Đọc văn bản sau:
(Lược phần đầu: Mùa hè năm nay, Tâm và vợ chàng về nghỉ mát tại nhà một người bạn vùng thôn quê. Chàng có dịp về thăm nhà cũng ở gần đó. Tâm không đem theo vợ về mà để vợ ở trong phòng mát mẻ của hàng cơm. Tâm về một mình độ một giờ.)
Có đến năm, sáu năm nay, Tâm không về thăm quê nhà. Trong thời gian ấy, ở Hà Nội, Tâm gắng sức làm việc để giành một cái địa vị trong xã hội. Chàng lấy vợ, con một nhà giàu có, cũng không cho mẹ biết. Thỉnh thoảng chàng nhận được ở nhà quê gửi ra một bức thư mà chữ viết non nớt nguệch ngoạc, và lời lẽ quê kệch. Tâm chỉ đọc thoáng qua rồi không để ý đến. Sống trong hoàn cảnh giàu sang chắc chắn, Tâm không bao giờ nghĩ đến quê nhà nữa.
…Thấy thiếu nữ không trả lời, Tâm để ý nhìn. Chàng thấy cô ta không thay đổi, tuy có nhớn lên mà vẫn là cái cô bé chơi đùa với chàng thuở còn nhỏ. Tâm nhận thấy, ở thôn quê, người ta không thay đổi mấy, và tính tình vẫn giữ được y nguyên. Nhưng chàng, thì chàng thay đổi khác hẳn rồi. Những kỷ niệm cũ đối với chàng bây giờ thành ra trẻ con và vô vị. Tâm không thấy có sự tha thiết giữa chàng và cảnh cũ nữa. Bây giờ, chàng không khi nào có cái ý tưởng điên rồ đi lấy một cô gái quê như Trinh để sống một cái đời tối tăm nghèo khổ.
(Lược một đoạn: Sau cuộc trò chuyện ngắn gọn, dửng dưng không để ý đến lời mẹ kể, Tâm từ biệt mẹ và cô Trinh ra đi, trở về hàng cơm mà vợ đang chờ. Hai người cùng đi dạo phố.)
Bỗng nhiên, Tâm giật lùi lại: Một bà cụ già khom lưng dựa bên một cô con gái, đi ra phía ga. Tâm nhận ra bà mẹ. Có lẽ bà cụ muốn được trông thấy con một lần nữa. Chắc bà tưởng Tâm đi xe hỏa. Chàng lộ vẻ khó chịu. Bà cụ còn ra đây làm gì? Tâm sợ lúc bà cụ lại khóc lóc, để cố giữ chàng lại. Hay nắm lấy áo chàng mà kể lể giữa chốn đông người. Chàng tưởng nghe thấy những câu bình phẩm to nhỏ, và trông thấy những cái mỉm cười chế giễu của mọi người. Vợ chàng sẽ nói thế nào?
- Thôi, chúng ta về ngay đi.
Tâm nói như người sốt ruột, giật cánh tay vợ rảo bước mau.
Đợi bà cụ đi khuất đầu phố, Tâm và vợ trở lại nhà hàng trả tiền, rồi đánh xe ra ngoài. Máy chạy đều, cái xe êm ru bắt đầu lướt trên đất.
Khi đến chỗ quặt quá ga, bỗng nhiên Tâm thoáng thấy đứng bên cạnh đường, một bà cụ già khom lưng dựa vào một cô con gái. Chiếc xe chạy bắn vọt bùn lên quần áo hai người. Trong một giây, Tâm thấy cặp mắt đen láy của cô gái quê mở to ngạc nhiên nhìn mình.
Tâm không ngoảnh lại, chàng nghĩ đến bà mẹ, đến cô Trinh vẫn chơi đùa với chàng thuở nhỏ. Song những hình ảnh ấy như xa xăm lắm, và Tâm vẫn thấy dửng dưng không bận tâm trí. Giữa những kỷ niệm ấy với Tâm, như có một cái bờ ngăn cản: xe ô tô, vợ chàng, cái đời sang trọng, sung sướng của chàng hiện giờ.
Phong cảnh đồng ruộng hai bên đường vùn vụt trốn lại sau như càng làm xa cách chàng với cảnh thôn quê cũ.
(Trích “Trở về ” - Thạch Lam, nguồn sachhayonline.com)
Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận cảm nhận về nhân vật Tâm và hình ảnh người mẹ trong đoạn trích truyện Trở về của Thạch Lam.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
- Học sinh biết tạo lập một bài văn nghị luận văn học đảm bảo đủ cấu trúc 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận cảm nhận về nhân vật Tâm và hình ảnh người mẹ trong đoạn trích truyện Trở về của Thạch Lam.c Triển khai vấn đề nghị luận
- Chia vấn đề nghị luận thành các luận điểm, luận cứ phù hợp, có sức thuyết phục; sử dụng tốt các thao tác lập luận; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng.
- HS có thể triển khai theo những cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
* Giới thiệu vấn đề nghị luận và nêu khái quát quan điểm của cá nhân về vấn đề.
* Triển khai vấn đề nghị luận: Cảm nhận về nhân vật Tâm và người mẹ trong đoạn trích.
a. Về nội dung:
* Tóm tắt sơ lược cốt truyện: Câu chuyện xoay quanh nhân vật chính tên Tâm, được người mẹ tần tảo sớm khuya nuôi dạy nên người. Tuy nhiên khi được ra thành phố, cuộc sống danh lợi hào nhoáng, kim tiền lấp lánh dường như khiến anh ta mờ mắt và quên đi người mẹ già ở quê nhà.
* Nhân vật Tâm:
- Đối với người mẹ: Tâm là một người con bất hiếu, tham giàu sang, bị cuộc sống giàu sang chốn phồn hoa làm tha hóa, thay đổi tính cách con người, chối bỏ cả mẹ già.
+ Trong khoảng thời gian sáu năm trời biền biệt ấy, Tâm chỉ gửi tiền hàng tháng về cho mẹ và tuyệt nhiên không một lời hỏi thăm, để tâm đến những bức thư mẹ gửi từ quê ra với biết bao sự săn sóc, ân cần.
+ Khi nhận được bức thư của mẹ: “Tâm chỉ đọc thoáng qua rồi không để ý đến”, thấy khó chịu bởi “nét chữ viết non nớt nguệch ngoạc, và lời lẽ quê kệch”.
+ Khi lấy vợ: không báo tin cho mẹ biết vì sợ bị phát hiện là mình có người mẹ nghèo khổ nơi quê nhà .
+ Khi bất đắc dĩ phải về thăm, Tâm đáp lại tình cảm của bà bằng sự thờ ơ cùng thái độ kiêu căng, hách dịch.
+ Tâm tự phụ mình là một người thành đạt, giàu sang và cho rằng người mẹ của mình, cô Trinh,...là kẻ quê kệch, kém cỏi và gần như không dành cho họ sự tôn trọng.
+ Không quan tâm đến tình cảm, cảm xúc của mẹ. Người mẹ già dù ít học nhưng đã nuôi anh ta khôn lớn trưởng thành.
+ Chẳng quan tâm và còn cảm thấy khó chịu khi thấy mẹ ở ga. Anh ta chỉ lo sợ rằng bà cụ sẽ khóc lóc kể lể, ái ngại những câu bình phẩm to nhỏ, cái mỉm cười chế giễu của mọi người mà không quan tâm đến cảm xúc người mẹ nghèo.
+ Giục vợ đi nhanh, sốt ruột rảo bước mà không thèm nhìn mẹ.
+ Dửng dưng khi thấy chiếc xe chạy bắn vọt bùn lên quần áo hai người. + Sống ích kỉ, thực dụng.
- Đối với cô hàng xóm: không chút tình nghĩa, kỉ niệm…
+ Dửng dưng lúc trông thấy cô hàng xóm tên Trinh tốt bụng vẫn chơi đùa cùng mình thuở nhỏ.
+ Kỉ niệm đẹp của tuổi thơ đối với Tâm giờ đây thật trẻ con và vô vị. Anh ta cảm thấy sẽ thật “điên rồ khi đi lấy một cô gái quê như Trinh để sống một cái đời tối tăm nghèo khổ”.
- Tâm trạng: trở về vội vã, ra đi cũng vội vã vì sợ vợ biết mẹ mình; nửa đau khổ khi rời đi, nửa vẫn dứt khoát ra đi theo tiếng gọi giàu sang nơi phố thị. Đồng tiền đã chiến thắng tình người trong Tâm…* Hình ảnh bà mẹ: một người mẹ già thương con, nghèo khổ, bất hạnh…
- Quan tâm, lo cho con, viết thư thăm con.
- Một người mẹ già tần tảo sớm hôm nuôi con ăn học, sống một mình ở quê, hi sinh tất cả vì con nhưng nhận lại là một sự thờ ơ, bất hiếu từ đứa con.
- Biết con đối xử tệ bạc với mình, người mẹ vẫn cố gắng đi ra ga để được trông thấycon.
b. Về nghệ thuật:
- Cốt truyện đơn giản.
- Miêu tả tâm lí, tính cách nhân vật; nghệ thuật kể chuyện, dựng cảnh...
- Ngôn ngữ: giản dị, nhẹ nhàng, giàu chất thơ…
- Ngôi kể thứ 3.
- Cách kể truyện sinh động, hấp dẫn.
- Các từ láy: dửng dưng, xa xăm, tha thiết…
c. Đánh giá chung:
- Nhân vật Tâm tiêu biểu cho hạng người chối bỏ quê hương, gia đình chạy theo cám dỗ tiền bạc, địa vị…
- Qua đó bộc lộ giá trị nhân đạo của tác phẩm và làm rõ phong cách viết truyện của Thạch Lam.d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việte. Sáng tạo
- Bài viết có luận điểm rõ ràng, lập luận thuyết phục, diễn đạt trong sáng, bài viết thể hiện được sự sáng tạo, độc đáo riêng.
- Chữ viết sạch đẹp, rõ ràng, văn phong lưu loát; không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu.Tham gia Cộng đồng Lazi trên các mạng xã hội | |
Fanpage: | https://www.fb.com/lazi.vn |
Group: | https://www.fb.com/groups/lazi.vn |
Kênh FB: | https://m.me/j/AbY8WMG2VhCvgIcB |
LaziGo: | https://go.lazi.vn/join/lazigo |
Discord: | https://discord.gg/4vkBe6wJuU |
Youtube: | https://www.youtube.com/@lazi-vn |
Tiktok: | https://www.tiktok.com/@lazi.vn |
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |