Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi

ĐỀ 6: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi (6 điểm)

NGẮM TRĂNG

Phiên âm:

Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,
Đối thử lương tiêu nại nhược hà?
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.

Dịch thơ:

Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ

Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ

                         (Trích Ngắm trăng, Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh)

Câu 1: Bài thơ được làm theo thể thơ nào?

A. Thất ngôn tứ tuyệt                                                 B. Thất ngôn bát cú

C. Ngũ ngôn                                                                            D. Tự do

Câu 2: Bài thơ được sáng tác bằng chữ?

A. Chữ quốc ngữ           B. Chữ Hán  C. Chữ Nôm                D. Chữ Pháp

Câu 3: Tập thơ Nhật kí trong tù được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

A. Trong hoàn cảnh Bác Hồ đang hoạt động cách mạng ở Pháp.

B. Trong hoàn cảnh Bác Hồ bị giam trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch ở Quảng Tây (Trung Quốc).

C. Trong thời gian Bác Hồ ở Việt Bắc để lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta.

D. Trong thời gian Bác Hồ ở Hà Nội để lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống

Câu 4: " Minh nguyệt " có nghĩa là gì?

A. Trăng sáng          B. Trăng đẹp            C. Trăng soi        D. Ngắm trăng

Câu 5: Dòng nào nói đúng nhất hoàn cảnh ngắm trăng của Bác Hồ trong bài thơ “Ngắm trăng”?

A. Trong khi đang đàm đạo việc quân trên thuyền.

B. Trong đêm không ngủ vì lo lắng cho vận mệnh đất nước.

C. Trong nhà tù thiếu thốn không rượu cũng không hoa.

Câu 6: Hai câu thơ đầu giúp ta hình dung tâm trạng của người như nào?

A. Người đang bị giam trong tù với tâm trạng lo nghĩ, thất vọng

B. Ung dung, thả hồn mình hòa với thiên nhiên

D. Có những suy tư, lo lắng cho con đường cách mạng của minh

D. Trên đường đi hiu quạnh từ nhà tù này sang nhà tù khác.

Câu 7: Câu thơ cuối Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

A. So sánh                   C. ẩn dụ                     B. Điệp từ       D. Nhân hoá

Câu 8: Ý nào không đúng về bài thơ Ngắm trăng?

A. Bài thơ đơn thuần tả và kể chuyện ngắm trăng

B. Bài thơ trích trong tập Nhật kí trong tù.

C. Bài thơ vừa có nghĩa đen, vừa có nghĩa bóng.

D. Nguyên bản bài thơ viết theo thể tứ tuyệt.

Câu 9. Đọc bài thơ em học tập được điều gì ở Bác?

Câu 10. Viết đoạn văn từ 8 - 10 dòng trình bày cảm nhận của em về hai câu thơ cuối?

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
68
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Dưới đây là câu trả lời cho các câu hỏi liên quan đến đoạn trích bài thơ "Ngắm trăng" trong tập "Nhật kí trong tù" của Hồ Chí Minh:

**Câu 1:** Bài thơ được làm theo thể thơ nào?
- **B. Thất ngôn bát cú**

**Câu 2:** Bài thơ được sáng tác bằng chữ?
- **B. Chữ Hán**

**Câu 3:** Tập thơ Nhật kí trong tù được sáng tác trong hoàn cảnh nào?
- **B. Trong hoàn cảnh Bác Hồ bị giam trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch ở Quảng Tây (Trung Quốc).**

**Câu 4:** "Minh nguyệt" có nghĩa là gì?
- **A. Trăng sáng**

**Câu 5:** Dòng nào nói đúng nhất hoàn cảnh ngắm trăng của Bác Hồ trong bài thơ “Ngắm trăng”?
- **C. Trong nhà tù thiếu thốn không rượu cũng không hoa.**

**Câu 6:** Hai câu thơ đầu giúp ta hình dung tâm trạng của người như nào?
- **A. Người đang bị giam trong tù với tâm trạng lo nghĩ, thất vọng**

**Câu 7:** Câu thơ cuối "Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ" sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
- **D. Nhân hoá**

**Câu 8:** Ý nào không đúng về bài thơ Ngắm trăng?
- **A. Bài thơ đơn thuần tả và kể chuyện ngắm trăng**

**Câu 9:** Đọc bài thơ em học tập được điều gì ở Bác?
- Em học tập được tinh thần lạc quan, yêu thiên nhiên và tâm hồn nghệ sĩ của Bác Hồ, cũng như khả năng tìm kiếm vẻ đẹp trong những hoàn cảnh khó khăn.

**Câu 10:** Viết đoạn văn từ 8 - 10 dòng trình bày cảm nhận của em về hai câu thơ cuối?
- Hai câu thơ cuối "Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ / Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ" không chỉ giúp ta hình dung ra hình ảnh Bác Hồ đang ngắm trăng trong cảnh tù đày mà còn thể hiện mối liên hệ giữa con người với thiên nhiên. Dù đang ở trong tình thế ngặt nghèo, Bác vẫn tìm thấy vẻ đẹp từ ánh trăng. Hình ảnh "trăng nhòm khe cửa" như một sự an ủi, tiếp thêm sức mạnh cho tâm hồn người chiến sĩ cách mạng. Phép nhân hóa ở đây làm cho ánh trăng trở nên gần gũi, ấm áp, thể hiện tâm hồn rộng mở, sự tự do trong tâm tưởng của Bác giữa bốn bức tường tù. Đó là tinh thần lạc quan và yêu đời, một bài học quý giá cho thế hệ hôm nay.
0
0
Đặng Mỹ Duyên
17/10 05:34:11
+5đ tặng
Câu 1:A. Thất ngôn tứ tuyệt
 
Câu 2:B. Chữ Hán
 
Câu 3: B. Trong hoàn cảnh Bác Hồ bị giam trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch ở Quảng Tây (Trung Quốc).
 
Câu 4: A. Trăng sáng
 
Câu 5:C. Trong nhà tù thiếu thốn không rượu cũng không hoa.
 
Câu 6:B. Ung dung, thả hồn mình hòa với thiên nhiên
 
Câu 7:D. Nhân hóa
 
Câu 8:A. Bài thơ đơn thuần tả và kể chuyện ngắm trăng
 
---
 
Câu 9:Qua bài thơ *Ngắm trăng*, em học tập được từ Bác tinh thần lạc quan, tình yêu thiên nhiên ngay cả trong hoàn cảnh khó khăn, khắc nghiệt nhất. Dù bị giam cầm trong ngục tối, Bác vẫn giữ được tâm hồn thanh cao, không bị hoàn cảnh làm lung lay. Từ đó, em hiểu rằng sự yêu đời, mạnh mẽ trong mọi hoàn cảnh sẽ giúp vượt qua khó khăn trong cuộc sống.
 
Câu 10: Hai câu thơ cuối:  
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,  
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ
 
Trong hai câu thơ này, Bác đã dùng phép nhân hóa để miêu tả mối quan hệ đặc biệt giữa con người và thiên nhiên. Trăng không chỉ là một hình ảnh tĩnh mà còn trở thành một người bạn đồng hành, một người bạn tri âm với thi nhân. Điều này thể hiện sự hòa hợp tuyệt đối giữa con người và thiên nhiên, cho thấy tình yêu thiên nhiên của Bác rất sâu sắc và không bị ngăn cách bởi cảnh ngục tù. Cách nhìn đầy lạc quan và tự do này cũng phản ánh tinh thần mạnh mẽ, vững vàng của Bác trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×