Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết bài NLXH về lòng khoan dung

(lòng khoan dung)
viết 1 bài văn 3trang rưỡi A4 nghị luận về vấn đề trên
giúp mik với helppppppppp
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
10
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
### Lòng Khoan Dung: Một Giá Trị Cốt Lõi Của Con Người

**Mở bài:**

Trong cuộc sống hiện đại đầy phức tạp và biến đổi, lòng khoan dung trở thành một giá trị vô cùng cần thiết. Không chỉ là phẩm chất của con người mà còn là chìa khóa mở ra cánh cửa hòa bình, hạnh phúc và hiểu biết lẫn nhau. Lòng khoan dung không chỉ đơn thuần là sự tha thứ hay chấp nhận sự khác biệt, mà còn là khả năng đồng cảm, chia sẻ và hòa nhập với thế giới xung quanh. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá ý nghĩa và tầm quan trọng của lòng khoan dung trong xã hội hiện đại.

**Thân bài:**

1. **Khái niệm lòng khoan dung:**
Lòng khoan dung có thể được định nghĩa là sự chấp nhận và tôn trọng sự khác biệt giữa con người, bao gồm cả những quan điểm, niềm tin, văn hóa và phong cách sống khác nhau. Khoan dung không chỉ dừng lại ở sự im lặng trước sự khác biệt mà còn là hành động chủ động xây dựng cầu nối, tìm kiếm sự đồng thuận và hòa hợp.

2. **Ý nghĩa của lòng khoan dung:**
Lòng khoan dung mang lại nhiều ý nghĩa sâu sắc cho cả cá nhân và xã hội. Đầu tiên, nó giúp mỗi cá nhân phát triển tâm hồn và nhân cách. Khi con người biết khoan dung, họ sẽ trở nên cởi mở hơn, dễ dàng tiếp cận và hòa nhập với môi trường xung quanh. Hơn nữa, lòng khoan dung còn là nền tảng cho sự bình đẳng, công bằng và hòa bình trong xã hội. Trong một thế giới thường xuyên xảy ra xung đột và bạo lực, khoan dung giúp con người vượt qua những ranh giới của sự bất đồng để tìm kiếm sự hòa hợp.

3. **Tầm quan trọng của lòng khoan dung trong xã hội hiện đại:**
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, lòng khoan dung càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Chúng ta đang sống trong một xã hội đa dạng về văn hóa, tôn giáo và phong cách sống. Nếu không có lòng khoan dung, những khác biệt này có thể trở thành nguyên nhân gây ra mâu thuẫn, thù hằn và xung đột. Ngược lại, khi mọi người biết tôn trọng và chấp nhận sự khác biệt, chúng ta sẽ xây dựng được một xã hội đoàn kết, nơi mà mọi cá nhân đều có cơ hội phát triển và thể hiện bản thân.

4. **Lòng khoan dung trong văn hóa và giáo dục:**
Văn hóa khoan dung cần được nuôi dưỡng từ nhỏ, thông qua giáo dục gia đình và nhà trường. Việc dạy trẻ em về lòng khoan dung sẽ giúp trẻ phát triển tư duy tích cực, biết cảm thông và chia sẻ với những người xung quanh. Bên cạnh đó, văn hóa khoan dung còn nên được khuyến khích trong các hoạt động cộng đồng, qua các chương trình giao lưu, hợp tác giữa các nhóm, các dân tộc khác nhau.

5. **Những thách thức đối với lòng khoan dung:**
Trong xã hội hiện đại, lòng khoan dung phải đối mặt với nhiều thách thức. Sự gia tăng của các thông điệp thù hằn, sự phân biệt đối xử và lòng kiêu ngạo đôi khi khiến con người mất đi khả năng nhìn nhận và tôn trọng ý kiến khác. Đặc biệt, sự phát triển của mạng xã hội cũng tạo ra những môi trường dễ dàng cho việc lan truyền những thông tin sai lệch và mang tính chất phân biệt.

**Kết bài:**

Lòng khoan dung là một giá trị cần thiết để xây dựng một xã hội hòa bình, văn minh. Chúng ta cần bảo vệ và phát huy giá trị này trong mọi khía cạnh của đời sống. Mỗi cá nhân hãy bắt đầu từ chính bản thân mình, biết tha thứ, biết chấp nhận và tôn trọng sự khác biệt. Chỉ khi có lòng khoan dung, chúng ta mới có thể cùng nhau chung tay xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn, nơi mà mỗi người đều được lắng nghe, được yêu thương và tôn trọng. Hãy để lòng khoan dung trở thành ánh sáng dẫn đường cho chúng ta trong cuộc sống, để chúng ta trở thành những cá nhân phong phú, hòa nhã và có trách nhiệm đối với cộng đồng.

---

Hi vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình! Nếu cần thêm thông tin hay chỉnh sửa, đừng ngần ngại hỏi nhé!
2
0
Little Wolf
hôm qua
+5đ tặng

Khoan dung là một phẩm chất đáng trân trọng của con người. Khoan dung là biết tha thứ, bỏ qua cho những sai lầm thiếu sót của người khác; là biết chấp nhận những yếu đuối vấp phạm của người khác và giúp họ đứng lên sau vấp ngã. Khoan dung, còn có nghĩa là tự tha thứ cho chính mình….

Khoan dung - ấy là khi bạn bỏ qua cho người lạ vừa vô tình dẫm lên chân bạn trên xe buýt. Khoan dung - ấy là khi tôi chân thành đón nhận lời xin lỗi của người bạn vừa khiến tôi buồn. Khoan dung - là khi người mẹ dang rộng vòng tay ôm lấy đứa con trai sau những chuỗi ngày lang thang, nay đã ân hận trở về. Khoan dung, nhiều cách biểu hiện, chung một trái tim: Nhân ái.

Vậy tại sao phải khoan dung? Trước hết, khoan dung là sự hiểu biết của một nhân cách cao đẹp, thể hiện một tâm hồn rộng mở, giàu lòng yêu thương. Bởi, chỉ khi biết mở rộng tấm lòng, chỉ khi tình yêu được nhân ái hoá, con người ta mới có thể quên đi những thiệt hại, những tổn thất của mình mà tha thứ cho người khác. Hãy xem cách dân tộc Việt Nam tha thứ cho kẻ thù xâm lược để thấy được truyền thống nhân đạo, nhân ái của ông cha ta đáng khâm phục đến nhường nào. Trong “Bình Ngô đại cáo”, Nguyễn Trãi viết:

Mã Kì, phương chính cấp cho 500 chiếc thuyền Vương Thông, Mã Anh cấp cho hàng nghìn cỗ ngựa. Trong “Tuyên ngôn độc lập” Bác đã khẳng định: ”Tuy vậy, dân tộc Việt Nam trước sau vẫn giữ thái độ khoan hồng, nhân đạo với kẻ thù thất thế”…

Hẳn là khi viết lại những hành động khoan dung, nhân đạo ấy của dân tộc ta, các tác giả phải tự hào biết bao!

Không chỉ là biểu hiện của một tấm lòng nhân ái cao đẹp, lòng nhân đạo thấm đượm tình người, khoan dung còn là phẩm chất của một con người biết mình biết ta. Không ai là không phạm sai lầm. Chính khi khoan dung với người khác là bạn đang chuẩn bị cho mình “một lối đi về”… Bởi cũng sẽ đến lúc bạn sa ngã, bạn phạm lỗi. Ai sẽ tha thứ cho bạn nếu bạn không từng biết tha thứ? Ai sẽ chấp nhận bạn nếu bạn từng không đoái hoài đến sự ăn năn hối lỗi của người khác? Và ai sẽ khoan dung với bạn nếu bạn chưa từng khoan dung với kẻ khác đây?

Vậy, không khoan dung với kẻ khác là tàn nhẫn với chính mình…!

Không những thế, bất cứ khi nào bạn khoan dung cho người khác là bạn đang rộng mở một đường về cho chính họ. Lòng khoan dung sẽ cảm hoá được lỗi lầm, là động lực thúc đẩy, khuyến khích họ nhận ra sai lầm và sửa chữa. Chỉ cần một ánh mắt thiện cảm thôi cũng đủ cho những người từng là tù nhân cảm thấy được đón nhận, sống có ý nghĩa hơn, chỉ cần một nụ cười khuyến khích cũng đủ để những thanh niên vừa ra trại thấy mình không bị bỏ rơi, lạc lõng…

Tôi cực kỳ lên án thái độ thờ ơ lạnh nhạt của một số thanh niên hiện nay đối với những người đã từng phạm sai lầm - giờ đang mang trong mình căn bệnh thế kỷ, mòn mỏi sống trong sự ghẻ lạnh của không ít người. Chính sự thờ ơ, lạnh nhạt, chính lòng ích kỷ thiếu khoan dung ấy đang gián tiếp tiếp tay cho tội ác lan rộng. Như thế là đúng sao? là văn minh, tiến bộ sao?

Những ánh mắt ghẻ lạnh ấy, những con người vô cảm ấy đang khiến xã hội này ngày càng thêm lạnh! Thiếu thốn tình cảm, thiếu thốn vị tha, lòng khoan dung,… tất cả sẽ chỉ còn là một xã hội vô tri, vô giác, lạnh lùng, vô cảm… Nhưng, vẫn còn đó những tấm lòng nhân ái, sống vì mọi người, biết tha thứ, biết khoan dung góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn, phát triển hơn, nhân ái hơn,… Và chắc hẳn những người biết khoan dung đó sẽ luôn nhận được tình yêu thương, sự kính trọng của mọi người.

Khoan dung với người khác, rất cần thiết, nhưng chưa đủ! Tôi đau lòng khi không ít người tự dằn vặt mình, hành hạ tâm hồn và thể xác mình… vì họ cho rằng mình đã làm sai, mình không đáng được tha thứ. Đừng như thế! Biết nhận ra lỗi lầm là điều tốt, nhưng cứ sống mãi trong hoài niệm thế có tốt không? Tại sao không tự tha thứ và bắt đầu lại…một sự khởi đầu mới tốt đẹp hơn…

Tuy nhiên cần biết phân biệt giữa khoan dung và bao che. Thật đáng buồn khi nhiều người tiếp tay cho tội ác mà cứ nghĩ là khoan dung. Nhìn thấy người bạn thân quay cóp bài, 1 lần, 2 lần, rồi 3 lần… làm ngơ bỏ qua, hi vọng bạn tự biết sửa chữa. Khoan dung đấy ư? Nhảm nhí!!! Bạn mình lừa dối mọi người, nhắc nhở không được, đành bỏ qua, tự nhủ mình khoan dung ư? Thật đáng trách!

Xin nhắc lại, khoan dung là tha thứ chứ không là bao che. Khoan dung là chấp nhận những yếu đuối của người khác và giúp họ sửa chữa không có nghĩa là tiếp tay cho họ. Mỗi người hãy học cách khoan dung với bản thân, với người khác bằng lòng nhân ái, bằng đức hi sinh. Không chỉ biết khoan dung, bên cạnh đó, việc giúp người khác (hay chính mình) nhận ra sai lầm, định hướng sửa chữa, cũng là điều rất quan trọng.

Vâng. Tôi cũng không phải là một người hoàn hảo. Bản thân tôi cũng từng mắc sai lầm, đó là khi tôi không học bài và bị điểm kém, tôi đã vô tình khiến bố mẹ và thầy cô thất vọng, là khi tôi trách nhầm đứa bạn, là khi tôi đã dửng dưng trước những ánh mắt thơ ngây cầu xin sự giúp đỡ của những em bé đánh giày tội nghiệp…

Nhưng nhờ đó tôi cũng rút ra bài học cho bản thân mình, đó là khi nhìn thấy ánh mắt buồn của mẹ, tôi biết mình cần cố gắng, là khi nhận được lời giải thích, cái ôm siết chặt của nhỏ bạn, tôi biết mình cần suy nghĩ chín chắn hơn, là khi tôi nhận được sự giúp đỡ của những em nhỏ đánh giày nhặt giúp tôi chiếc ví mà tôi đã vô ý đánh rơi, tôi biết mình cần rộng lượng… Sau những vấp ngã, tôi vẫn được đón nhận, được yêu thương

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×