trong tác phẩm Quê hương của Đào Quốc Thịnh.
QUÊ HƯƠNG
Cả lớp lặng im, những con mắt đổ dồn về phía tôi khi nghe tôi đọc xong bài văn tả phong cảnh quê hương được cô giáo cho điểm cao nhất lớp hôm nay. Cô giáo đi lại gần, hỏi tôi thoáng một chút nghi ngờ:
- Là một học sinh thành phố, làm thế nào mà em có thể viết được một bài văn tả quê hương sâu sắc, chân thật và gần gũi đến như vậy?!
- Thưa cô… bà em… giúp em ạ!
- Sao? Em vừa nói gì? Bà em viết hộ em à?
- Thưa cô, không ạ!... vâng, đúng ạ!
Tôi nhìn ra hàng phượng vĩ trước sân trường và chợt nhớ đến mùa hè năm ấy… Tháng 5, bố đưa tôi về quê nội. Quê nội tôi, một xóm nghèo bên kia sông Hồng. Biết bao lần, tôi đã mơ ước được về thăm quê, thăm bà, thế nhưng mới bước chân lên con đường làng lầy lội, lớp nhớp bùn sau cơn mưa, nhìn những mái nhà tranh thấp tè ẩm ướt sau luỹ tre làng, tôi đã bắt đầu thất vọng. Tôi không dám cằn nhằn nhưng ấm ức nghĩ thầm: "Sao mà bẩn thế! Biết thế này, mình chẳng đòi bố cho về nữa".
Bố tôi tươi cười chào người làng, có lúc lại còn đứng lại nói chuyện với một bác gánh phân. Bữa cơm trưa hôm ấy, bà tôi tấm tắc khen ngon và gắp vào bát tôi miếng thịt luộc. Tôi gắp ra nhăn mặt: "Mỡ thế này, cháu ăn làm sao được!"
Bố chan cho tôi canh cua, mới ăn được một miếng tôi đã vội kêu lên: "Canh chưa cho mì chính, nhạt lắm, lại hoi hoi, con ăn chưa quen…". Cả nhà lặng người. Bố tôi tái mặt vì giận…
Tối hôm ấy trăng rằm, bà tôi kê ghế ra ngoài sân nhặt khoai lang và kể cho tôi nghe đủ mọi chuyện. Bà kể rằng, bố tôi đã từ nơi này ra đi. Và chính nơi này, bố tôi đã lớn lên bằng lời ru của bà, bằng đôi tay ẵm bồng của bao người. Bà đã từng mớm cơm cho tôi, nuôi tôi khôn lớn ở đây... Tình cảm quê mùa nhưng chân thật. Bà chỉ tay về phía góc trời sáng rực lên và bảo đó là Hà Nội. Bà bảo rằng: " ở Hà Nội sướng hơn ở quê nên ai ai cũng ước ao được sống ở Hà Nội, còn bà thì bà thích ở quê hơn vì bà quen mất rồi. Nếu cháu cứ ở Hà Nội mãi, sẽ chẳng bao giờ biết được ánh trăng ở quê đẹp như thế nào đâu!"
Tôi ngước nhìn lên bầu trời xanh thẳm không một gợn mây chi chít những vì sao. Trăng treo lơ lửng trên đầu ngọn tre in đậm lên nền trời. Anh trăng trùm lấy mái nhà và khu vườn rau xanh tốt của bà. Lúc ấy, tôi bỗng nắm chặt lấy tay bà và thốt lên:
"Bà ơi! Trăng ở quê đẹp thật bà ạ!..."
Sau mùa hè năm ấy, bà nội tôi đã ra đi mãi mãi. Hè nào tôi cũng xin bố cho về thăm quê. Quê nội tôi bây giờ cũng khác hẳn, chẳng còn một tý dấu vết nào của ngày xưa nữa. Những dãy nhà hai, ba tầng san sát nhau mọc lên như nấm. Không ai còn nhớ nổi bóng dáng luỹ tre xanh….Tôi cầm bút viết, dồn tất cả tình cảm nhớ thương sâu đậm với bà vào bài tập làm văn tả phong cảnh quê hương hôm ấy… Tôi viết về quê hương tôi với luỹ tre xanh mát rượi và ánh trăng rằm dịu ngọt. Phải rồi, tôi bỗng hiểu ra rằng: chính bà đã làm xanh mãi ước mơ của tôi./.
câu 1: Nêu chủ đề của truyện ngắn
câu 2: Theo em, nhân vật tôi trong câu chuyện trên là người như thế nào?
câu 3: Xác định được từ láy, các thành phần chính và thành phần trạng ngữ trong câu (mở rộng bằng cụm từ).
- Nhận biết các biện pháp tu từ (so sánh, nhân hóa, điệp ngữ, nói giảm nói tránh)
câu 4: Tóm tắt được cốt truyện.
- Nêu được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.
Hiểu và lí giải được tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện qua ngôn ngữ văn bản.
- Rút ra được chủ đề, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc.
- Phân tích được giá trị biểu đạt của từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ.
- Giải thích được ý nghĩa tác dụng của
thành phần chính và thành phần trạng ngữ trong câu (mở rộng bằng cụm từ), tác dụng của từ láy và các biện pháp tu từ (so sánh, nhân hóa, điệp ngữ, nói giảm nói tranh).
- Hiểu và giải thích được nghĩa của từ.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Từ láy: "lầy lội", "nhớp nháp", "hoi hoi", "trùm trùm", "đậm đà", "xanh mát".
Thành phần chính: Chủ ngữ và vị ngữ.
Thành phần trạng ngữ: Các cụm từ bổ sung thêm thông tin về thời gian, địa điểm, cách thức: "Tháng 5", "trước sân trường", "vào bát tôi", "với luỹ tre xanh".
Biện pháp tu từ:
So sánh: "Trăng treo lơ lửng như...".Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |