Đọc xong cuốn sách VIỆT NAM sử lược thì Cuốn sách được viết vào thời kỳ Pháp đang đô hộ Việt Nam, Trần Trọng Kim cũng từng làm quan cho chính quyền thực dân Pháp nên một số quan điểm, nhận định có tính bênh vực cho thực dân Pháp. Khi viết về giai đoạn Pháp đô hộ (Trần Trọng Kim nói tránh đi là "bảo hộ"), cuốn sách không nói đến sự bóc lột, áp bức của thực dân Pháp. Một số người Việt cộng tác với Pháp, giúp Pháp đánh dẹp các khởi nghĩa yêu nước chống Pháp như Nguyễn Thân, Hoàng Cao Khải (mà người đương thời đều coi là Việt gian) thì sách lại viết tránh đi là "tuân mệnh triều đình" đi "tiễu loạn" (dù ai cũng rõ triều đình nhà Nguyễn khi đó chỉ còn là bù nhìn cho Pháp mà thôi). Các cuộc khởi nghĩa chống Pháp và các sĩ phu yêu nước, như Trận Kinh thành Huế 1885 của Tôn Thất Thuyết thì Trần Trọng Kim lại phê phán đó là "làm loạn". Sau thời Pháp thuộc, nhà sử học Trần Huy Liệu, Trưởng Ban Nghiên cứu Lịch sử, Địa Lý, Văn Học kiêm Chủ nhiệm Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, đã viết một bài tựa đề "Bóc trần quan điểm thực dân, phong kiến Trọng Kim" đăng trong Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 4 năm 1955, trong đó ông đã phê phán cuốn Việt Nam sử lược là "nặng quan điểm thực dân"