Ở một loài thực vật lưỡng bội, allele A quy định thân cao trội hoàn toàn so với allele a quy định thân thấp; allele B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với allele b quy định hoa vàng. Các gene nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau. Cho 3 cây thân thấp, hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1. Biết rằng không có đột biến xảy ra. Theo lí thuyết, mỗi nhận định sau đây là đúng hay sai?
a) Sự di truyền hai tính trạng trên tuân theo quy luật phân li độc lập.
b) Các cây thân thấp, hoa đỏ P đều có kiểu gene aaBB.
c) F1 có thể phân li theo tỉ lệ 3 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa vàng.
d) F1 có thể phân li theo tỉ lệ 5 cây thân thấp, hoa đỏ : 1 cây thân thấp, hoa vàng.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
a) Đúng. Sự di truyền hai tính trạng trên tuân theo quy luật phân li độc lập do các gene quy định các tính trạng nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau.
b) Sai. Các cây thân thấp, hoa đỏ P có kiểu gene aaBB hoặc aaBb.
Bài toán này có 2 cặp tính trạng nhưng tính trạng chiều cao thân là tính trạng lặn nên khi tự thụ phấn luôn cho đời con có 100% cây thân thấp. Do vậy có thể loại bỏ tính trạng chiều cao, chỉ cần xét tính trạng màu hoa để giải nhanh c) và d).
c) Đúng. Nếu 3 cây đều có kiểu gen Bb tự thụ phấn sẽ cho F1 có 3 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng.
d) Đúng. Nếu trong 3 cây P, có 1 cây BB và 2 cây Bb 13BB:23Bb tự thụ phấn sẽ cho F1 có 5 cây hoa đỏ : 1 cây hoa vàng.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |