LH Quảng cáo: lazijsc@gmail.com

Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Thực hiện đề bài sau: Đề bài: Câu lạc bộ Văn học trường em tổ chức cuộc thi viết với chủ đề “Văn học và tuổi trẻ”. Em hãy chọn một bài thơ/ đoạn trích ngâm khúc mà mình yêu thích (thể thơ song thất lục bát, lục bát,...) để viết bài nghị luận và tham gia cuộc thi.

Thực hiện đề bài sau:

Đề bài: Câu lạc bộ Văn học trường em tổ chức cuộc thi viết với chủ đề “Văn học và tuổi trẻ”. Em hãy chọn một bài thơ/ đoạn trích ngâm khúc mà mình yêu thích (thể thơ song thất lục bát, lục bát,...) để viết bài nghị luận và tham gia cuộc thi.

1 trả lời
Hỏi chi tiết
3
0
0
Trần Đan Phương
2 giờ trước

Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết

Trả lời các câu hỏi: Đề tài bài viết là gì? Bài được viết nhằm mục đích nào? Người đọc là ai? Họ mong chờ điều gì ở bài viết này? Từ đó, lựa chọn cách trình bày phù hợp, hiệu quả.

Đề bài yêu cầu em chọn một bài thơ mà mình yêu thích, không bắt buộc về thể thơ. Nếu em muốn chọn một bài thơ thể song thất lục bát hoặc đoạn trích ngâm khúc, tham khảo một số gợi ý sau:

- Khóc Dương Khuê (Nguyễn Khuyến).

- Bà má Hậu Giang (Tố Hữu).

- Đoạn trích Nỗi sầu oán của người cung nữ (Cung oán ngâm, Nguyễn Gia Thiều).

- Đoạn trích Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (Chinh phụ ngâm, Đặng Trần Côn).

Sau khi chọn được đề tài, tiến hành thu thập và lập bảng thống kê tư liệu như hướng dẫn ở Bài 2.

Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý

Em tiến hành tìm ý cho bài viết bằng cách điền vào Phiếu tìm ý phân tích bài thơ (xem phiếu tham khảo ở Bài 8 trong sách giáo khoa) và sắp xếp thành dàn ý hoàn chỉnh, dựa vào Tri thức về kiểu bài ở Bài 2.

Ví dụ, đối với bài thơ Viếng lăng Bác (Viễn Phương) được phân tích ở bài tập 1, dàn ý có thể như sau:

- Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, khái quát chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật.

- Thân bài:

+ Luận điểm 1: Những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật.

• Lí lẽ 1: Hình ảnh thơ (kèm phân tích bằng chứng lấy từ tác phẩm). 

• Lí lẽ 2: Giọng điệu (kèm phân tích bằng chứng lấy từ tác phẩm). 

+ Luận điểm 2: Chủ đề của tác phẩm.

• Khía cạnh thứ nhất: Tấm lòng thành kính của nhà thơ dành cho Bác (kèm phân tích lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ nội dung chủ đề).

• Khía cạnh thứ hai: Niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ khi viếng lăng Bác (kèm phân tích lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ nội dung chủ đề).

– Kết bài: Khẳng định lại ý kiến về chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật; nêu suy nghĩ, tình cảm, bài học rút ra từ tác phẩm.

Bước 3: Viết bài

Từ dàn ý, em viết bài văn hoàn chỉnh; chú ý đảm bảo không mắc lỗi chính tả, dùng từ; diễn đạt mạch lạc. Cần viết mở bài lôi cuốn, hấp dẫn và kết bài ấn tượng, đặc sắc (xem hướng dẫn ở Bài 2). Có thể tham khảo Bảng kiểm kĩ năng viết bài văn nghị luận phân tích một bài thơ: chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật (đã làm ở bài tập 2) trước khi viết để đảm bảo bài viết đi đúng hướng, đáp ứng được yêu cầu của kiểu bài.

Bài tham khảo:

Đã từ lâu, tình bạn đã được đề cập đến trong các tác phẩm văn học. Nguyễn Khuyến là nhà văn sở hữu số lượng lớn các bài thơ mang chủ đề rất quen thuộc trong đời sống hàng ngày như thế. Nếu như trong Bạn đến chơi nhà, ông dùng giọng văn hóm hỉnh, khôi hài để nói về tình bạn không màng vật chất, thì sang bài thơ Khóc Dương Khuê, giọng thơ đã thay đổi hẳn. Cả bài thơ như tiếng khóc nấc lên trong sự buồn bã của Nguyến Khuyến khi đến đám tang của người bạn Dương Khuê. Đặc biệt trong 16 câu thơ cuối:

“Kể tuổi tôi còn hơn tuổi bác,

Tôi lại đau trước bác mấy ngày.

Tuổi già hạt lệ như sương,

Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan!”

Nỗi xót thương cho người bạn quá cố càng được thể hiện đậm nét.

Nguyễn Khuyến xuất thân là nhà nho, có tài văn chương, đỗ đầu cả ba kỳ thi nên còn được gọi là Tam Nguyên Yên Đổ. Ông thường viết về gia đình, bạn bè, quê hương và châm biếm bọn thực dân. Bài thơ Khóc Dương Khuê ban đầu được viết bằng chữ Hán, sau được Nguyễn Khuyến dịch lại bằng chữ Nôm. Dương Khuê là bạn của Nguyễn Khuyến, mặc dù kém tuổi nhưng Dương Khuê cũng đỗ chức tước cao, trở thành tri âm của Nguyễn Khuyến. Mười sáu câu thơ cuối là nỗi đau đáu, thương xót của Nguyễn Khuyến trước sự ra đi đột ngột của bạn.

Hai câu thơ mở đầu được nhà thơ viết bằng giọng văn khôi hài, nhưng chua xót, bộc lộ sự đau lòng của ông:

“Kể tuổi tôi còn hơn tuổi bác,

Tôi lại đau trước bác mấy ngày.”

Quả thật, Nguyễn Khuyến hơn Dương Khuê bốn tuổi, nhưng Nguyễn Khuyến vẫn gọi Dương Khuê bằng giọng thân mật “tôi - bác”. Câu thơ “đau trước bác mấy ngày” sử dụng biện pháp ẩn dụ, ý chỉ sự ra đi của Dương Khuê quá đột ngột, khiến tác giả không thôi giật mình và đau đớn.

Trong bốn câu thơ tiếp theo, nhà thơ tiếp tục mạch cảm xúc trầm lắng, đau thắt lòng:

“Làm sao bác vội về ngay,

Chợt nghe, tôi bỗng chân tay rụng rời.

Ai chẳng biết chán đời là phải,

Sao vội vàng mà mải lên tiên.”

Tác giả sử dụng biện pháp nói giảm, nói tránh và biện pháp nói quá rất khéo léo,, ý nhị. Để chỉ sự ra đi của người bạn thân, ông dùng những từ “vội về ngay”, “chán đời”, “vội vàng”, “lên tiên”, với mục đích để giảm đi sự đau thương, nhưng sao câu thơ vẫn đau bội phần như vậy. Nói tránh đi sự ra đi của bạn, Nguyễn Khuyến phóng đại nỗi đau của mình “chân tay rụng rời”. Chắc hẳn, vì quá bất ngờ, ông đã không kìm được cảm xúc mà suy sụp, đau như “chân tay rụng rời”.

Trước kia, tất cả những thú vui trên cõi đời đều có ông và Dương Khuê hưởng thụ. Nhưng nay, những niềm vui đó bỗng trở nên chán chường, vô nghĩa bởi đã mất bạn rồi:

“Rượu ngon không có bạn hiền,

Không mua không phải không tiền không mua.

Câu thơ nghĩ đắn đo không viết,

Viết đưa ai, ai biết mà đưa;

Giường kia treo cũng hững hờ,

Đàn kia gãy củng ngẩn ngơ tiếng đàn.”

Rượu luôn là thức uống yêu thích của thi nhân, thế nên mới có thi tửu. Nhưng rượu chỉ ngon khi được uống cùng bạn hiền. Biện pháp điệp từ “không” ba lần liên tiếp trong một câu thơ như nhân lên ba lần sự vô vị, không ham muốn thi tửu của Nguyễn Khuyến khi không có bạn. Hôm nay không mua rượu, không phải do không có tiền, mà là do không còn tri âm.

Bài thơ vẫn còn dang dở, chưa viết xong, bởi với ông, mất bạn rồi thì còn ai để đọc. Một lần nữa, biện pháp điệp ngữ lại xuất hiện, điệp từ “ai” và”đưa” hai lần, kết hợp với biện pháp chơi chữ “viết đưa ai” - “ai biết mà đưa”. Đây như một vòng luẩn quẩn, viết xong cũng không biết đưa cho ai, mà cũng không có ai để đưa. Mất đi Dương Khuê, Nguyễn Khuyến gần như mất đi cả một người đọc tri kỉ của mình.

Các sự vật tạo niềm vui khác như giường, đàn cũng mất đi sự sống, trở nên “hững hờ” và “ngẩn ngơ”. Đây là hai từ láy rất đặc sắc trong đoạn thơ, đồng thời là hai từ ngữ nhân hóa, khiến các sự vật tưởng như vô cảm ấy cũng đang hòa dần với nỗi đau mất mát bạn của nhà thơ. Sau cùng, thú vui để thưởng ngoạn với bạn, mất bạn rồi, thú vui cùng dần trở thành nỗi buồn sâu lắng.

Đau đớn là vậy, xót thương là vậy, nhưng Nguyễn Khuyến cũng đành chấp nhận sự thật rằng bạn đã đi xa:

“Bác chẳng ở dẫu van chẳng ở,

Tôi tuy thương, lấy nhớ làm thương.

Tuổi già hạt lệ như sương,

Hơi đâu ép lấy hai hàng chứa chan!”

Nguyễn Khuyến trách móc, hờn dỗi bạn khi “Bác chẳng ở dẫu van chẳng ở”. Đây là một điều vô lý nhưng hết sức hợp lý. Vô lý bởi Dương Khuê mất do tuổi già, nên cho dù nhà thơ có trách móc, van nài thì Dương Khuê cũng đâu thể nghe thấy được. Nhưng hợp lý là bởi, Nguyễn Khuyến quá nhớ thương Dương Khuê, mong muốn bạn ở lại với mình, nên mới buông lời mà trách nhẹ nhàng thế.

Mãi đến tận cuối bài thơ, ta mới thấy xuất hiện giọt nước mắt của nhà thơ. Nhưng sao giọt nước mắt ấy lại “như sương”, mà còn phải ‘ép” mới ra? Đọc đến đây, ta chợt nhớ lại giọt nước mắt cũng phải “ép” mới ra của Lão Hạc trong tác phẩm của Nam Cao. Một phần cũng là do tuổi cao nên khó chảy nước mắt. Nhưng phần nhiều, do lão quá đau khổ vì mất cậu Vàng, nên không thể khóc thành dòng được nữa. Cũng như vậy, Nguyễn Khuyến cũng nói một phần do “tuổi già”, nhưng thật ra, sâu trong thâm tâm, ông đau lòng đến độ thật khó để có “hai hàng chứa chan”. Nước mắt chảy ngược vào trong, như thể ông đang “nuốt” cái thương bạn vào trong bụng.

Bằng những câu thơ sử dụng ngôn ngữ bình dân mộc mạc, gần gũi, từng câu thơ chất chứa cảm xúc mãnh liệt, sử dụng tài tình biện pháp nhân hóa, phép điệp ngữ, biện pháp so sánh, Nguyễn Khuyến đã bộc lộ lòng thương bạn, đau đớn muôn phần khi mất bạn, nhưng đồng thời cũng thể hiện thái độ chấp nhận sự thật. Đọc bài thơ, ta càng thêm trân trọng hơn những tình bạn đẹp đẽ, trong sáng giữa đời thường.

Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm

Đọc lại bài viết, dựa vào Bảng kiểm kĩ năng viết bài văn nghị luận phân tích một bài thơ: chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật để tự đánh giá và chỉnh sửa bài viết (nếu có). Ghi lại các kinh nghiệm bản thân thu nhận được để viết tốt hơn ở những lần sau.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập liên quan
Bài tập Ngữ văn Lớp 9 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư