* Một số bệnh do mất vệ sinh an toàn thực phẩm . Cách phòng , chống cách bệnh này .
Giun Sán : _
Cách phòng chống : - Ăn chín, uống chín: Chỉ nên tiêu thụ thực phẩm đã được nấu chín kỹ và chế biến hợp vệ sinh. Tránh ăn tiết canh, thịt tái hoặc các món sống như gỏi cá.
- Sử dụng hố xí hợp vệ sinh: Đảm bảo vệ sinh trong việc đại tiện và không xả thải bừa bãi.
- Quản lý nguồn phân: Không sử dụng phân chưa ủ kỹ để bón cho cây trồng, đặc biệt là rau xanh.
- Tránh để ruồi nhặng bậu vào thực phẩm. Nhiễm khuẩn Salmonella
_ Cách phòng chống : - Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch, đặc biệt là trước và sau khi chế biến thực phẩm.
- Tránh chế biến thực phẩm khi bản thân đang bị bệnh.
- Đảm bảo thực phẩm được nấu chín kỹ, không để lẫn thịt gia súc, gia cầm và hải sản khi chế biến.
- Bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ thích hợp và không để thực phẩm tồn trữ quá lâu.
Viêm dạ dày _ Cách phòng chống : - Ăn uống lành mạnh: Nên ăn thức ăn mềm, dễ tiêu và hạn chế thức ăn chiên xào, đồ cay nóng, những thực phẩm có chứa nhiều axit như trái cây chua.
- Tránh các chất kích thích: Hạn chế uống rượu và không hút thuốc lá.
- Chọn thực phẩm sạch: Tránh ăn thực phẩm sống, đặc biệt là thực phẩm không rõ nguồn gốc như món ăn vỉa hè.
- Thực hiện lối sống cân bằng: Duy trì thói quen sinh hoạt điều độ và quét dẹp tâm lý.
Bệnh tả _ Cách phòng chống : - Đảm bảo vệ sinh cá nhân và môi trường.
- Thực hiện an toàn vệ sinh thực phẩm, chỉ ăn thức ăn nấu chín hoàn toàn và nóng.
- Tránh ăn những thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn như mắm tôm sống, hải sản tươi sống, gỏi cá, tiết canh, nem chua.
- Uống nước sạch, đã qua xử lý, không uống nước chưa xử lý.
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, đặc biệt sau khi đi vệ sinh và trước khi chế biến thức ăn.
* Đề xuất các biện pháp lựa chọn , bảo quản , chế biến , chế độ ăn uống an toàn cho bản thân và gia đình _ Lựa chọn thực phẩm.
Khi chọn thực phẩm, bạn cần lưu ý những điểm sau:
- Thịt: Chọn loại có màu đỏ sẫm hoặc đỏ tươi, bề mặt khô ráo và không có dấu hiệu thối.
- Rau củ quả: Nên chọn loại tươi, nguyên cuống, không dập nát, không có đốm màu lạ hay mùi hôi.
- Sản phẩm thực phẩm: Nên ưu tiên các sản phẩm ít dùng thuốc trừ sâu.
_ Bảo quản thực phẩm :Có nhiều biện pháp bảo quản thực phẩm hiệu quả, bao gồm:
- Bảo quản lạnh: Sử dụng nhiệt độ thấp để giữ thực phẩm tươi lâu hơn, có thể là đông lạnh hoặc làm mát.
- Hút chân không: Loại bỏ không khí ra khỏi bao bì để ngăn ngừa vi khuẩn phát triển.
- Đun sôi: Nấu chín thực phẩm để tiêu diệt vi khuẩn và kéo dài thời gian bảo quản.
- Đóng hộp, chai, lọ: Cách bảo quản thực phẩm trong bao bì kín để tránh tiếp xúc với không khí và vi sinh vật.
- Phương pháp ướp muối: Sử dụng muối để ướp thực phẩm, giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn.
- Sấy khô hoặc hun khói: Giảm độ ẩm trong thực phẩm để ngăn chặn vi khuẩn, hoặc hun khói để tạo hương vị và bảo quản.
_ Chế biến thực phẩm : Có nhiều biện pháp chế biến thực phẩm, bao gồm:
- Xào
- Hấp
- Luộc
- Nướng
- Quay
- Rán/Chiên
- Rang
- Om/Kho/Rim
- Chần sơ
- Áp chảo
_ Chế độ ăn uống an toàn , khoa học :Để có một chế độ ăn uống an toàn và khoa học, bạn cần tuân theo một số nguyên tắc sau:
- Ăn đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như carbohydrate, protein, chất béo, vitamin và khoáng chất.
- Cân bằng các nhóm dưỡng chất trong thực đơn hàng ngày để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng.
- Không nên ăn mặn và kiểm soát lượng muối trong khẩu phần ăn.
- Ăn đủ bữa và đúng giờ, không bỏ bữa.
- Bổ sung nhiều hoa quả và rau củ để cung cấp vitamin và chất xơ.
- Uống đủ nước, hạn chế đồ uống có đường và có ga.
- Lựa chọn thực phẩm một cách thông minh, ưu tiên thực phẩm tươi sống và ngũ cốc nguyên hạt.