Đọc văn bản sau:
KIẾN VÀ CHÂU CHẤU
Vào một ngày hè nắng chói chang và gió thổi mát rượi, một chú châu chấu xanh nhảy tanh tách trên cánh đồng, miệng chú ca hát ríu ra ríu rít. Bỗng chú bắt gặp bạn kiến đi ngang qua, bạn ấy đang còng lưng cõng một hạt ngô để tha về tổ. Châu chấu cất giọng rủ rê:
“Bạn kiến ơi, thay vì làm việc cực nhọc, chi bằng bạn hãy lại đây trò chuyện và đi chơi thoả thích cùng tớ đi!”.
Kiến trả lời: “Không, tớ bận lắm, tớ còn phải đi kiếm thức ăn để dự trữ cho mùa đông sắp tới. Bạn cũng nên làm như vậy đi bạn châu chấu ạ”.
“Còn lâu mới tới mùa đông, bạn chỉ khéo lo xa”. Châu chấu mỉa mai.
Kiến dường như không quan tâm tới những lời của châu chấu xanh, nó tiếp tục tha mồi về tổ một cách chăm chỉ và cần mẫn.
Thế rồi mùa đông lạnh lẽo cũng tới, thức ăn trở nên khan hiếm, châu chấu xanh vì mải chơi không chuẩn bị lương thực nên giờ sắp kiệt sức vì đói và rét. Còn bạn kiến của chúng ta thì có một mùa đông no đủ với một tổ đầy những ngô, lúa mì mà bạn ấy đã chăm chỉ tha về suốt cả mùa hè.
(Truyện ngụ ngôn “Kiến và Châu chấu”- trang 3-NXB thông tin)
Câu 1: Chú châu chấu đã ở đâu và làm gì trong một ngày hè nắng chói chang và gió thổi mát rượi? Châu chấu đã rủ kiến làm gì cùng mình?
A. Nhảy tanh tách trên cánh đồng, miệng ca hát ríu ra ríu rít.
B. Giúp châu chấu mẹ dọn dẹp nhà cửa.
C. Cần cù thu nhập đồ ăn dự trữ cho mùa đông.
D. Siêng năng làm bài tập về nhà cô giáo phát.
Câu 2: Châu chấu đã rủ kiến làm gì cùng mình?
A. Trò chuyện và đi chơi thỏa thích.
B. Cùng nhau chuẩn bị lương thực cho mùa đông.
C. Cùng nhau thu hoạch rau củ trên cánh đồng.
D. Cùng nhau về nhà châu chấu chơi.
Câu 3: Theo em, châu chấu gợi liên tưởng đến kiểu người nào trong cuộc sống?
A. Những người vô lo, lười biếng.
B. Những người biết lo xa.
C. Những người chỉ biết hưởng thụ.
D. Những người chăm chỉ.
Câu 4: Để có một mùa đông no đủ, kiến đã làm gì?
A. Kiến ca hát, vui chơi trên cánh đồng.
B. Kiến chăm chỉ đi kiếm thức ăn để dự trữ cho mùa đông.
C. Kiến được châu chấu giúp đỡ.
D. Kiến xin bố mẹ cho nhiều lương thực.
Câu 5: Truyện “Kiến và Châu chấu” thuộc thể loại nào?
A. Thần thoại.
B. Truyện ngụ ngôn
C. Truyền thuyết
D. Truyện đồng thoại
Câu 6: Em hiểu thế nào về ý nghĩa của từ “kiệt sức”?
Câu 7: Nếu là châu chấu trong câu chuyện, em sẽ làm gì trước lời khuyên của kiến?
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |