Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Phân tích bài thơ "Đưa ông phủ"

bài thơ đưa ông phủ
1 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
60
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Bài thơ "Đưa ông phủ" của tác giả Chế Lan Viên là một tác phẩm nổi bật trong thơ ca Việt Nam. Bài thơ không chỉ thể hiện sự tôn kính đối với ông phủ mà còn khám phá những khía cạnh sâu sắc về cuộc đời, cái chết và tinh thần của con người. Dưới đây là một số phân tích chi tiết về bài thơ:

### 1. Nội dung và ý nghĩa của bài thơ:
- **Chủ đề chính:** Bài thơ xoay quanh hành trình đưa tiễn ông phủ, một người có vai trò quan trọng trong xã hội. Qua đó, tác giả thể hiện nỗi buồn, sự tiếc nuối khi tiễn biệt một con người có giá trị.
- **Sự giao thoa giữa cuộc sống và cái chết:** Hành trình đưa ông phủ không chỉ là lễ nghi, mà còn là biểu tượng cho sự chuyển giao giữa hai thế giới – giữa cuộc sống và cái chết. Tác giả thể hiện nỗi đau của con người khi đối diện với sự mất mát.

### 2. Nghệ thuật trong bài thơ:
- **Biểu tượng và hình ảnh:** Bài thơ sử dụng nhiều hình ảnh sinh động để diễn tả tâm trạng và tình cảm của người sống. Những hình ảnh như “cây cỏ,” “nước mắt,” hay “ánh đèn” tạo ra cảm xúc mạnh mẽ và sự hòa quyện giữa thiên nhiên và con người.
- **Thể thơ tự do:** Tác giả đã chọn thể thơ tự do, không gò bó trong quy tắc về số tiếng hay âm điệu, cho phép cảm xúc tuôn trào một cách tự nhiên và chân thực.

### 3. Tâm tư và tình cảm của tác giả:
- **Nỗi buồn sâu lắng:** Qua mỗi câu thơ, nỗi buồn của tác giả được bộc lộ rõ ràng. Ông phủ không chỉ là một người đã mất mà còn là biểu tượng cho những giá trị đã bị lãng quên hoặc bị mất đi trong cuộc sống.
- **Sự tri ân:** Bài thơ cũng thể hiện lòng tri ân đối với ông phủ, một người đã đóng góp cho xã hội và để lại những dấu ấn sâu sắc trong cuộc đời của mọi người.

### Kết luận
Bài thơ "Đưa ông phủ" của Chế Lan Viên không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật về sự tiễn biệt mà còn là một tác phẩm phản ánh những suy tư sâu sắc về cuộc đời, cái chết và ý nghĩa của nhân sinh. Qua ngôn ngữ đầy hình ảnh và biểu cảm, tác giả đã truyền tải một thông điệp nhân văn quý giá về tình yêu thương và lòng tri ân đối với những người đã khuất.
1
0
Mount
01/01 09:32:03
+4đ tặng

Tú Xương (1870-1907) họ tên là Trần Tế Xương, quê ở Vị Xuyên, Mỹ Lộc, Nam Định. Ông là nhà thơ hiện thực trào phúng lỗi lạc nhất của nền văn học Việt Nam cận đại. Ông để lại khoảng 150 bài thơ, bài phú, văn tê bằng chữ Nôm.

   Chất trào phúng trong thơ Tú Xươg vô cùng sắc bén: sự châm biếm, giễu cợt, đả kích đạt đến độ cay độc, khinh bỉ không thể nào nói hết. Bọn quan lại, quan Tây quan ta, những thầy đội, thầy đề, ông thông , ông phán, ông kí, những me Tây, những sư hổ mang,.. trở thành những chân dung biếm họa dưới ngòi bút ông Tú Vị Xuyên.

   Bài thơ "Đưa ông phủ" là một trong những bức chân dung biếm họa ấy:

   "Tri phủ Xuân Trường được mấy niên

   Nhờ trời hạt ấy cũng bình yên

   Chữ chi, chữ chiểu không phê đến

   Ông chỉ quen phê một chữ tiền".

   Hai câu thơ đầu chỉ là mấy nét phác họa nơi ông phủ làm quan:

   "Tri phủ Xuân Trường được mấy niên

   Nhờ trời hạt ấy cũng bình yên"

   Xuân Trường thuộc tỉnh Nam Định. Tri phủ là chức quan đứng đầu một phủ. Mấy niên là mấy năm. Ba chữ "được mấy niên" vừa là sự nhẩm tính của tác giả, vừa là hỏi một cách bang quơ, giễu cợt. Hạt có nghĩa là vùng, "hạt ấy" là nơi ấy, vùng ấy. Hai tiếng "nhờ trời" với ba chữ "cũng bình yên" là một cách nói chế giễu, châm biếm; ông phủ được làm quan nhờ một nơi "bình yên", đám dân đen dễ bảo, dễ đèo đầu cưỡi cổ, bổng lộc ấy là "nhờ trời", được trời ban cho. Ở đây tiếng cười của nhà thơ mới chỉ là cười mỉm.

   Hai câu thơ 3, 4 gợi lên cái thần bức biếm họa ông phủ. Tác giả không vẽ ông phủ có bộ mặt phì nộn như quan phụ mẫu trong "Bước đường cùng" của Nguyễn Công Hoan; cũng không có cung cách như tri phủ Tú Ân trong "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố. Tác giả cũng không nói đến áo quần sang trọng, bài ngà, cái giọng nhà quan có gang có thép của quan tri phủ. Mà Tú Xương chỉ nói đến cái tay, cái bút, cái hành động rất "quen", rất thành thạo của quan tri phủ Xuân Trường mà thôi:

   "Chữ y chữ chiểu không phê đến,

   Ông chỉ quen phê một chữ tiền."

   Ý nghĩa là bằng lòng, đồng ý; chiểu nghĩa là căn cứ vào đó mà thi hành. Y và chiểu là ngôn từ trong văn bản hành chính mà bọn quan lại ngày trước thường dùng. Câu thơ thứ ba này có dị bản: "Chữ tra, chữ cứu không phê đến". Tra, cứu nghĩa là điều tra, xét hỏi.

   Việc quan, mọi công văn giấy tờ, ông phủ chỉ làm qua loa, chiếu lệ, thậm chí không ngó ngàng đến, "không phê đến" một chữ "y, một chữ "chiểu" nào. Trái lại, "một chữ tiền" tri phủ lại "quen phê" Ba chữ "chỉ quen phê" đã làm nổi bật một thói quen, một sở trường, một niềm đam mê lớn của "quan phụ mẫu" này! "Máu tham hễ thấy hơi đồng thì mê", quan "chỉ quen phê một chữ tiền" là thế! Những dân đen "khốn nạn" đâm đầu vào cửa quan sẽ trở thành con mồi cho tri phủ. "Ông chỉ quen phê một chữ tiền" bởi lẽ "vào cửa quan không có lối nói bằng nước dãi" (Nguyễn Công Hoan).

   Tú Xương đã dùng lối nói phủ định để khẳng định, tương phản ngôn ngữ thơ để châm biếm một cách sâu cay thói tham nhũng, đục khoét dân của tri phủ Xuân Trường, của bọn quan lại gian tham trong xã hội thực dân phong kiến. "Một chữ tiền" đặt cuối bài thơ là một cú đánh hiểm của Tú Xương đối với bọn tham quan ô lại thời bấy giờ! Giọng thơ khinh bỉ, mỉa mai bao trùm bài thơ.

   "Đưa ông phủ" là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt đặc sắc, độc đáo: giàu giá trị hiện thực trào phúng.

   Nguyễn Khuyến, người cùng thời với Tú Xương, trong một bài thơ "Vịnh Kiều" đã viết:

   "Có tiền việc ấy mà xong nhỉ

   Đời trước làm quan cũng thế a?"

   Cùng với câu thơ của Tú Xương: "Ông chỉ quen phê một chữ tiền" đã để lại bao ám ảnh ghê gớm! Một thế kỉ sau, chữ tiền trong thơ Nguyễn Khuyến, thơ Tú Xương ... còn gợi ra bao điều xấu xa ghê tởm về nạn tham quan ô lại, về "quốc nạn" tham nhũng trong lòng người!

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×