Đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi: 2. Một số lễ hội tiêu biểu của tỉnh Thái Nguyên
a) Lễ hội Lồng tồng ở huyện Định Hoá
Lồng tồng (tiếng Tày, có nghĩa là Xuống đồng) là một lễ hội dân gian quan trọng nhất trong năm của đồng bào dân tộc Tây, cũng là lễ hội quy tụ những sắc thái văn hoá đặc sắc của một số dân tộc: Nùng, Dao, Sán Chay,... ở huyện Định Hoà với mục đích cầu mong một năm mùa màng tươi tốt, cây trồng vật nuôi sinh sôi nảy nở, người người khoẻ mạnh.
Lễ hội Lồng tồng được tổ chức trong hai ngày mồng 9 và 10 tháng Giêng âm lịch.
Phần lễ được bắt đầu sau màn trống khai hội, múa lân, múa rồng sôi động với nghĩ thức cầu mùa của dân tộc Tây và dân tộc Sán Chay, lễ cầu phúc của đồng bào Dao, lễ cây Tịch điền,... Trong vài năm gần đây, lễ hội được tổ chức tại không gian rộng trước Đền thờ
Chủ tịch Hồ Chí Minh tại đèo De, xã Phú Đình. Trong lễ hội, bao giờ cũng có lẽ dâng
hương, báo công với Bác Hồ tại Nhà tưởng niệm Người trên đỉnh đèo De.
Hình 2.3. Nghi lễ cầu mưa thuận, gió hoà
Hình 2.4. Lễ cây Tịch điền
e) Lễ hội Xuống đồng ở thành phố Phổ Yên
Hằng năm, lễ hội Xuống đồng của nhân dân thành phố Phổ Yên được tổ chức vào sáng mồng 3 Tết. Đây là lễ hội nhằm tôn vinh nghề nông, gắn với tín ngưỡng cầu mùa trong sản xuất nông nghiệp của người Kinh, cầu cho mưa thuận gió hoà, mùa màng tốt tươi.....
Sau những nghi lê trang trọng để khai hội, nghi lê cày đường cày đầu tiên của năm mới sẽ được tổ chức trong sự cổ vũ của đông đảo nhân dân trên cánh đồng xóm Thanh Hoa (phường Trung Thành, thành phố Phố Yên).
Mặc dù, hiện nay trong sản xuất nông nghiệp ở Thái Nguyên, các công việc làm đất, cày bừa phần lớn đã được thực hiện bằng máy móc, nhưng các màn thi cày, bừa bằng trâu, bò, thi cấy bằng tay vân được tổ chức tại lễ hội Xuống đồng và thu hút sự tham gia, có vũ nhiệt tình của hàng nghìn người dân. Điều này cho thấy, những giá trị văn hoá truyền thống lâu đời của cha ông vẫn được gìn giữ và lưu truyền.
Hình 2.12. Thi bừa tại lễ hội Xuống đồng
Hình 2.13. Thi cấy tại lễ hội Xuống đồng
(Ảnh: Trần Văn Minh)
Ngoài ra, trong thời gian diễn ra lễ hội, một số hoạt động văn hoá, văn nghệ được tổ chức nhằm đem lại không khí vui tươi, phấn khởi ngày đầu xuân. Lễ hội cũng là dịp bà con nông dân trong huyện quảng bá nhiều nông sản đặc trưng của địa phương.
CÂU HỎI: Theo em, lễ hội Lồng tồng ở huyện Định Hóa có điểm nào giống và khác biệt so với lễ hội Xuống đồng ở thành phố Phổ Yên? Những nét khác biệt đó nói lên điều gì trong đời sống văn hóa của đồng bào các dân tộc ở Thái Nguyên?
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Lễ hội Lồng tồng ở huyện Định Hoá và lễ hội Xuống đồng ở thành phố Phổ Yên đều có điểm chung là tôn vinh nghề nông và cầu mong mùa màng tươi tốt, mưa thuận gió hòa. Tuy nhiên, có những điểm khác biệt rõ rệt:
Đối tượng tham gia: Lễ hội Lồng tồng chủ yếu gắn với các dân tộc Tày, Nùng, Dao, Sán Chay, trong khi lễ hội Xuống đồng chủ yếu là của người Kinh.
Hoạt động chính: Lễ hội Lồng tồng có những nghi lễ đặc trưng như múa lân, múa rồng, lễ cầu phúc của dân tộc Dao, trong khi lễ hội Xuống đồng tập trung vào nghi lễ cày, bừa, cấy như một hình thức thi thố.
Không gian tổ chức: Lễ hội Lồng tồng diễn ra tại Đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh và không gian rộng lớn tại Đèo De, còn lễ hội Xuống đồng được tổ chức trên cánh đồng xóm Thanh Hoa, phường Trung Thành.
Những nét khác biệt này phản ánh sự đa dạng trong đời sống văn hóa của đồng bào các dân tộc ở Thái Nguyên, thể hiện sự kết hợp giữa tín ngưỡng, truyền thống và bối cảnh xã hội riêng biệt của mỗi cộng đồng dân tộc.
Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời
(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi. Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ