Nội dung nào phản ánh không đúng về nhiệm vụ dân chủ trong các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại?bsp;
Câu 25: Nội dung nào phản ánh không đúng về nhiệm vụ dân chủ trong các cuộc cách mạng tư sản thời cận đại? A. Xóa bỏ chế độ phong kiến chuyên chế. B. Xác lập nền dân chủ tư sản. C. Đem lại quyền tự do chính trị cho người dân. D. Thống nhất thị trường dân tộc. Câu 26: Ở nước Anh, do sự phát triển của ngành công nghiệp len dạ làm cho nghề nuôi cừu trở nên có lợi nhất. Nhiều quý tộc chuyển hướng kinh doanh theo phương thức tư bản chủ nghĩa, giàu lên nhanh chóng, trở thành tầng lớp A. tư sản B. chủ nô C. quý tộc phong kiến D. quý tộc mới Câu 27. Sự phát triển của nền kinh tế đã làm biến đổi xã hội Tây Âu và Bắc Mỹ, xuất hiện các giai cấp, tầng lớp mới đại diện cho phương thức sản xuất A. tư bản chủ nghĩa. B. phong kiến. C. xã hội chủ nghĩa. D. chiếm hữu nô lệ. Câu 28: Một trong những nhiệm vụ của các cuộc cách mạng tư sản thế kỉ XVII - XVIII là A. đưa giai cấp công nhân lên nắm quyền. B. xóa bỏ triệt để mâu thuẫn trong xã hội. C. xác lập sự thống trị của chủ nghĩa thực dân. D. xóa bỏ tình trạng phong kiến cát cứ. Câu 29. Lãnh đạo các cuộc cách mạng tư sản từ thế kỉ XVII đến thế kỉ XVIII không bao gồm lực lượng nào sau đây? A. tư sản. B. quý tộc mới. C. chủ nô. D. công nhân. Câu 30. Nội dung nào sau đây là tiền đề về kinh tế dẫn đến sự bùng nổ và thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản thế kỉ XVII – XVIII? A. Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa thay thế hoàn toàn quan hệ phong kiến. B. Triết học Ánh sáng ra đời, thức tỉnh, dọn đường cho quần chúng đấu tranh. C. Giai cấp tư sản và đồng minh có thế lực rất lớn cả về kinh tế và chính trị. D. Kinh tế tư bản chủ nghĩa ra đời và phát triển trong lòng chế độ phong kiến. Câu 31. Cuộc Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ (cuối thế kỷ XVIII) và cuộc cách mạng tư sản Anh (thế kỷ XVII) có điểm giống nhau nào sau đây? A. Chống thực dân Anh, giành độc lập dân tộc. B. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. C. Có sự lãnh đạo của tầng lớp quý tộc mới. D. Diễn ra dưới hình thức một cuộc nội chiến. Câu 32. “ Lật đổ chế độ phong kiến đứng đầu là vua Lu – I XVI, thiết lập nền thống trị của giai cấp tư sản” là mục tiêu của cách mạng tư sản nào sau đây? A. Đấu tranh thống nhất nước Đức B. Cách mạng tư sản Pháp C. Cách mạng tư sản Anh. D. Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ. Câu 33: Điền chữ Đ vào cột Đúng, chữ S vào cột Sai trong các câu sau đây STT Nội dung Đúng Sai 1 Các cuộc cách mạng tư sản có mục tiêu chung là lật đổ chế độ phong kiến, thực dân, thiết lập nền thống trị của giai cấp vô sản 2 Đầu thế kỉ XVII, Anh là nước có nền kinh tế phát triển nhất châu Âu, đặc biệt là công nghiệp sản xuất len dạ và ngoại thương 3 Cách mạng tư sản Pháp diễn ra dưới hình thức nội chiến kết hợp với chiến tranh giải phóng dân tộc 4 Lãnh đạo cuộc đấu tranh giành độc lập ở 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ là giai cấp tư sản và tầng lớp quý tộc mới 5 Cách mạng tư sản Anh đã mở ra thời đại mới: thời đại thắng lợi và củng cố của chủ nghĩa tư bản ở các nước Âu – Mỹ 6 Mức độ thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản không phụ thuộc vào điều kiện lịch sử
Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai Câu 34: Đọc đoạn tư liệu sau đây: Tư liệu 1: “Tất cả mọi người sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. (Tuyên ngôn Độc lập (Mĩ, năm 1776) Tư liệu 2: “Điều 1. Con người sinh ra đều có quyền tự do và bình đẳng. Những sự phân biệt xã hội chỉ có thể dựa trên lợi ích chung. Điều 17. Quyền tư hữu là quyền bất khả xâm phạm và thiêng liêng không ai có thể bị tước bỏ” (Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền (Pháp, năm 1789)) a. Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền ra đời từ cuộc cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII b. Điểm chung của Tuyên ngôn Độc lập của nước Mĩ và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của nước Pháp là đề cao quyền con người và quyền công dân c. Bản Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của nước Pháp năm 1789 không đề cao quyền tư hữu cá nhân vì đó là biểu hiện cho sự phân biệt giàu – nghèo trong xã hội d. Trong Tuyên ngôn độc lập của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (2/9/1945), chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn những câu nói nổi tiếng trong bản tuyên ngôn Độc lập của nước Mĩ và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của nước Pháp Câu 35: Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Các cuộc cách mạng tư sản có hai nhiệm vụ cơ bản là dân tộc và dân chủ Nhiệm vụ dân tộc là xóa bỏ tình trạng phong kiến cát cứ, đánh đuổi thực dân, giải phóng dân tộc, thống nhất thị trường, tạo thành một quốc gia dân tộc gồm đầy đủ bốn yếu tố: lãnh thổ chung, ngôn ngữ chung, nền văn hóa chung và nền kinh tế chung Nhiệm vụ dân chủ thể hiện thông qua việc xóa bỏ chế độ phong kiến chuyên chế, xác lập nền dân chủ tư sản, mỗi người dân đều có quyền tự do chính trị, tự do kinh doanh và có quyền tư hữu” (Sách giáo khoa Lịch sử 11, Bộ Cánh diều, tr.9) a. Một trong những nhiệm vụ cơ bản của các cuộc cách mạng tư sản là nhiệm vụ dân tộc b. Cách mạng tư sản Pháp đã xóa bỏ chế độ phong kiến chuyên chế, giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân. Như vậy, cách mạng tư sản Pháp đã thực hiện nhiệm vụ dân chủ c. Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ cuối thế kỉ XVIII chỉ thực hiện nhiệm vụ dân tộc d. Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII vừa thực hiện nhiệm vụ dân tộc, vừa thực hiện nhiệm vụ dân chủ Câu 36: Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Các cuộc cách mạng tư sản đều giành thắng lợi, lật đổ chế độ phong kiến, thực dân và thiết lập chế độ tư bản chủ nghĩa. Do điều kiện lịch sử ở mỗi nước khác nhau nên thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản cũng khác nhau. Cách mạng tư sản Anh đã lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến. Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ đã lật đổ sự thống trị của thực dân Anh, giành được độc lập dân tộc. Cách mạng tư sản Pháp đã lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế, thiết lập chế độ cộng hòa” (Sách giáo khoa Lịch sử 11, Bộ Cánh diều, tr.10) a. Mức độ thắng lợi của các cuộc cách mạng tư sản phụ thuộc vào điều kiện lịch sử của mỗi nước b. Sau cuộc cách mạng tư sản thế kỉ XVII, nước Anh thiết lập chế độ Cộng hòa c. Điểm chung của các cuộc cách mạng tư sản là thiết lập chế độ tư bản chủ nghĩa, mở đường cho kinh tế hàng hóa phát triển d. Cách mạng tư sản Anh, Pháp, Mĩ thế kỉ XVII – XVIII đều lật đổ chế độ phong kiến, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến Câu 37: Đọc đoạn tư liệu sau đây: Tình hình chính trị của nước Anh trước cách mạng: “Ở Anh, nhà vua nắm mọi quyền lực, cai trị độc đoán, tự ý đánh thuế mà không cần hỏi ý kiến của Quốc hội. Vua đứng đầu Giáo hội Anh (Anh giáo), tiến hành đàn áp các tín đồ Thanh giáo (tôn giáo cải cách), lập ra các tòa án để buộc tội những người chống đối” (Sách giáo khoa Lịch sử 11, Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, tr.7) a. Ở nước Anh trước cách mạng tư sản, nhà vua nắm quyền lực tối cao và vô hạn b. Vua Anh tôn trọng quyền quyết định của Quốc hội trong xây dựng luật pháp. c. Ở nước Anh trước cách mạng tư sản diễn ra cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng giữa Anh giáo và Thanh giáo d. Anh giáo là ngọn cờ tư tưởng tiến bộ của tư sản và quý tộc mới ở Anh nhằm chống lại chế độ phong kiến Câu 38: Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ đã giải phóng nhân dân các thuộc địa Anh khỏi ách thống trị thực dân, đưa đến sự thành lập nhà nước tư sản đầu tiên ở ngoài châu Âu, thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc ở khu vực Mĩ Latinh phát triển và có ảnh hưởng tích cực đến phong trào giành độc lập ở nhiều nơi trên thế giới vào cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX” (Sách giáo khoa Lịch sử 11, Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, tr.11) a. Thắng lợi của chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ đánh dấu sự mở rộng của chủ nghĩa tư bản ở ngoài châu Âu b. Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ là cuộc cách mạng tư sản vĩ đại và triệt để nhất trong các thế kỉ XVI – XIX c. Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ đã lật đổ ách thống trị của thực dân Anh, đưa đến sự thành lập nhà nước dân chủ tư sản đầu tiên trên thế giới d. Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ thắng lợi đã thúc đẩy phong trào đấu tranh giành độc lập ở nhiều nước trên thế giới Câu 39: Hãy xác định câu đúng hoặc sai về tiền đề, mục tiêu và nhiệm vụ của các cuộc cách mạng tư sản. 1. Những biến đổi về kinh tế làm mâu thuẫn xã hội ở Tây Âu và Bắc Mỹ ngày càng gay gắt. 2. Càng giàu có về kinh tế, giai cấp tư sản và đồng minh lại càng khao khát có quyền chính trị tương ứng. 3. Giai cấp tư sản tìm mọi cách để thuyết phục nhà vua tạo điều kiện thuận lợi cho họ kinh doanh. 4. Dẫn đường cho các cuộc cách mạng tư sản là tư tưởng của Giáo hội Thiên Chúa. 5. Khi chưa có hệ tư tưởng dân chủ tư sản, tư tưởng của Giáo hội Thiên Chúa giáo là ngọn cờ tập hợp quần chúng làm cách mạng. 6. Đạo Tin lành ở Hà Lan và Thanh giáo ở Anh dẫn đường cho giai cấp tư sản và quần chúng ở các nước này đấu tranh chống phong kiến, tiến hành cách mạng tư sản. 7. Cách mạng tư sản nhằm xoá bỏ những rào cản kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. 8. Cách mạng tư nhằm củng cố quyền lực của quý tộc phong kiến và tăng lữ. Câu 40: Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Hiện tượng “Cừu ăn thịt người” là câu nói của Tô – mát Mo – rơ miêu tả thảm cảnh của người nông dân Anh trong phong trào “rào đất cướp ruộng” cuối thế kỉ XV đầu thế kỉ XVI. Quý tộc mới (quý tộc tư sản hóa) đã đuổi nông dân ra khỏi những mảnh đất mà họ đã từng canh tác để biến thành đồng cỏ nuôi cừu, kinh doanh thu lợi nhuận, tạo ra sự tích lũy tư bản nguyên thủy” (Sách giáo khoa Lịch sử 11, Bộ Chân trời sáng tạo, tr.5) a. Cuối thế kỉ XV – đầu thế kỉ XVI, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã thâm nhập mạnh vào nông nghiệp Anh b. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến phong trào “rào đất cướp ruộng” ở Anh là do sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp len dạ c. Sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa trong nông nghiệp làm xuất hiện tầng lớp quý tộc mới, sau này đã liên minh với tư sản chống lại chế độ phong kiến Anh d. Phong trào “rào đất cướp ruộng” đã góp phần cải thiện đời sống của nông dân Anh trước cách mạng tư sản BÀI 2: SỰ XÁC LẬP VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn Câu 1. Đầu thế kỉ XIX, các nước Mĩ Latinh giành độc lập từ tay thực dân A. Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. B. Anh và đế quốc Mĩ. C. Tây Ban Nha và Pháp. D. Pháp và Đức. Câu 2. Chủ nghĩa tư bản hiện đại là thuật ngữ dùng để chỉ chủ nghĩa tư bản A. trong giai đoạn tự do cạnh tranh B. bắt đầu chuyển sang giai đoạn độc quyền. C. từ sau chiến tranh thế giới thứ II đến nay. D. Từ sau chiến tranh thế giới thứ I đến nay Câu 3. Một trong những thách thức mà chủ nghĩa tư bản hiện đại phải đối mặt là A. tiềm ẩn nguy cơ khủng hoảng tài chính mang tính toàn cầu. B. sức sản xuất của các ngành kinh tế ngày càng cao. C. khoa học công nghệ phát triển và ngày càng mở rộng. D. lực lượng lao động có chất lượng ngày càng cao. Câu 4. Chủ nghĩa tư bản được xác lập đầu tiên trên thế giới ở A. Châu Âu và Bắc Mĩ. B. Tây Âu và Châu Á. C. Bắc Mĩ và Nam Á. D. Châu Á và Châu Phi. Câu 5. Sự kiện đánh dấu sự mở rộng của cuộc cách mạng tư sản bên ngoài châu Âu là ⦁ Cách mạng tư sản Anh. B. Các mạng tư sản Pháp. C. Cách mạng tư sản Hà Lan. D. Chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ. Câu 6. Một trong những đặc điểm cơ bản của chủ nghĩa tư bản hiện đại là A. bước đầu xuất khẩu tư bản. B. xuất hiện độc quyền nhà nước. C. bước đầu xâm lược thuộc địa. D. xuất hiện tư bản tài chính. Câu 7. Sự xác lập của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu và Bắc Mĩ thế kỉ XVII – XIX có điểm chung là A. thiết lập chế độ quân chủ lập hiến. B. thiết lập chế độ cộng hòa. C. lật đổ chế độ thực dân. D. do giai cấp tư sản lãnh đạo Câu 8. Các nước tư bản hiện đại tiêu biểu là A. Mĩ, Anh, Trung Quốc. B. Mĩ, Nhật, Cu Ba. C. Mĩ, Nhật, Đức. D. Mĩ, Nhật, Trung Quốc Câu 9. Sự khác biệt giữa chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh và chủ nghĩa tư bản độc quyền xuất phát từ A. sự phát triển kinh tế và công nghiệp. B. Sự cạnh tranh và chiến lược kinh doanh. C. Sự bất ổn định, phân hóa giàu nghèo. D. Sự tập trung tài sản và quyền lực. Câu 10. Từ đầu thế kỉ XIX, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về nguyên liệu và nhân công, các nước tư bản phương Tây đã tăng cường A. hợp tác và mở rộng đầu tư. B. thu hút vốn đầu tư bên ngoài. C. xâm lược và mở rộng thuộc địa. D. đổi mới hình thức kinh doanh. Câu 11. Cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, các nước tư bản chủ nghĩa đã chuyển sang giai đoạn A. tự do cạnh tranh. B. cải cách đất nước. C. đế quốc chủ nghĩa. D. chủ nghĩa phát xít. Câu 12. Chủ nghĩa đế quốc ra đời từ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là hệ quả trực tiếp của quá trình A. xâm lược thuộc địa. B. giao lưu buôn bán. C. toàn cầu hóa. D. hợp tác kinh tế. Câu 13. Cho đến cuối thế kỉ XIX, các nước đế quốc chủ nghĩa đã thiết lập hệ thống thuộc địa rộng khắp ở A. châu Âu, châu Mỹ và khu vực Tây Âu. B. châu Âu, châu Úc và khu vực Bắc Mỹ. C. châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ La-tinh. D. châu Mỹ, Tây Âu và khu vực Đông Âu. Câu 14. Đầu thế kỉ XX, quốc gia nào sau đây có hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất? A. Đức. B. I-ta-li-a. C. Nhật D. Anh. Câu 15. Các tổ chức độc quyền ra đời ở các nước tư bản (từ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX) là kết quả của sự liên minh giữa A. vô sản và tư sản. B. chủ nô và tư sản. C. các nhà tư bản lớn. D. địa chủ và quý tộc. Câu 16. Sự kiện nào sau đây đánh dấu sự mở rộng của chủ nghĩa tư bản ở ngoài châu Âu? A. Chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ. B. Phong trào đấu tranh giành độc lập ở khu vực Mỹ La-tinh. C. Cuộc vận động thống nhất nước Đức và I-ta-li-a. D. Cải cách nông nô ở Nga và cuộc nội chiến ở Mỹ. Câu 17. Nội dung nào sau đây là một trong những thách thức của chủ nghĩa tư bản hiện đại? A. Nguồn nhân công ngày càng cạn kiệt. B. Giao lưu kinh tế quốc tế ngày càng tăng. C. Mâu thuẫn xã hội ngày càng gia tăng. D. Sự ra đời các tổ chức liên kết khu vực. Câu 18. Chính sách xâm lược và mở rộng thuộc địa của các nước tư bản nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu A. phát triển khoa học – kĩ thuật. B. giải quyết tình trạng thất nghiệp. C. thu hút nguồn vốn đầu tư bên ngoài. D. nguyên liệu và nguồn nhân công. Câu 19. Nước Anh được mệnh danh là “đế quốc mà Mặt Trời không bao giờ lặn” vì lí do nào sau đây? A. Nước Anh luôn phải đối mặt với nạn ngoại xâm. B. Nước Anh có hệ thống thuộc địa rộng khắp thế giới. C. Nguồn vốn đầu tư của nước Anh trải khắp toàn cầu. D. Các nước đế quốc tranh nhau đầu tư vào nước Anh. Câu 20. Cuộc Duy Tân Minh Trị (1868) ở Nhật Bản và cuộc cách mạng Tân Hợi (1911) ở Trung Quốc có điểm tương đồng nào sau đây? A. Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản triệt để. B. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển. C. Là những cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. D. Giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân. Câu 21: Cuộc Duy tân Minh Trị đã A. đặt nền móng cho xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Nhật Bản. B. đưa Nhật Bản mở rộng ảnh hưởng sang châu Âu và châu Phi. C. đưa Nhật Bản từ nước phong kiến thành nước tư bản chủ nghĩa. D. giúp Nhật Bản đạt được nhiều tiến bộ về nghiên cứu hải dương. Câu 22: Ở châu Á, cuối thế kỉ XIX, những quốc gia nào sau khi tiến hành cải cách, duy tân đã đưa đất nước theo con đường tư bản chủ nghĩa? A. Nhật Bản và Xiêm B. Nhật Bản và Trung Quốc C. Xiêm và Việt Nam D. Xiêm và Ấn Độ Câu 23. Trong những năm 50 – 70 của thế kỉ XIX, các cuộc cách mạng tư sản tiếp tục diễn ra dưới nhiều hình thức ở châu Âu và Bắc Mĩ, điển hình là A. cách mạng tư sản Anh B. cách mạng tư sản Pháp C. Chiến tranh giành độc lập ở Bắc Mĩ D. Cải cách nông nô ở Nga Câu 24. Cuối thế kỉ XIX, hầu hết các quốc gia ở châu Á đều trở thành thuộc của thực dân phương Tây, ngoại trừ A. Xiêm và Nhật Bản B. Nhật Bản và Trung Quốc C. Trung Quốc và Xiêm. D. Ấn Độ và Xiêm Câu 25. Đầu thế kỉ XIX, các nước Mĩ Latinh giành độc lập từ tay thực dân A. Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. B. Anh và đế quốc Mĩ. C. Tây Ban Nha và Pháp. D. Pháp và Đức. Câu 26: Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, quốc gia nào sau đây được mệnh danh là “công xưởng của thế giới” và “đế quốc mà Mặt Trời không bao giờ lặn”? A. Pháp B. Anh C. Đức D. Mĩ Câu 27: Cuối thế kỉ XIX, sự tập trung sản xuất và tích tụ cao độ đã đưa chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn A. độc quyền B. tự do cạnh tranh. C. hòa hoãn. D. hợp tác. Câu 28: Cuối thế kỉ XIX, quốc gia nào sau đây đã bành trướng và can thiệp nội bộ đối với nhiều nước khu vực Mĩ Latinh? A. Tây Ban Nha B. Bồ Đào Nha C. Anh D. Mĩ Câu 29: Một trong những đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa tư bản độc quyền cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là sự hình thành của các A. công ty xuyên quốc gia B. tổ chức độc quyền C. tổ chức liên kết khu vực D. tổ chức liên kết quốc tế Câu 30: Lĩnh vực nào sau đây là tiềm năng phát triển của chủ nghĩa tư bản hiện đại? A. Chạy đua vũ trang B. Sự bình đẳng xã hội C. Cơ cấu giai cấp xã hội D. Khoa học – công nghệ. Câu 31. Nội dung nào sau đây tạo cơ sở cho bước chuyển biến của chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh sang giai đoạn độc quyền? A. Quá trình hợp tác ở các nước tư bản. B. Sự phát triển của các tổ chức độc quyền. C. Nhiều trung tâm kinh tế - tài chính ra đời. D. Sự ra đời nhiều tổ chức liên kết khu vực. Câu 32. Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng đặc điểm của chủ nghĩa tư bản độc quyền? A. Sự tập trung sản xuất và tư bản ở mức cao. B. Xuấtkhẩu tư bản đóng vai trò quan trọng. C. Đầu tư, hợp tác với các nước đang phát triển. D. Tăng cường phân chia lãnh thổ thế giới. Câu 33. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản diễn ra theo trình tự nào sau đây? A. CNTB tự do cạnh tranh => CNTB độc quyền => CNTB hiện đại. B. CNTB độc quyền => CNTB hiện đại => CNTB tự do cạnh tranh. C. CNTB tự do cạnh tranh => CNTB hiện đại => CNTB độc quyền. D. CNTB hiện đại => CNTB độc quyền => CNTB tự do cạnh tranh. Câu 34. Một trong những đặc trưng của chủ nghĩa tư bản hiện đại là A. sự dung hợp tư bản ngân hàng với tư bản công nghiệp thành tư bản tài chính. B. xuất hiện các tổ chức độc quyền có vai trò quyết định trong sinh hoạt kinh tế. C. lực lượng lao động có nhiều chuyển biến về cơ cấu, chuyên môn, nghiệp vụ. D. các cường quốc tư bản lớn nhất đã chia nhau xong đất đai trên thế giới. Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai Câu 35: Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Bằng tham vọng và sức mạnh quân sự vượt trội, đặc biệt là lực lượng hải quân, đến cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, thực dân Anh đã lần lượt xâm chiếm nhiều thuộc địa trên thế giới. Bức tranh biếm họa “Người khổng lồ Rốt – đơ” trên một tạp chí ở Anh năm 1892 miêu tả tham vọng của Xe – xin Rốt – đơ – một ông trùm khai thác mỏ và chính trị gia người Anh – về việc xây dựng một tuyến đường sắt và điện báo kết nối các thuộc địa của Anh ở châu Phi” (Sách giáo khoa Lịch sử 11, Bộ Cánh diều, tr.15) ⦁ Đoạn tư liệu trên phản ánh quá trình giành giật thuộc địa giữa hai đế quốc Anh và Pháp b. Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, Anh là nước có hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất thế giới c. Khu vực châu Phi là thuộc địa duy nhất của thực dân Anh d. Bức tranh biếm họa “Người khổng lồ Rốt – đơ” phản ánh quá trình đầu hàng của các nước châu Phi trước sự xâm lược của thực dân Anh Câu 36: Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Một bộ phận rất nhỏ, thậm chí chỉ là 1% dân số nhưng lại chiếm giữ phần lớn của cải, tư liệu sản xuất, kiểm soát tới ¾ nguồn tài chính, tri thức và các phương tiện thông tin đại chúng chủ yếu và do đó chi phối toàn bộ xã hội. Đây là nguyên nhân sâu xa dẫn đến phong trào “99 chống lại 1” diễn ra ở Mĩ đầu năm 2011 và nhanh chóng lan rộng ở nhiều nước tư bản” (Sách giáo khoa Lịch sử 11, Bộ Chân trời sáng tạo, tr.18) a. Đoạn trích phản ánh một trong những thách thức mà nước Mĩ hiện nay phải đối mặt b. Đoạn trích cho thấy tình trạng phân hóa giàu nghèo ở nước Mĩ diễn ra sâu sắc c. Đoạn trích phản ánh các mặt tích cực và hạn chế của nước Mĩ nói riêng và chủ nghĩa tư bản hiện đại nói chung d. Con số 99 trong cụm từ: phong trào “99 chống lại 1” chỉ cuộc đấu tranh của 99 dân nghèo Mĩ diễn ra vào năm 2011 Câu 37: Cho bảng dữ kiện sau về diện tích, dân số các nước đế quốc và thuộc địa (1914) Đối tượng
Đế quốc Chính quốc Thuộc địa Tổng cộng Diện tích (triệu km2) Dân số (triệu người) Diện tích (triệu km2) Dân số (triệu người) Diện tích (triệu km2) Dân số (triệu người) Anh 0,3 46,5 33,5 393,5 33,8 440,0 Nga 5,4 136,2 17,4 33,2 22,8 169,4 Pháp 0,5 39,6 10,6 55,5 11,1 95,1 Đức 0,5 64,9 2,9 12,3 3,4 77,2 (Sách giáo khoa Lịch sử 11, Bộ Cánh diều, tr.15) a. Trong số các nước được thống kê, Nga là nước có diện tích thuộc địa đứng thứ hai b. Pháp có diện tích thuộc địa gấp hơn 5 lần của Đức c. Anh là nước có hệ thống thuộc địa rộng lớn nhất thế giới d. Diện tích thuộc địa của Anh nhiều hơn cả diện tích thuộc địa của Nga, Pháp, Đức cộng lại Câu 38: Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, các nước tư bản Âu – Mĩ bước sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, gắn liền với việc mở rộng quyền lực và tầm ảnh hưởng thông qua hoạt động xâm lược thuộc địa bằng vũ lực hoặc các phương thức khác” (Sách giáo khoa Lịch sử 11, Bộ Cánh diều, tr.14) a. Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, các nước tư bản chủ nghĩa chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa b. Các nước đế quốc xâm lược thuộc địa bằng nhiều phương thức khác nhau c. Chủ nghĩa đế quốc ra đời gắn liền với chính sách mở rộng và duy trì quyền kiểm soát hoặc ảnh hưởng đối với các quốc gia hay dân tộc yếu hơn ở châu Âu và châu Mĩ d. Sử dụng sức mạnh quân sự là phương thức xâm lược thuộc địa chủ yếu của các nước tư bản châu Âu Câu 39: Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Đầu thế kỉ XX, các tổ chức độc quyền ở Pháp, Mĩ, Anh chỉ chiếm khoảng 1% tổng số xí nghiệp toàn thế giới nhưng lại chiếm hơn ¾ tổng số máy hơi nước và động cơ điện, số lượng công nhân; tổng số sản phẩm làm ra chiếm gần một nửa so với toàn thế giới” (Sách giáo khoa Lịch sử 11, Bộ Kết nối tri thức với cuộc sống, tr.16) a. Các tổ chức độc quyền chỉ được hình thành ở các nước Anh, Pháp, Mĩ b. Đoạn trích là một minh chứng cho thấy các tổ chức độc quyền đã chi phối sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế thế giới c. Các tổ chức độc quyền ở Pháp, Mĩ, Anh chiếm tỉ lệ gần như tuyệt đối số sản phẩm làm ra trên toàn thế giới d. Chủ nghĩa tư bản chuyển từ tự do cạnh tranh sang độc quyền gắn liền với sự ra đời và phát triển của các tổ chức độc quyền Câu 40: Đọc đoạn tư liệu sau đây: “Đến cuối thế kỉ XIX, các nước phương Tây đã cơ bản hoàn thành việc xâm lược và đặt ách thống trị của mình ở châu Á (trừ Nhật Bản và Xiêm). Ấn Độ bị thực dân Anh xâm lược, trở thành nước thuộc địa. Trung Quốc bị các nước đế quốc xâm lược, xâu xé, trở thành nước nửa thuộc địa nửa phong kiến. Ở khu vực Đông Nam Á, phần lớn các nước đều trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây” (Sách giáo khoa Lịch sử 11, Bộ Cánh diều, tr.14) a. Đến cuối thế kỉ XVIII, hầu hết các nước châu Á đã trở thành thuộc địa của thực dân phương Tây b. Xiêm là quốc gia duy nhất ở khu vực Đông Nam Á giữ được độc lập trước sự xâm lược của thực dân phương Tây c. Ấn Độ trở thành thuộc địa của nhiều nước đế quốc d. Cuối thế kỉ XIX, Trung Quốc từ một quốc gia phong kiến độc lập đã trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Giải thích: Nhiệm vụ chính của các cuộc cách mạng tư sản là lật đổ chế độ phong kiến, thiết lập nền dân chủ tư sản và bảo vệ quyền lợi của giai cấp tư sản. Việc thống nhất thị trường dân tộc là một mục tiêu quan trọng nhưng không phải là mục tiêu chung của tất cả các cuộc cách mạng tư sản.
Câu 26: D. quý tộc mới
Giải thích: Những quý tộc này không còn gắn bó với nền kinh tế tự nhiên phong kiến mà chuyển sang đầu tư vào công nghiệp, thương nghiệp, trở thành những người đại diện cho giai cấp tư sản mới nổi.
Câu 27: A. tư bản chủ nghĩa.
Giải thích: Sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa đã làm thay đổi sâu sắc cơ cấu xã hội, tạo ra các giai cấp, tầng lớp mới như tư sản, công nhân, thay thế dần các giai cấp, tầng lớp cũ trong xã hội phong kiến.
Câu 28: D. xóa bỏ tình trạng phong kiến cát cứ.
Giải thích: Một trong những mục tiêu quan trọng của các cuộc cách mạng tư sản là thống nhất đất nước, xóa bỏ tình trạng phân tán, cát cứ để tạo điều kiện cho sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Câu 29: C. chủ nô.
Giải thích: Chủ nô là giai cấp thống trị trong xã hội cổ đại, không có vai trò lãnh đạo trong các cuộc cách mạng tư sản.
Câu 30: D. Kinh tế tư bản chủ nghĩa ra đời và phát triển trong lòng chế độ phong kiến.
Giải thích: Sự mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển và quan hệ sản xuất phong kiến lạc hậu là động lực chính dẫn đến các cuộc cách mạng tư sản.
Câu 31: B. Mở đường cho chủ nghĩa tư bản phát triển.
Giải thích: Cả hai cuộc cách mạng này đều nhằm lật đổ chế độ phong kiến, tạo điều kiện cho sự phát triển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Câu 32: B. Cách mạng tư sản Pháp
Giải thích: Cách mạng tư sản Pháp có mục tiêu lật đổ chế độ phong kiến chuyên chế, thiết lập nền cộng hòa tư sản.
Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời
(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi. Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ