Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

GA-LI-LÊ VÀ THÍ NGHIỆM RƠI TỰ DO Ga-li-lê (Galileo Galilei, 1564-1642) sinh ra và lớn lên tại thành phốPisa,nước Ý. Ga-li-lê luôn nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu khoa học, dù là hiện tượng không còn mới lạ ông cũng muốn nghiên cứu đến tận gốc rễ ván đề. Trước đó, nhà khoa học người Hy Lạp - A-ri-stốt (Aristotle) đã từng cho rằng tốc độ rơi của vật thể là không giống nhau, vật thể càng nặng thi tốc độ rơi càng nhanh. 1 800 năm trước đó, mọi người luôn coi học thuyết này là một chân lí không có) gì ...

GA-LI-LÊ VÀ THÍ NGHIỆM RƠI TỰ DO

Ga-li-lê (Galileo Galilei, 1564-1642) sinh ra và lớn lên tại thành phốPisa,nước Ý. Ga-li-lê luôn nỗ lực tìm tòi, nghiên cứu khoa học, dù là hiện tượng không còn mới lạ ông cũng muốn nghiên cứu đến tận gốc rễ ván

đề. Trước đó, nhà khoa học người Hy Lạp - A-ri-stốt (Aristotle) đã từng cho rằng tốc độ rơi của vật thể là không giống nhau, vật thể càng nặng thi tốc độ rơi càng nhanh. 1 800 năm trước đó, mọi người luôn coi học thuyết này là một chân lí không có) gì phải nghi ngờ. Nhưng Ga-li-lê đã dựa vào kiến thức khoa học của mình để đặt nghi vấn với học thuyết của A-ri-stót.Sau khi suy nghĩ kĩ càng, Ga-li-lê đã lựa chọn một toà tháp chuông đểtiến hành thí nghiệm. Ông mang theo hai quả cầu sắt có kích thước giống nhau nhưng trọng lượng khác nhau. Một quả cầu sắt đặc lòng có trọng lượng 100 kilôgam; quả cầu sắt còn lại rỗng bên trong nặng 1 kilôgam.Ông đứng trên toà tháp nhìn xuống. Bên dưới mọi người bàn tán xôn xao,có người chế giễu: “Ông ta đúng là không biết tự lượng sức mình, làm sao mà học thuyết của A-ri-stốt có thể sai được chứ!”.

Cuộc thí nghiệm bắt đầu, Ga-li-lê hét lớn: “Mọi người hãy nhìn rõ,quả cầu sắt sẽ rơi xuống bây giờ.”. Dứt lời, hai tay ông cùng lúc buông ra,hai quả cầu rơi xuống cùng một lúc, đồng thời gần như cũng chạm đất cùng một lúc. Tất cả mọi người đều kinh ngạc. Thí nghiệm này đã đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử phát triển Vật lí học.

(Theo Truyện hay mỗi ngày, bồi duỡng tính cách tốt, NXB Phụ nữ Việt Nam,2023)

a) Em hãy xác định biểu hiện của khách quan trong câu chuyện trên và giải thích ý nghīa của nhūng biểu hiện dó.

b) Chi tiết nào trong câu chuyên thể hiện sự thiếu khách quan? Nếu thiếu sự khách quan thì điều gì sẽ xảy ra? Vì sao?

1 trả lời
Hỏi chi tiết
3
0
0

a) Biểu hiện khách quan:

Ga-li-lê không chấp nhận mù quáng học thuyết cũ của A-ri-stốt, mà tiến hành thí nghiệm để kiểm chứng thực tế.

Ý nghĩa: Biểu hiện này của Ga-li-lê cho thấy tầm quan trọng của việc khách quan trong nghiên cứu khoa học. Sự khách quan giúp khám phá ra chân lý, tránh các định kiến sai lầm và góp phần phát triển tri thức.

a) Chi tiết thiếu khách quan: Trước khi Ga-li-lê thực hiện thí nghiệm, nhiều người đã mù quáng tin theo học thuyết của A-ri-stốt mà không tự kiểm chứng. Họ coi đó là một chân lý không thể thay đổi dù chưa có bằng chứng thực nghiệm.

Hậu quả: Nếu thiếu khách quan, sự thật sẽ không được khám phá, và khoa học sẽ không tiến bộ.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Giáo dục Công dân Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Gia sư Lazi Gia sư
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo