền trên vùng đất Bắc Hà. Một sĩ phu vốn là quan lại nhà Lê mang nặng tư tưởng trung quân, hoặc chưa hiểu triều đại mới của Quang Trung, một số người bỏ trốn, sống nép mình hoặc ở ẩn. Trước tình tình đó, Quang Trung giao cho Ngô Thì Nhậm viết Chiếu cầu hiền để kêu gọi những người có tài, có đức ra giúp nước, giúp dân. Bài chiếu được chia làm ba phần:
- Từng nghe … người hiền: mối quan hệ giữa hiền tài và thiên tử.
- Trước đây, … gặp lúc buổi đầu cho trẫm ư?: cách ứng xử của hiền tài Bắc Hà và nhu cầu của thời cuộc.
- Vậy ban chiếu xuống .. để cùng nghe biết: chính sách cầu hiền và lời kêu gọi của Quang Trung.
II. Đọc – hiểu tác phẩm
Câu 1. Nội dung chính của bài Chiếu cầu hiền
Công văn hành chính thời phong kiến gồm có hai loại theo hướng từ dưới trình lên hoặc từ trên ban xuống. Chiếu là thể loại do vua hoặc người thay mặt vua viết để ban ra nhằm thực hiện chủ trương, chính sách nào đó. Chiếu nói chung và bài Chiếu cầu hiền nói riêng thuộc thể loại văn bản nghị luận chính trị - xã hội. Mặc dù chiếu thuộc thể loại công văn của triều đình, lệnh cho thần dân thực hiện. Tuy nhiên trong bài Chiếu cầu hiền, đối tượng là bậc hiền tài – những nho sĩ còn mang nặng tư tưởng trung quân. Trong nhan đề còn có từ cầu, có nghĩa là tính chất mệnh lệnh không được đề cao, thay vào đó là sự kêu gọi. Đó chính là lời động viên lời kêu gọi sĩ phu Bắc Hà đem tài sức mình ra phụng sự đất nước.
Câu 2. Đối tượng của bài chiếu
Đối tượng của bài chiếu chính là những sĩ phu Bắc Hà còn sống ẩn dật hoặc tỏ thái độ bất hợp tác với triều đại mới. Điều này xuất phát từ tư tưởng trung quân ái quốc của họ, đồng thời cũng có người cho rằng vua Quang Trung ít lễ nghĩa, không rõ đạo thánh hiền. Nắm được điều này, Ngô Thì Nhậm đã sử dụng nhiều điển tích từ Tứ Thư, Ngữ Kinh trông bãi chiếu để tác động tới tâm lí của họ, đồng thời tạo sự thuyết phục đối với họ.
Câu 3. Cách thức lập luận trong bài chiếu
Cách thức lập luận trong bài chiếu rất thuyết phục. Giữa các phần 1, 2 và 3 có sự xuyên suốt và tạo nên một mạch thuyết phục cao.
Trong phần 1, tác giả đưa ra luận điểm về mối quan hệ giữa hiền tài và thiên tử. Cuối cùng tác giả kết luận mọi hiền tài đều hướng về thiên tử như các tinh tú đều chầu về ngôi Bắc Thần. Hình ảnh được lấy từ Luận ngữ nên càng có sức thuyết phục đối với những người vốn lấy Nho giáo làm trọng.
Trong phần 2, tác giả nêu ra cách ứng xử của bậc hiện tại khi Tây Sơn ra Bắc Hà tiêu diệt họ Trịnh. Đó là cách ứng xử không đúng với lẽ phải. Để tỏ ý kiến của mình, tác giả bài chiếu không nói ra bằng ngôn ngữ trực tiếp mà dùng hình ảnh tượng trưng hoặc lấy kinh điển Nho giáo để nói. Cách diễn đạt như vậy vừa tế nhị, vừa có sức lôi cuốn, để cho những si phu phải suy nghĩ về chí tráng của mình trước thời cuộc.
Phần cuối cùng tác giả nêu lên thái độ trọng nhân tài của Quang Trung. Đó là thái độ hết sức khiêm nhường, chân thành và cũng rất quyết tâm. Hình ảnh một cây gỗ không chống nổi tòa nhà to có sức tác động và lôi kéo rất lớn, thể hiện sự thật tâm của chính quyền Quang Trung trong việc kêu gọi hiền tài ra giúp nước.
Câu 4. Tư tưởng và tình cảm của vua Quang Trung qua bài chiếu
- Trước hết, mọi tầng lớp nhân dân từ quan đến dân, từ quan nhỏ đến quan lớn đều có thể dâng thư bày tỏ công việc. Đó chính là chính sách lấy dân làm trọng.
- Cách tiến cử người tài hết sức thông thoáng với việc có thể tự mình bày tỏ công việc, quan tiến cử hoặc dân thư tự tiến cử.
- Lời kêu gọi chân thành những người có đức có tài hay ra phụng sự đất nước và hưởng phúc lâu dài.
Chiếu cầu hiền thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của vua Quang Trung trong công cuộc xây dựng đất nước sau thời phân li. Nhà vua đánh giá rất cao vai trò của hiền tài trong việc xây dựng đất nước. Cầu hiền trở thành một nhu cầu tất yếu của một triều đại mới ra đời, đó chính là truyền thống quý báu của dân tộc được kế thừa từ thời Lí Công Uẩn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Tôi yêu Việt Nam
05/08/2017 02:09:00
CHIẾU CẦU HIỀN
Ngô Thì Nhậm


I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
Ngô Thì Nhậm (1746 - 1803) hiệu là Hi Doãn, người làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây, xuất thân trong gia đình có truyền thống thơ văn. Ông đỗ Tiến sĩ năm 1775, từng làm quan dưới triều Lê Cảnh Hưng. Sau ông theo giúp Tây Sơn và được Nguyễn Huệ tin dùng.
Chiếu cầu hiền là tác phẩm xuất sắc tiêu biểu cho loại văn bản nghị luận trung đại. Trong tác phẩm này, người viết chú trọng đưa ra những lí lẽ sắc sảo, lời lẽ tâm huyết và đầy sức thuyết phục để kêu gọi người hiền tài ra giúp Quang Trung xây dựng và củng cố đất nước sau những năm nội chiến và nạn ngoại xâm liên miên. Những lí lẽ mà Ngô Thì Nhậm đưa ra để kêu gọi người hiền tài đều là những lí lẽ sắc sảo, hợp đạo lí.


II. RÈN KĨ NĂNG
1. Hoàn cảnh ra đời của Chiếu cầu hiền
Năm 1788, Nguyễn Huệ đánh tan quân Thanh lên ngôi Hoàng đế, đặt niên hiệu là Quang Trung. Khi lên ngôi, vua Quang Trung chú ý ngay đến việc tìm nhân tài ra giúp nước. Ông giao cho Ngô Thì Nhậm viết Chiếu cầu hiền để kêu gọi người hiền tài ra giúp nước. Mặc dù Lê Chiêu Thống đã mang quân Thanh vào giày xéo giang sơn nhưng nhiều nhân sĩ Bắc Hà chưa thực sự ủng hộ việc lên ngôi của Nguyễn Huệ. Ngô Thì Nhậm giúp Quang Trung viết Chiếu cầu hiền trong hoàn cảnh phức tạp như vậy nên việc đưa ra những lí lẽ thuyết phục là điều rất quan trọng.


2. Ngay ở đoạn mở đầu tác giả đã đặt ra vấn đề: người hiền tài thì phải ra giúp vua xây dựng đất nước, đó là ý trời như “sao sáng ắt chầu về ngôi Bắc Thần”, không làm như vậy là trái ý trời. Tác giả đã dùng lời của Khổng Tử để xác nhận một lí lẽ rất xác đáng và có ý nghĩa quan trọng với mục đích cầu hiền của bản chiếu. Bởi với các nhà nho, lời của Khổng Tử luôn luôn là đúng đắn. Vì thế việc tác giả dùng lời Khổng Tử sẽ tạo nên sức thuyết phục cho lời “cầu hiền”.


3. Đoạn 2a, tác giả chỉ rõ thái độ của nho sĩ Bắc Hà trước việc Nguyễn Huệ đem quân ra Bắc diệt Trịnh: ở ẩn, mai danh ẩn tích bỏ phí tài năng, làm việc cầm chừng, sống vô ích, một số người tự vẫn làm uổng phí tài năng... Trong lúc thời thế suy vi, họ lánh đời để bảo toàn phẩm cách là đúng. Tác giả đã dùng những hình ảnh hàm súc để chỉ thái độ của các nho sĩ, điều đó thể hiện sự tôn trọng của tác giả đối với người hiền tài. Nhưng tác giả cũng chỉ ra rằng khi đất nước cần mà chỉ lo sống yên phận là vô trách nhiệm, vô tích sự với xã hội. Có tài mà không ra giúp đời thì sống cũng như chết (chết đuối trên cạn).
Sau khi chỉ ra điều đó, tác giả mới đưa ra lời kêu gọi. Lời kêu gọi cũng được thể hiện dưới một hình thức rất độc đáo: tác giả dùng cách đặt câu hỏi theo thế lưỡng đao buộc người nghe phải suy nghĩ lại. Cả hai giả thiết ông đư ả đều không đúng để khẳng định không có lí do gì ngưoiừ tài lại không ra giúp đời khi xã hội đã hết loạn lạc và Quang Trung là một minh quân, có đủ tài và đức.
Ở đoạn 2b lời kêu gọi kiên quyết nhưng cũng rất khiêm nhường nhờ việc sử dụng những từ ngữ như “đức hoa của trẫm chưa kịp thấm nhuần khắp nơi”, “nơm nớp lo lắng”, “một cái cột ... dựng nghiệp trị bình” và một loạt câu nghi vấn tu từ đã khiến cho câu văn có thêm sức nặng.
Cuối đoạn, tácgiả lại dùng lời của Không Tử để khẳng định nhân tài có rất nhiều. Và vua Quang Trung đang mong mỏi và tin rằng họ sẽ ra giúp triều đình.


4. Con đường cầu hiền của Quang Trung rất rộng mở và đúng đắn. Ở đoạn 3, tác giả trình bày hai biện pháp cụ thể, chỉ rõ hai con đường và cách thức ra giúp đời cho người tài. Tất cả các biện pháp tác giả đưa ra đều rất cụ thể và dễ thực hiện. Người viết đã vạch ra và lí giải rõ ràng, cụ thể con đường để người tài ra giúp vua một cách thuận tiện nhất. Cách làm này đã thể hiện thành ý và thái độ trọng dụng người tài của vua Quang Trung.


5. Ngô Thì Nhậm đã dùng những lập luận đầy đủ, thấu đáo và sắc sảo để chỉ ra cho người hiền tài thấy được trách nhiệm của họ với đất nước, đồng thời thể hiện được nhân cách và phẩm chất của vua Quang Trung. Vừa lên ngôi những vua Quang Trung đã có một chính sách rất đúng đắn là trọng dụng nhân tài. Bài kí có bố cục hợp lí theo một logic chặt chẽ, lần lượt trình bày các nội dung:
+ Khẳng định vấn đề: người tài phải ra giúp nước mới hợp ý trời. Đó cũng là điều Khổng Tử đã nói.
+ Thái độ của kẻ sĩ Bắc Hà đối với Tây Sơn: chưa nhiệt tình ủng hộ. Từ đó chỉ ra tính chất của thời đại và vai trò của người hiền tài đối với đất nước.
+ Vạch ra các con đường để người hiền tài ra cống hiến cho đất nước

Từ khái quát vấn đề, giải quyết từng khía cạnh cụ thể của vấn đề và khẳng định, cầu hiền một cách khẩn thiết là logic của bản chiếu. Điều đó đã làm nên sức thuyết phục của văn bản đối với những nhà Nho còn đang ẩn dật chờ thời hoặc sống lánh đời để bảo toàn danh phẩm cho riêng mình. Bản chiếu không chỉ là lời kêu gọi người hiền ra giúp đời mà nó còn giúp cho những nho sĩ chưa hiểu thời cuộc, còn ẩn dật, lánh đời hiểu hơn về vua Quang Trung, một vị minh quân.
1
0
Nguyễn Thị Thương
05/04/2018 17:08:13

Soạn bài: Chiếu cầu hiền

I. Vài nét về tác giả, tác phẩm

1. Tác giả

   - Ngô Thì Nhậm (1764 – 1803), hiệu Hi Doãn.

   - Quê: Người làng Tả Oai, trấn Sơn Nam (nay là huyện Thanh Trì – Hà Nội).

   - Là người học giỏi đỗ đạt, từng làm quan đại thần dưới thời chúa Trịnh.

   - Khi nhà Lê –Trịnh sụp đổ, ông đi theo phong trào Tây Sơn, được vua Quang Trung phong làm Lại bổ Tả thị lang, sau thăng chức Binh bộ Thượng thư.

   - Ông là người có nhiều đóng góp tích cực cho triều đại Tây Sơn.

2. Tác phẩm

Viết chiếu cầu hiền tài là một truyền thống văn hóa chính trị phương Đông thời cổ trung đại. Chiếu cầu hiền của vua Quang Trung do Ngô Thì Nhậm viết thay vào khoảng năm 1788 – 1789, nhằm thuyết phục phu sĩ Bắc Hà, tức các trí thức của triều đại cũ ( Lê – Trịnh) ra cộng tác với triều đại Tây Sơn.

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 70 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Bài chiếu gồm ba phần:

   - Phần mở đầu (từ đầu đến.. ý trời sinh ra người hiền vậy): Nêu sứ mệnh của kẻ hiền tài.

   - Phần nội dung (tiếp theo đến.. vì mưu lợi mà phải bán rao): Lời kêu gọi người hiền và hứa hẹn về chính sách trọng dụng người hiền của nhà nước.

   - Phần kết (còn lại): Lời bố cáo

Nội dung chính của một bài Chiếu cầu hiền:

   - Người hiền xưa nay bao giờ cũng cần thiết cho công cuộc trị nước.

   - Cho phép tiến cử người hiền.

   - Cho phép người hiền tự tiến cử.

Câu 2 (trang 70 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

   - Bài viết hướng tới các sĩ phu Bắc Hà, thứ dân trăm họ.

→ Mục đích: nhằm kêu gọi nhân tài ra giúp nước, giúp vua trong cuông cuộc tái thiết xây dựng triều đại mới.

   - Bài viết mở đầu bằng những câu văn khích lệ nói lên vai trò và sứ mệnh của người hiền. Lập luận tiếp tục được triển khai bằng những lời văn đầy khoan dung thể hiện thái độ cầu thị, trọng dụng người tài của Quang Trung. Cuối cùng nhà vua kêu gọi người có tài đức hãy cùng gánh vác việc nước và hưởng phúc lâu dài.

   - Từ ngữ trang trọng, lời văn mẫu mực, lập luận chặt chẽ, khúc chiết kết hợp với tình cảm tha thiết, mãnh liệt và đầy sức thuyết phục , cách bày tỏ thái độ khiêm tốn của người viết (cũng là người có tư tưởng chỉ đạo – vua Quang Trung).

Câu 3 (trang 70 sgk Ngữ Văn 11 Tập 1):

Chiếu cầu hiền thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của vua Quang Trung trong công cuộc xây dựng đất nước sau thời phân li. Vì lợi ích của đất nước đòi hỏi sự cộng tác của người hiền tài, vua quang Trung đã tỏ rõ thái độ khiêm tốn, thái độ chân thành, thực sự mong muốn sự cộng tác của bậc hiền tài.

0
0
Trần Đan Phương
05/04/2018 17:08:13

Soạn bài: Chiếu cầu hiền (Ngô Thì Nhậm)

Câu 1:

* Bài chiếu gồm có 3 phần:

  - Phần mở đầu (từ đầu đến "... ý trời sinh ra người hiền vậy"): Nêu sứ mệnh của kẻ hiền tài.

  - Phần nội dung (tiếp theo đến "... vì mưu lợi mà phải bán rao."): Lời kêu gọi người hiền và những hứa hẹn về chính sách trọng dụng người hiền của nhà nước.

  - Phần kết (còn lại): Lời bố cáo.

* Nội dung chính của bài: Chiếu cầu hiền là một văn kiện quan trọng thể hiện chủ trương đúng đắn của nhà Tây Sơn nhằm động viên trí thức Bắc Hà tham gia xây dựng đất nước. Có thể thấy mấy điểm nổi bật như:

  - Người hiền xưa nay bao giờ cũng cần thiết cho công cuộc trị nước.

  - Cho phép tiến cử người hiền.

  - Cho phép người hiền tự tiến cử.

Câu 2:

- Đối tượng của bài viết là các sĩ phu Bắc Hà, nhằm kêu gọi nhân tài ra giúp nước, giúp vua trong công cuộc tái thiết xây dựng triều đại mới.

- Bài viết mở đầu bằng những câu văn khích lệ nói lên vai trò và sứ mệnh của người hiền. Khiến cho những người còn đang băn khoăn hoặc đang né tránh phải suy nghĩ. Lập luận tiếp tục được triển khai bằng những lời văn đầy khoan dung thể hiện thái độ cầu thị, trọng dụng người tài của Quang Trung. Và tất nhiên, cuối cùng không thể thiếu chính sách tuyển dụng và ưu đãi của nhà nước đối với người hiền.

- Bài chiếu này có tính mẫu mực, thể hiện trong sự chặt chẽ và tính chất logic của các luận điểm, trong sự thuyết phục khéo léo, trong cách bày tỏ thái độ khiêm tốn của người viết (cũng là người có tư tưởng chỉ đạo – vua Quang Trung)

- Các từ ngữ dùng trong bài tạo cảm giác trang trọng, thiêng liêng.

Câu 3: Tư tưởng và tình cảm của vua Quang Trung qua bài chiếu:

- Trước hết, mọi tầng lớp nhân dân từ quan đến dân, từ quan nhỏ đến quan lớn đều có thể dâng thư bày tỏ công việc. Đó chính là chính sách lấy dân làm trọng.

- Cách tiến cử người tài hết sức thông thoáng với việc có thể tự mình bày tỏ công việc, quan tiến cử hoặc dân thư tự tiến cử.

- Lời kêu gọi chân thành những người có đức có tài hay ra phụng sự đất nước và hưởng phúc lâu dài.

   Chiếu cầu hiền thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của vua Quang Trung trong công cuộc xây dựng đất nước sau thời phân li. Nhà vua đánh giá rất cao vai trò của hiền tài trong việc xây dựng đất nước. Cầu hiền trở thành một nhu cầu tất yếu của một triều đại mới ra đời, đó chính là truyền thống quý báu của dân tộc được kế thừa từ thời Lí Công Uẩn.

0
0
Nguyễn Thu Hiền
07/04/2018 11:22:56

Soạn bài: Chiếu cầu hiền (Ngô Thì Nhậm)

Câu 1:

* Bài chiếu gồm có 3 phần:

  - Phần mở đầu (từ đầu đến "... ý trời sinh ra người hiền vậy"): Nêu sứ mệnh của kẻ hiền tài.

  - Phần nội dung (tiếp theo đến "... vì mưu lợi mà phải bán rao."): Lời kêu gọi người hiền và những hứa hẹn về chính sách trọng dụng người hiền của nhà nước.

  - Phần kết (còn lại): Lời bố cáo.

* Nội dung chính của bài: Chiếu cầu hiền là một văn kiện quan trọng thể hiện chủ trương đúng đắn của nhà Tây Sơn nhằm động viên trí thức Bắc Hà tham gia xây dựng đất nước. Có thể thấy mấy điểm nổi bật như:

  - Người hiền xưa nay bao giờ cũng cần thiết cho công cuộc trị nước.

  - Cho phép tiến cử người hiền.

  - Cho phép người hiền tự tiến cử.

Câu 2:

- Đối tượng của bài viết là các sĩ phu Bắc Hà, nhằm kêu gọi nhân tài ra giúp nước, giúp vua trong công cuộc tái thiết xây dựng triều đại mới.

- Bài viết mở đầu bằng những câu văn khích lệ nói lên vai trò và sứ mệnh của người hiền. Khiến cho những người còn đang băn khoăn hoặc đang né tránh phải suy nghĩ. Lập luận tiếp tục được triển khai bằng những lời văn đầy khoan dung thể hiện thái độ cầu thị, trọng dụng người tài của Quang Trung. Và tất nhiên, cuối cùng không thể thiếu chính sách tuyển dụng và ưu đãi của nhà nước đối với người hiền.

- Bài chiếu này có tính mẫu mực, thể hiện trong sự chặt chẽ và tính chất logic của các luận điểm, trong sự thuyết phục khéo léo, trong cách bày tỏ thái độ khiêm tốn của người viết (cũng là người có tư tưởng chỉ đạo – vua Quang Trung)

- Các từ ngữ dùng trong bài tạo cảm giác trang trọng, thiêng liêng.

Câu 3: Tư tưởng và tình cảm của vua Quang Trung qua bài chiếu:

- Trước hết, mọi tầng lớp nhân dân từ quan đến dân, từ quan nhỏ đến quan lớn đều có thể dâng thư bày tỏ công việc. Đó chính là chính sách lấy dân làm trọng.

- Cách tiến cử người tài hết sức thông thoáng với việc có thể tự mình bày tỏ công việc, quan tiến cử hoặc dân thư tự tiến cử.

- Lời kêu gọi chân thành những người có đức có tài hay ra phụng sự đất nước và hưởng phúc lâu dài.

   Chiếu cầu hiền thể hiện tầm nhìn xa trông rộng của vua Quang Trung trong công cuộc xây dựng đất nước sau thời phân li. Nhà vua đánh giá rất cao vai trò của hiền tài trong việc xây dựng đất nước. Cầu hiền trở thành một nhu cầu tất yếu của một triều đại mới ra đời, đó chính là truyền thống quý báu của dân tộc được kế thừa từ thời Lí Công Uẩn.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×