Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Nữ thần Lúa là con gái Ngọc hoàng, nàng là một cô gái xinh đẹp, dáng người ẻo lả và có tính tình hay hờn dỗi. Sau những trận lũ lụt ghê gớm xảy ra, sinh linh cây cỏ đều bị diệt hết, trời bèn cho những người còn sống sót sinh con đẻ cái trên mặt đất và sai Nữ thần Lúa xuống trần gian để nuôi sống con người. Khi giáng trần, nàng đã làm phép cho những hạt giống gieo xuống đất nảy mầm, mọc thành cây, kết bông mẩy hạt. Lúa chín ...

Nữ thần Lúa là con gái Ngọc hoàng, nàng là một cô gái xinh đẹp, dáng người ẻo lả và có tính tình hay hờn dỗi. Sau những trận lũ lụt ghê gớm xảy ra, sinh linh cây cỏ đều bị diệt hết, trời bèn cho những người còn sống sót sinh con đẻ cái trên mặt đất và sai Nữ thần Lúa xuống trần gian để nuôi sống con người. Khi giáng trần, nàng đã làm phép cho những hạt giống gieo xuống đất nảy mầm, mọc thành cây, kết bông mẩy hạt. Lúa chín tự về nhà không cần phải gặt và không phải phơi gì cả. Cần ăn, cứ ngắt bông bỏ vào nồi là lúa sẽ thành cơm.

Trong một lần dẫn các bông lúa vào sân, Nữ thần Lúa bị một cô gái phang chổi vào đầu, nên nàng giận dỗi. Từ đó, nhất định không cho lúa bò về, và lúa cũng không tự biến thành cơm nữa, người trần gian phải tự làm hết tất cả, và sự hờn dỗi lên đến đỉnh điểm là Nữ thần cấm bông lúa nảy nở. Vì thế sau này mỗi lần gặt xong là người trần gian phải làm lễ cúng cơm mới hay còn gọi là cúng hồn Lúa.

(Trích “Nữ thần Lúa” - Thần thoại Việt Nam)

Anh/ chị hãy viết một bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và hình thức nghệ thuật của bài đọc trên.

1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
33
0
0
Nguyễn Thị Thảo Vân
06/12/2024 22:07:02

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề.

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Phân tích, đánh giá chủ đề và hình thức nghệ thuật của bài đọc “Thần Lúa”.

c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới:

 - Tóm tắt lại truyện: Thần Lúa là con gái Ngọc Hoàng, được sai xuống hạ giới để nuôi những người còn sống sót sau lũ lụt. Nàng làm phép cho hạt giống tự gieo mầm, thành hạt, di chuyển về nhà, con người chỉ việc nấu chín để ăn. Nhưng vì giận dỗi do bị một cô gái phang vào đầu nên nữ thần không giúp con người làm ra lúa, họ phải tự làm lấy. Có khi thần còn cấm lúa nảy nở nên dân phải dâng lễ cúng.

- Không gian, thời gian: Mặc dù không có một câu văn nào nhắc tới thời gian, nhưng yếu tố nhân vật và không gian giúp ta nhận ra dấu ấn thần thoại đậm nét trong tác phẩm: con gái của Ngọc Hoàng, nàng xuống trần gian sau trận đại hồng thuỷ khủng khiếp huỷ diệt muôn loài duy chỉ con người tồn tại. Đó là thời gian, lần đầu tiên hạt lúa xuất hiện ở hạ giới. Những yếu tố đó xây dựng nên một bối cảnh thần thoại, không gian - thời gian của buổi bình minh của loài người, khi mà mọi thứ mới bắt đầu được kiến tạo.

- Nhân vật:

+ Tác phẩm có cốt truyện rất đơn giản, xoay quanh nhân vật nữ thần Lúa.

+ Xuất thân: nàng là con gái của Ngọc Hoàng – con gái của một vị thần thống trị tam giới. Nàng có xuất thân thần linh và rất đỗi cao quý.

+ Ngoại hình, hình dáng: cô gái xinh đẹp, hình dáng ẻo lả.

+ Công việc của thần: Theo lệnh Ngọc Hoàng thần xuống trần gian để duy trì sự sống của con người. Thần đã sáng tạo ra lúa, và phụ trách hết thảy mọi quy trình để tạo ra hạt lúa quý giá: gieo hạt, nảy mầm, kết bông, lúa chín tự bò về nhà. Con người chỉ việc ngắt bông bỏ vào nồi thì lúa sẽ thành cơm chín thơm ngon.

+ Tính tình của thần rất hay hờn dỗi. Và tác giả dân gian đã minh chứng cho tính cách ấy bằng sự kiện thần bị một cô gái trần gian đánh nên đã không làm lúa cho con người nữa, có lúc thần còn ko cho bông lúa chín…

=> Nhận xét:

+ Thần Lúa là vị thần có công lao rất lớn trong việc tạo ra nguồn sống cho con người. Vị thần có xuất thân cao quý nhưng tính cách cũng rất con người với hỉ nộ ái ố, giận hờn, chấp chước. Tính cách kiểu của cô gái xuất thân đài các, ẻo lả, thất thường.

+ Thông qua vị thần này, tác giả dân gian giải thích sự ra đời của cây lúa theo cách lí giải hồn nhiên, ngây thơ của mình.

- Yếu tố kì ảo: là thần thoại suy nguyên, câu chuyện hoang đường. Hình tượng thần hoàn toàn do hư cấu. Xuất thân của vị thần này, lẫn cả những chi tiết hạt lúa tự gieo mầm, sinh trưởng và kết bông, tự bò vào nhà… đều xuất phát từ những tưởng tượng của người cổ đại để cắt nghĩa, lí giải sự ra đời của lúa và những hiện tượng trong tự nhiên, nét văn hoá trong sinh hoạt của người bình dân.

- Chủ đề: Truyện sáng tạo ra hiện tượng các vị thần để giải thích hạt lúa hình thành như thế nào, quy trình tạo ra hạt lúa rất vất vả lắm công đoạn; những hiện tượng mất mùa trong sản xuất của người dân. Đồng thời, lí giải nguồn gốc của tục cúng hồn lúa sau mỗi mùa thu hoạch của người nông dân.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

e. Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ, sáng tạo.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×