Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)
Đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Trong xã hội có muôn vàn những việc làm đẹp, những hành động đẹp, là sự sẻ chia thăm đậm tình người với đạo lý “thương người như thể thương thân”. Ngày nay, chúng ta không khó bắt gặp nhiều hoạt động tử tế giúp đỡ những người khó khăn, Với những manh áo mỏng bớt đi cái lạnh lùng của mùa đông, những tô cháo, hộp cơm... chứa chan biết bao tình người mà các nhà hảo tâm cung cấp miễn phí ở một số bệnh viện trong cả nước hay sức lan tỏa của phong trào hiến máu tình nguyện đã thu hút đông đảo người tham gia. Thậm chí có những cái chết nhưng vẫn lưu lại sự sống bằng việc hiến tạng, ... là truyền thống tốt đẹp của đất nước ta từ nhiều đời nay. Truyền thống ấy luôn tồn tại và không ngừng phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau.
Thật cảm động trước những nghĩa cử cao đẹp của các tổ chức, cá nhân đã và đang thực hiện các hoạt động từ thiện này. Họ đến từ nhiều thành phần trong xã hội, là những nhà Mạnh Thường Quân, tổ chức tôn giáo, người tu hành, người dân bình thường và cả những người từng có quá khứ lỗi lầm. Họ cùng nhau, người góp công sức, người góp tiền của, cho dù nhiều người chưa hẳn đã có cuộc sống dư dả về vật chất, song họ đều có một mục đích chung là giúp đỡ người khác, giúp đỡ những hoàn cảnh bất hạnh vượt qua khó khăn và bệnh tật.
Với những bệnh nhân nghèo, hộp cơm, tố cháo, đồng tiền... mà họ nhận được từ các nhà hảo tâm đã mang đến những nụ cười và cả những giọt nước mắt hạnh phúc của cả người cho và người nhận, Thứ hạnh phúc mà chính những người trong cuộc cũng khó có thể bày tỏ hết bằng lời, nó là động lực thôi thúc sự sẻ chia và cảm thông, Để rồi ai cũng muốn cho đi, cho dù chỉ là nụ cười và cùng nhau đón nhận những giá trị của việc cho đi, cho đi... là còn mải, đó chính là tình người!”
(Sưu tầm)
Câu 1. (0.5 điểm) Văn bản trên thuộc thể loại văn học nào?
A. Nghị luận xã hội
B. Nghị luận văn học
C. Văn bản thông tin
D. Truyện ngắn
Câu 2. (0.5 điểm) Phương thức biểu đạt của văn bản trên là?
A. Tự sự
B. Thuyết minh
C. Nghị luận
D. Biểu cảm
Câu 3.(0.5 điểm) Chủ đề của văn bản trên là gì?
A. Sự tử tế
B. Tinh thần tương thân tương ái
C. Tinh thần vượt khó
D. Tình thần đoàn kết
Câu 4. (0.5 điểm) Đoạn văn đầu tiên được triển khai dưới hình thức nào?
A. Quy nạp
B. Song hành
C. Hỗn hợp
D. Diễn dịch
Câu 5. (0.5 điểm) Câu văn “Trong xã hội có muôn vàn những việc làm đẹp, những hành động đẹp, là sự sẻ chia thăm đậm tình người với đạo lý “thương người như thể thương thân”. đóng vai trò gì?
A. Câu nêu luận đề
B. Câu nêu luận điểm
C. Câu nêu bằng chứng
D. Câu nêu lí lẽ
Câu 6. (0.5 điểm) Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: Với những bệnh nhân nghèo, hộp cơm, tố cháo, đồng tiền... mà họ nhận được từ các nhà hảo tâm đã mang đến những nụ cười và cả những giọt nước mắt hạnh phúc của cả người cho và người nhận,
A. So sánh
B. Điệp ngữ
C. Nhân hóa
D. Đảo ngữ
Câu 7. (0.5 điểm) Từ “Hạnh phúc” trong câu văn “Thứ hạnh phúc mà chính những người trong cuộc cũng khó có thể bày tỏ hết bằng lời, nó là động lực thôi thúc sự sẻ chia và cảm thông” có nghĩa là gì?
A. Là niềm vui khi con người được sống theo cách của mình.
B. Là niềm hân hoan khi con người được bày tỏ chính kiến.
C. Là trạng thái vui sướng thỏa mãn khi đạt được ý nguyện.
D. Là trạng thái vui vẻ khi con người làm được nhiều việc.
Câu 8.(0.5 điểm) Từ “lạnh lùng” được coi là:
A. Từ đơn.
B. Từ ghép.
C.Từ tượng hình.
D. Từ tượng thanh
Câu 9 (1,0 điểm) Theo tác giả, các nhà hảo tâm có cùng một mục đích chung là gì?
Câu 10 (1,0 điểm) Từ nội dung đoạn văn bản trên, em suy nghĩ như thế nào về ý nghĩa của sự tử tế trong cuộc sống.
Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Câu 1:
Văn bản trên thuộc thể loại văn học nào?
Đáp án: A. Nghị luận xã hội
Câu 2:
Phương thức biểu đạt của văn bản trên là?
Đáp án: C. Nghị luận
Câu 3:
Chủ đề của văn bản trên là gì?
Đáp án: B. Tinh thần tương thân tương ái
Câu 4:
Đoạn văn đầu tiên được triển khai dưới hình thức nào?
Đáp án: D. Diễn dịch
Câu 5:
Câu văn “Trong xã hội có muôn vàn những việc làm đẹp, những hành động đẹp, là sự sẻ chia thăm đậm tình người với đạo lý ‘thương người như thể thương thân’” đóng vai trò gì?
Đáp án: A. Câu nêu luận đề
Câu 6:
Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: “Với những bệnh nhân nghèo, hộp cơm, tô cháo, đồng tiền... mà họ nhận được từ các nhà hảo tâm đã mang đến những nụ cười và cả những giọt nước mắt hạnh phúc của cả người cho và người nhận.”
Đáp án: B. Điệp ngữ
Câu 7:
Từ “Hạnh phúc” trong câu văn “Thứ hạnh phúc mà chính những người trong cuộc cũng khó có thể bày tỏ hết bằng lời, nó là động lực thôi thúc sự sẻ chia và cảm thông” có nghĩa là gì?
Đáp án: C. Là trạng thái vui sướng thỏa mãn khi đạt được ý nguyện.
Câu 8:
Từ “lạnh lùng” được coi là:
Đáp án: C. Từ tượng hình
Câu 9:
Theo tác giả, các nhà hảo tâm có cùng một mục đích chung là gì?
Đáp án: Các nhà hảo tâm có mục đích chung là giúp đỡ người khác, giúp đỡ những hoàn cảnh bất hạnh vượt qua khó khăn và bệnh tật.
Câu 10:
Từ nội dung đoạn văn bản trên, em suy nghĩ như thế nào về ý nghĩa của sự tử tế trong cuộc sống?
Đáp án:
Sự tử tế có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống. Nó không chỉ giúp đỡ những người gặp khó khăn mà còn tạo ra một xã hội nhân ái, đoàn kết và sẻ chia. Khi mọi người sống tử tế, họ sẽ cảm thấy hạnh phúc và thỏa mãn vì đã góp phần tạo dựng một cộng đồng tốt đẹp, nơi mà mọi người luôn sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau. Sự tử tế là yếu tố quan trọng để xây dựng một xã hội văn minh và đầy tình người.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |