Viết bài văn phân tích truyện ngắn: Cho đi là nhận lại
Có một người phụ nữ nào vừa chuyển đến nơi ở mới. Hàng xóm của bà là một người mẹ nghèo sống cùng cậu con trai đang tuổi thiếu nhi. Một buổi tối mất điện, bà chưa kịp thắp nến lên cho sáng thì có tiếng gõ cửa. Bà ra mở cửa, thì ra đó là con của nhà hàng xóm. Cậu bé nói: “Con chào dì, dì cho con hỏi nhà dì có nến không ạ?”. Người phụ nữ thầm nghĩ: “Cái gia đình này nghèo đến nỗi ngay cả nến cũng không có sao? Tốt nhất là không cho, vì nếu cho, họ sẽ ỷ lại mất”. Nghĩ vậy, bà trả lời: “Dì không có”. Đúng lúc bà đang chuẩn bị đóng cửa thì cậu bé cười rạng rỡ và lấy trong túi áo ra hai cây nến: “Mẹ và con sợ dì sống một mình không có nến nên con đem sang biếu dì hai cây nến để thắp sáng ạ”. Lúc này, bà vừa thấy xấu hổ, vừa cảm động rơi nước mắt, bà liền ôm chặt cậu bé vào lòng.
(Khuyết danh. Theo https://thiquocgia.vn/)
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận
- Học sinh biết tạo lập một bài văn nghị luận đảm bảo đủ cấu trúc 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Viết bài văn phân tích truyện ngắn: Cho đi là nhận lại
c Triển khai vấn đề nghị luận
- Chia vấn đề nghị luận thành các luận điểm, luận cứ phù hợp, có sức thuyết phục; sử dụng tốt các thao tác lập luận; biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng.
- HS có thể triển khai theo những cách khác nhau, nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
* Tóm tắt nội dung, nêu chủ đề truyện: Tình cảm yêu thương, sự quan tâm, sẻ chia giữa người với người trong cuộc sống.
* Về nội dung: Phân tích làm rõ được các nhân vật trong truyện.
- Nhân vật người dì:
+ Lúc đầu suy nghĩ không tốt về gia đình hàng xóm gia đình này nghèo đến nỗi không có nến; sự ích kỉ, hẹp hòi, toan tính không muốn chia sẻ của bà tốt nhất là không cho…dì không có…
+ Khi nghe cậu bé nói: Mẹ và con sợ dì sống một mình không có nến nên con đem sang biểu dì hai cây nến để thắp sáng ạ : bà chợt hiểu ra; bà vừa thấy xấu hổ vì suy nghĩ của bản thân, vừa cảm động rơi nước mắt => nước mắt của sự hối hận, xấu hổ trước suy nghĩ và thái độ hẹp hòi của bản thân; cảm động trước hành động yêu thương, sẻ chia của mẹ con người hàng xóm; giọt nước mắt của lòng biết ơn vì cậu bé đã cho bà một bài học về tình người trong cuộc sống,…
- Nhân vật cậu bé:
+ Hoàn cảnh: nghèo khổ, sống với mẹ, bố mất; là hàng xóm của người phụ nữ.
+ Thái độ: lễ phép, thân thiện con chào dì, cười rạng rỡ khi được cho đi …
+ Lời nói, hành động: vô tư trong sáng đầy thấu hiểu, yêu thương sợ dì sống một mình không có nến nên con đem sang biểu dì hai cây nến để thắp sáng ạ. => Cậu bé tuy nghèo về vật chất nhưng giàu có về tình thần; hành động quan tâm sẻ chia đã cảm hóa người hàng xóm, thắp sáng tình người trong câu chuyện,…
- Nhân vật người mẹ:
- Xuất hiện gián tiếp qua lời nói của cậu bé đã cho thấy: bà là người nhân hậu, giáo dục con biết sẻ chia, quan tâm, thấu hiểu.
→ Đó là cội nguồn của lòng tốt, của tình thương…
* Về nghệ thuật:
- Cốt truyện đơn giản, ngắn gọn, sâu sắc, …
- Tình huống truyện bất ngờ, hấp dẫn,…
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật qua suy nghĩ, hành động, lời nói để bộc lộ tính cách làm nổi bật chủ đề của tác phẩm.
- Ngôn ngữ giản dị, trong sáng,…
d. Chính tả, ngữ pháp
Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
e. Sáng tạo
- Bài viết có luận điểm rõ ràng, lập luận thuyết phục, diễn đạt trong sáng, bài viết thể hiện được sự sáng tạo, độc đáo riêng.
- Chữ viết sạch đẹp, rõ ràng, văn phong lưu loát; không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |