Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài lai tân

4 trả lời
Hỏi chi tiết
659
0
0
Nguyễn Thị Thương
01/08/2017 03:00:15
Soạn bài lai tân của Hồ Chí Minh
Câu 1. Bộ máy quan lại ở Lai Tân đã được miêu tả trong ba câu thơ đầu :
« Ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc
Giải người canh trưởng kiếm ăn quanh
Chong đèn, huyện trưởng làm công việc
Trời đất Lai Tân vẫn thái bình ».
- Tác giả nhằm vào những người đứng đầu ở mỗi cương vị của bộ máy nhà nước :
+ Ban trưởng nhà lao thường xuyên đánh bạc (Đánh bạc làm phạm pháp – Người đánh bạc ở ngoài thì bị bắt vào nhà giam nhưng trưởng ban nhà lao lại đánh bạc nhiều hơn ai hết).
+ Cảnh trưởng tham lam ăn tiền của phạm nhân bị giải.
+ Huyện trưởng chong đèn làm công việc. Nếu theo nghĩa huyện trưởng chăm chỉ làm việc thì cũng ngụ ý mỉa mai bởi lẽ không biết ông làm việc gì mà cấp dưới ăn chơi, ăn chặn quan vẫn không biết. Còn nếu hiểu theo nghĩa chong đèn hút thuốc phiện thì hợp logic phê phán, châm biếm từ câu 1 và câu 2.
- Ở câu 1 và câu 2 tác giả nói thẳng sự việc, để sự việc tự lên tiếng. Câu 3, thủ pháp châm biếm kín đáo, sâu sắc. Ban trưởng, cảnh trưởng, huyện trưởng, từ bé đến lớn đều không làm đúng. Chức năng người đại diện cho pháp luật. Từ đó cho thấy bộ máy cai trị của chính quyền Tưởng Giới Thạch từ trên xuống dưới đều hết sức thối nát, xấu xa. Quan trên lo hưởng lạc, quan liêu, vô trách nhiệm. Quan dưới tham nhũng, ăn chơi.
Câu 2. Sắc thái châm biếm, mỉa mai ở câu thơ cuối : « Trời đất Lai Tân vẫn thái bình ». Nhìn bề ngoài Lai Tân vẫn bình yên, nhưng xét trong mối liên hệ với ba câu đầu thì câu cuối hàm ý mỉa mai : Lai Tân thái bình chỉ là bề ngoài giả tạo. Thực chất bên trong bất ổn, thối nát vô cùng. Sự giả tạo đó đã diễn ra từ lâu, không có gì thay đổi càng nổi bật ý mỉa mai sự trì trệ của bộ máy chính quyền thời Tưởng.
Câu 3. Nghệ thuật châm biếm, trào phúng đa dạng :
- Đả kích trực tiếp bằng sự việc khách quan (2 câu đầu).
- Hình ảnh mỉa mai kín đáo (2 câu cuối)
Tóm lại : Đây là một bài thơ hiên thực trào phúng, một bức tranh thu nhỏ của chế độ nhà tù và chế độ xã hội thời Tưởng Giới Thạch (xấu xa, đồi bại, tham nhũng, quan liêu).

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Nguyễn Thị Thương
05/04/2018 17:08:13

Soạn bài: Lai tân

I. Về tác phẩm

   - Lai Tân là tên một địa danh nơi mà Bác đã trải qua trên con đường từ Thiên Giang đến Liễu Châu thuộc tỉnh Quảng Tây.

   - Bài thơ mang tên địa danh này là bài thứ 97 trong số 134 bài thơ của tập Nhật kí trong tù, nó cho thấy hiện trạng đen tối, thối nát của một xã hội tưởng là yên ấm, tốt lành.

II. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 45 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Trong ba câu đầu, Hồ Chí Minh vẽ lên ba bộ mặt thật của bộ máy quan lại ở Lai Tân:

   - Lão giám ngục (ban trưởng nhà lao) đánh bạc ngày này qua ngày khác.

   - Viên cảnh sát trưởng: ăn tiền của phạm nhân.

   - Quan huyện: chong đèn hút thuốc phiện.

=> Cả ba người trên đại diện cho pháp luật, bảo vệ công lí nhưng hành vi lại phi pháp. Nhà tù là nơi cải hóa người xấu thành người tốt nhưng với những kẻ cai quản như vật thì không thể làm cho xã hội “thái bình” được.

Câu 2 (trang 45 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

Câu thơ cuối là một lời châm biếm, mỉa mai rất sắc sảo. Ba tiếng Thái bình thiên (vẫn thái bình) hạ một cách tự nhiên, nhẹ nhàng. Giọng điệu dửng dưng, nhưng hiệu quả châm biếm thâm thúy, sâu sắc. Cảnh thái bình giả tạo, một xã hội suy đồi đã tồn tại rất lâu ở đất nước này.

=> Bức tranh thu nhỏ của xã hội Trung Quốc mục nát với lũ quan lại tham nhũng, quan liêu.

Câu 3 (trang 45 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2):

   Bài thơ có kết cấu đặc biệt; ba câu đầu chỉ đơn thuần kể. Điểm nút của cả bài chính là ở câu thứ tư. Nó làm bật ra toàn bộ tư tưởng của bài.

   Bài thơ in đậm bút pháp chấm phá của thơ Đường, lời thơ ngắn gọn, súc tích.

0
0
CenaZero♡
05/04/2018 17:08:14

Soạn bài: Lai tân (Hồ Chí Minh)

Bố cục: 2 phần

- Phần 1 (3 câu đầu): là 3 câu tự sự nói về hành vi thường thấy ở 3 viên quan ở Lai Tân.

- Phần 2 (câu cuối): là một lời kết luận, một nhận xét, đánh giá của tác giả.

Câu 1: Bộ máy quan lại ở Lai Tân đã được miêu tả trong ba câu thơ đầu:

 "Ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc Giải người canh trưởng kiếm ăn quanh Chong đèn, huyện trưởng làm công việc Trời đất Lai Tân vẫn thái bình". 

- Tác giả nhằm vào những người đứng đầu ở mỗi cương vị của bộ máy nhà nước:

    + Ban trưởng nhà lao thường xuyên đánh bạc (Đánh bạc làm phạm pháp – Người đánh bạc ở ngoài thì bị bắt vào nhà giam nhưng trưởng ban nhà lao lại đánh bạc nhiều hơn ai hết).

    + Cảnh trưởng tham lam ăn tiền của phạm nhân bị giải.

    + Huyện trưởng chong đèn làm công việc. Nếu theo nghĩa huyện trưởng chăm chỉ làm việc thì cũng ngụ ý mỉa mai bởi lẽ không biết ông làm việc gì mà cấp dưới ăn chơi, ăn chặn quan vẫn không biết. Còn nếu hiểu theo nghĩa chong đèn hút thuốc phiện thì hợp logic phê phán, châm biếm từ câu 1 và câu 2.

- Ở câu 1 và câu 2 tác giả nói thẳng sự việc, để sự việc tự lên tiếng. Câu 3, thủ pháp châm biếm kín đáo, sâu sắc. Ban trưởng, cảnh trưởng, huyện trưởng, từ bé đến lớn đều không làm đúng. Chức năng người đại diện cho pháp luật. Từ đó cho thấy bộ máy cai trị của chính quyền Tưởng Giới Thạch từ trên xuống dưới đều hết sức thối nát, xấu xa. Quan trên lo hưởng lạc, quan liêu, vô trách nhiệm. Quan dưới tham nhũng, ăn chơi.

Câu 2:

- Tưởng rằng kết bài sẽ là một lời buộc tội gay gắt nhưng câu thơ cuối buông ra lại quá nhẹ nhàng, mát mẻ. Đại loạn thế, thối nát thế mà "Trời đất Lai Tân vẫn thái bình".

– "Thái bình" là nhãn tự, là trục hút châm biếm của cả bài thơ. Hoá ra tình trạng ấy là chuyện bình thường, chuyện bản chất của guồng máy cai trị nơi đây. Chỉ một chữ ấy mà xé toang tất cả sự "thái bình" dối trá nhưng thực sự là "đại loạn bên trong".

- Không "đao to búa lớn" mà theo như cách dân gian thường nói là "Mát nước thối cỏ", lối châm biếm nhẹ nhàng, mát mẻ của HCM đã có tác dụng lật tẩy bản chất của cả bộ máy nhà nước ở Lai Tân.Qủa là một đòn đã kích độc đáo và bất ngờ.

Câu 3:

Bài thơ có một cách cấu tứ bất ngờ. Như trên đã nói, ba câu thơ đầu chỉ thuần kể việc. Điểm nút chính là câu thơ thứ tư. Nó làm bật ra toàn bộ tư tưởng của bài. Nó làm bung vỡ tất cả cái ý châm biếm mỉa mai hướng đến sự thối nát đến tận xương tủy của cái xã hội Tưởng Giới Thạch.

Bài thơ cũng in đậm cái bút pháp chấm phá của thơ Đường. Lời thơ ngắn gọn, súc tích. Không cầu kì câu chữ, nhưng có thể nói: chỉ với bốn câu thơ ngắn, nhà thơ đã vẽ nên cái bản chất của cả chế độ xã hội mục nát đến vô cùng. Sức chiến đấu, chất "thép" của bài thơ nhẹ nhàng mà quyết liệt chính là ở đó.

0
0
Trần Đan Phương
07/04/2018 11:23:00

Soạn bài: Lai tân (Hồ Chí Minh)

Bố cục: 2 phần

- Phần 1 (3 câu đầu): là 3 câu tự sự nói về hành vi thường thấy ở 3 viên quan ở Lai Tân.

- Phần 2 (câu cuối): là một lời kết luận, một nhận xét, đánh giá của tác giả.

Câu 1: Bộ máy quan lại ở Lai Tân đã được miêu tả trong ba câu thơ đầu:

 "Ban trưởng nhà lao chuyên đánh bạc Giải người canh trưởng kiếm ăn quanh Chong đèn, huyện trưởng làm công việc Trời đất Lai Tân vẫn thái bình". 

- Tác giả nhằm vào những người đứng đầu ở mỗi cương vị của bộ máy nhà nước:

    + Ban trưởng nhà lao thường xuyên đánh bạc (Đánh bạc làm phạm pháp – Người đánh bạc ở ngoài thì bị bắt vào nhà giam nhưng trưởng ban nhà lao lại đánh bạc nhiều hơn ai hết).

    + Cảnh trưởng tham lam ăn tiền của phạm nhân bị giải.

    + Huyện trưởng chong đèn làm công việc. Nếu theo nghĩa huyện trưởng chăm chỉ làm việc thì cũng ngụ ý mỉa mai bởi lẽ không biết ông làm việc gì mà cấp dưới ăn chơi, ăn chặn quan vẫn không biết. Còn nếu hiểu theo nghĩa chong đèn hút thuốc phiện thì hợp logic phê phán, châm biếm từ câu 1 và câu 2.

- Ở câu 1 và câu 2 tác giả nói thẳng sự việc, để sự việc tự lên tiếng. Câu 3, thủ pháp châm biếm kín đáo, sâu sắc. Ban trưởng, cảnh trưởng, huyện trưởng, từ bé đến lớn đều không làm đúng. Chức năng người đại diện cho pháp luật. Từ đó cho thấy bộ máy cai trị của chính quyền Tưởng Giới Thạch từ trên xuống dưới đều hết sức thối nát, xấu xa. Quan trên lo hưởng lạc, quan liêu, vô trách nhiệm. Quan dưới tham nhũng, ăn chơi.

Câu 2:

- Tưởng rằng kết bài sẽ là một lời buộc tội gay gắt nhưng câu thơ cuối buông ra lại quá nhẹ nhàng, mát mẻ. Đại loạn thế, thối nát thế mà "Trời đất Lai Tân vẫn thái bình".

– "Thái bình" là nhãn tự, là trục hút châm biếm của cả bài thơ. Hoá ra tình trạng ấy là chuyện bình thường, chuyện bản chất của guồng máy cai trị nơi đây. Chỉ một chữ ấy mà xé toang tất cả sự "thái bình" dối trá nhưng thực sự là "đại loạn bên trong".

- Không "đao to búa lớn" mà theo như cách dân gian thường nói là "Mát nước thối cỏ", lối châm biếm nhẹ nhàng, mát mẻ của HCM đã có tác dụng lật tẩy bản chất của cả bộ máy nhà nước ở Lai Tân.Qủa là một đòn đã kích độc đáo và bất ngờ.

Câu 3:

Bài thơ có một cách cấu tứ bất ngờ. Như trên đã nói, ba câu thơ đầu chỉ thuần kể việc. Điểm nút chính là câu thơ thứ tư. Nó làm bật ra toàn bộ tư tưởng của bài. Nó làm bung vỡ tất cả cái ý châm biếm mỉa mai hướng đến sự thối nát đến tận xương tủy của cái xã hội Tưởng Giới Thạch.

Bài thơ cũng in đậm cái bút pháp chấm phá của thơ Đường. Lời thơ ngắn gọn, súc tích. Không cầu kì câu chữ, nhưng có thể nói: chỉ với bốn câu thơ ngắn, nhà thơ đã vẽ nên cái bản chất của cả chế độ xã hội mục nát đến vô cùng. Sức chiến đấu, chất "thép" của bài thơ nhẹ nhàng mà quyết liệt chính là ở đó.

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo