Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu

Đọc văn bản sau:
Trong một buổi sáng đã có hai người nói với Trần Bình Trọng nhiều điều có ích. Họ
chỉ là người lính, người dân bình thường, nhưng đều đã trải qua nhiều trận chiến đấu gay go.
Họ đã làm cho Trần Bình Trọng vui lòng và tin rằng họ sẽ làm tròn những công việc ông giao
cho. Kể từ khi đất nước có giặc xâm lược, Trần Bình Trọng đã mắt thấy tai nghe nhiều sự việc
chứng tỏ tài năng và lòng yêu nước của những người không phải dòng dõi quý tộc. Ông đã
được thấy những người lính bình thường lăm lăm ngọn giáo ngắn trong tay, xông thẳng tới
trước những tên tướng Nguyên và dùng ngọn giáo ngắn ấy đánh ngã tướng giặc cưỡi trên lưng
những con ngựa cao lớn. Ông đã từng giao nhiều việc quân cho những người lính của mình.
[…]
Ông già làng Xuân Đình chẳng những giảng giải cho Trần Bình Trọng nghe rất kỹ về thế
đất vùng Thiên Mạc, mà ông ta còn nhận xét rất đúng phép dùng binh: với thế đất như thế,
cách bày trận sẽ phải ra sao. Ông ta nói:
- Dải cát sa bồi này chạy dài tít tắp, không rõ đâu là bến bờ. Mặt trước bãi cát là con
sông Thiên Mạc rộng mênh mông. Mặt sau lưng nó là bãi lầy Màn Trò ăn mãi vào sâu hàng
trăm dặm. Chỗ chúng ta đứng đây là địa thế làng Xuân Đình. Xuân Đình ở đầu bãi lầy Màn
Trò, nhưng cũng ở đầu dải cát sa bồi. Từ trước đến nay, ai cũng cho rằng trong bãi lầy không
có người ở. Giặc Nguyên hơn ta về quân cưỡi ngựa, ta giỏi hơn chúng về tài đánh trên sông.
Nếu như trận đánh xảy ra ở đây, giặc sẽ tránh giao chiến trên sông Thiên Mạc với ta. Chúng
sẽ rút lên dải cát sa bồi này, lập thế trận dựa lưng vào bãi Màn Trò để quyết chiến với ta trên
vùng đất khô ráo quen với vó ngựa của chúng.
Trần Bình Trọng suy nghĩ về lời nói của ông già:
- Có phải ông lão cho rằng tướng giặc sẽ lấy dải cát sa bồi này làm đất quyết chiến
không?
- Chính vậy đấy! Nhưng ta có cách buộc chúng không thể quyết chiến ở đây mà phải chịu
những đòn ta đánh ở chỗ khác và ở những hướng khác với ý muốn của chúng.
- Ông lão nói nốt đi!- Trần Bình Trọng giục, rõ ràng câu chuyện đã khiến ông thật sự
quan tâm.
- Đây nhé! Tướng quân xem, chúng muốn đổ quân lên bộ cũng phải dùng những bến
thuyền này. Bởi vì ở đây bờ sông thấp, lại có những vụng nhỏ tránh được sóng gió. Nhưng
chúng không bao giờ nghĩ rằng chúng có thể bị đánh từ cửa Hàm Tử trở xuống, vì rằng bên
kia cửa Hàm Tử là bến Chương Dương thẳng đường về Thăng Long, giặc sẽ dễ dàng ra cứu.
Trần Bình Trọng khen thầm. Ông khẽ gật đầu và giơ tay chỉ về phía Màn Trò hỏi tiếp:
- Ông lão định phục binh trong đó để đánh vỗ vào lưng quân giặc phải không?
- Ấy là nếu lão cầm quân, chứ lão đã trên bảy mươi tuổi đầu rồi và cũng chẳng ai bái lão
làm tướng. Nhưng nếu lão cầm quân, lão sẽ bày trận như vậy đó!
Gương mặt Trần Bình Trọng rạng rỡ hẳn lên. Ông nói to với ông già Xuân Đình:
- Ông lão nói rất đúng. Ta cũng sẽ phục quân trong Màn Trò. Như thế, nếu giặc phải
giao chiến trên sông Thiên Mạc hay trên bãi sa bồi này chúng đều phải đánh trên thế đất chết
của chúng. Binh pháp cũng nói như vậy đấy!
(Trích Bên bờ Thiên Mạc – Chương 3, Hà Ân, NXB Kim Đồng)
 
Lựa chọn đáp án đúng:
Câu 1. Bối cảnh lịch sử của đoạn trích trên là:
A. Cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên Mông xâm lược của quân dân nhà Trần
B. Thời vua Lê, chúa Trịnh, xã hội phong kiến suy tàn.
C. Cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc.
D. Trong thời kì hòa bình hiện nay.
Câu 2. Nhân vật ông già làng Xuân Đình được nói đến trong đoạn trích là ai?
A. Một vị tướng đã giúp nhà Trần đánh giặc.
B. Một người dân thường, có kinh nghiệm đánh giặc.
C. Một vị thần sông.
D. Một người có danh tiếng trong dòng dõi họ Trần.
Câu 3. Trong văn bản trên, người kể chuyện là ai?
A. Người kể xưng “tôi” và là nhân vật trong truyện.
 
B. Người kể xưng “chúng tôi” và là nhân vật trong truyện.
C. Người kể không tham gia vào câu chuyện.
D. Người kể mang tên một nhân vật trong câu chuyện.
Câu 4. Nhân vật trong văn bản trên chủ yếu khắc họa ở phương diện nào?
A. Hình dáng
B. Tâm trạng
C. Hành động
D. Lời nói
Câu 5. Tác dụng của phép so sánh trong câu: “Giặc Nguyên hơn ta về quân cưỡi ngựa, ta giỏi
hơn chúng về tài đánh trên sông” là:
A. Khẳng định lợi thế của quân ta là đánh trên sông, để tìm ra kế sách đánh bại giặc.
B. Ca ngợi sức mạnh và ý chí quyết tâm của quân ta.
C. Khẳng định sức mạnh ghê gớm của quân giặc.
D. Thể hiện khao khát đánh thắng giặc.
Câu 6. Vì sao Trần Bình Trọng quyết định cho quân mai phục ở bãi Màn Trò?
A. Vì dải cát sa bồi này chạy dài tít tắp, không rõ đâu là bến bờ.
B. Vì mặt trước bãi cát là con sông Thiên Mạc rộng mênh mông.
C. Vì nơi đây gần làng Xuân Đình.
D. Vì đây là đất chết của quân giặc.
Câu 7. Đâu là nhận xét không đúng về nhân vật ông già Xuân Đình trong đoạn trích?
A. Có trí tuệ, giàu kinh nghiệm đánh giặc.
B. Hiểu biết về địa lí của vùng đất Thiên Mạc.
C. Có lòng yêu nước, muốn đóng góp sức lực vào cuộc kháng chiến của dân tộc.
D. Muốn cho Trần Bình Trọng biết mình là người hiểu biết về lũ giặc như thế nào.
Câu 8. Tác giả bộc lộ thái độ, tình cảm như thế nào đối với câu chuyện và nhân vật được kể?
A. Lo lắng, sợ hãi.
B. Bình tĩnh, vui vẻ.
C. Khâm phục, tự hào, biết ơn.
D. Say sưa, ngất ngây.
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
40
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Dưới đây là các câu trả lời cho các câu hỏi trong đoạn trích:

**Câu 1:** Bối cảnh lịch sử của đoạn trích trên là:
**A. Cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên Mông xâm lược của quân dân nhà Trần**

**Câu 2:** Nhân vật ông già làng Xuân Đình được nói đến trong đoạn trích là ai?
**B. Một người dân thường, có kinh nghiệm đánh giặc.**

**Câu 3:** Trong văn bản trên, người kể chuyện là ai?
**C. Người kể không tham gia vào câu chuyện.**

**Câu 4:** Nhân vật trong văn bản trên chủ yếu khắc họa ở phương diện nào?
**D. Lời nói.**

**Câu 5:** Tác dụng của phép so sánh trong câu: “Giặc Nguyên hơn ta về quân cưỡi ngựa, ta giỏi hơn chúng về tài đánh trên sông” là:
**A. Khẳng định lợi thế của quân ta là đánh trên sông, để tìm ra kế sách đánh bại giặc.**

**Câu 6:** Vì sao Trần Bình Trọng quyết định cho quân mai phục ở bãi Màn Trò?
**D. Vì đây là đất chết của quân giặc.**

**Câu 7:** Đâu là nhận xét không đúng về nhân vật ông già Xuân Đình trong đoạn trích?
**D. Muốn cho Trần Bình Trọng biết mình là người hiểu biết về lũ giặc như thế nào.**

**Câu 8:** Tác giả bộc lộ thái độ, tình cảm như thế nào đối với câu chuyện và nhân vật được kể?
**C. Khâm phục, tự hào, biết ơn.**

Các câu trả lời trên được đưa ra dựa trên nội dung và ý nghĩa của đoạn trích đã cho.
0
0
Như Quỳnh
14/10 19:52:59
+5đ tặng

Câu 1. Bối cảnh lịch sử của đoạn trích trên là:
A. Cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên Mông xâm lược của quân dân nhà Trần

Câu 2. Nhân vật ông già làng Xuân Đình được nói đến trong đoạn trích là ai?
B. Một người dân thường, có kinh nghiệm đánh giặc.

Câu 3. Trong văn bản trên, người kể chuyện là ai?
C. Người kể không tham gia vào câu chuyện.

Câu 4. Nhân vật trong văn bản trên chủ yếu khắc họa ở phương diện nào?
D. Lời nói

Câu 5. Tác dụng của phép so sánh trong câu: “Giặc Nguyên hơn ta về quân cưỡi ngựa, ta giỏi hơn chúng về tài đánh trên sông” là:
A. Khẳng định lợi thế của quân ta là đánh trên sông, để tìm ra kế sách đánh bại giặc.

Câu 6. Vì sao Trần Bình Trọng quyết định cho quân mai phục ở bãi Màn Trò?
D. Vì đây là đất chết của quân giặc.

Câu 7. Đâu là nhận xét không đúng về nhân vật ông già Xuân Đình trong đoạn trích?
D. Muốn cho Trần Bình Trọng biết mình là người hiểu biết về lũ giặc như thế nào.

Câu 8. Tác giả bộc lộ thái độ, tình cảm như thế nào đối với câu chuyện và nhân vật được kể?
C. Khâm phục, tự hào, biết ơn.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Đặng Mỹ Duyên
14/10 19:53:53
+4đ tặng
Câu 1: Bối cảnh lịch sử của đoạn trích trên là:
A. Cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên Mông xâm lược của quân dân nhà Trần.
 
Câu 2: Nhân vật ông già làng Xuân Đình được nói đến trong đoạn trích là ai?
B. Một người dân thường, có kinh nghiệm đánh giặc.
Câu 3: Trong văn bản trên, người kể chuyện là ai?
C. Người kể không tham gia vào câu chuyện.
 
Câu 4: Nhân vật trong văn bản trên chủ yếu khắc họa ở phương diện nào?
D. Lời nói.
Câu 5: Tác dụng của phép so sánh trong câu: “Giặc Nguyên hơn ta về quân cưỡi ngựa, ta giỏi hơn chúng về tài đánh trên sông” là:
A. Khẳng định lợi thế của quân ta là đánh trên sông, để tìm ra kế sách đánh bại giặc.
 
Câu 6: Vì sao Trần Bình Trọng quyết định cho quân mai phục ở bãi Màn Trò?
D. Vì đây là đất chết của quân giặc.
 
Câu 7: Đâu là nhận xét không đúng về nhân vật ông già Xuân Đình trong đoạn trích?
D. Muốn cho Trần Bình Trọng biết mình là người hiểu biết về lũ giặc như thế
Câu 8: Tác giả bộc lộ thái độ, tình cảm như thế nào đối với câu chuyện và nhân vật được kể?
C. Khâm phục, tự hào, biết ơn.
Đặng Mỹ Duyên
Chấm nhé ❤️

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×