Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Viết đoạn văn trình bày cảm nghĩ của em về bài thơ Tiếng ru của Tố Hữu

Viết đoạn văn trình bày cảm nghĩ của em về bài thơ Tiếng ru của Tố Hữu
2 Xem trả lời
Hỏi chi tiết
30
Tham khảo câu trả lời từ Trợ lý ảo Lazi
Bài thơ "Tiếng ru" của Tố Hữu là một tác phẩm sâu lắng, mang đậm âm hưởng dân tộc và tình yêu thương. Qua những câu thơ, tác giả đã thể hiện cảm xúc chân thành, ngọt ngào của người mẹ dành cho đứa con yêu quý. Tiếng ru, vốn dĩ là âm thanh dịu dàng êm ái, không chỉ truyền tải những giấc mộng đẹp đẽ mà còn phản ánh nỗi niềm tâm tư, khát vọng của một thế hệ lớn lên trong kháng chiến.

Cảm nhận đầu tiên khi đọc bài thơ là sự bình yên mà nó mang lại, như một vòng tay ấm áp của mẹ ôm ấp đứa trẻ. Tiếng ru không chỉ là tiếng hát, mà còn là một biểu tượng của tình yêu, niềm hy vọng và sức mạnh nghị lực cho con sau này. Ở những câu thơ lặng lẽ, sâu lắng, Tố Hữu đã khéo léo lồng ghép tâm tư của người mẹ và ước mơ của những con người trong thời kỳ đầy gian khổ.

Đặc biệt, hình ảnh "tiếng ru" kết nối quá khứ và hiện tại, giữa cuộc sống yên bình và những khó khăn trong chiến tranh. Bài thơ gợi cho ta những ký ức êm đềm, và nhắc nhở về giá trị của tình mẫu tử thiêng liêng. Qua "Tiếng ru", Tố Hữu không chỉ khắc sâu khát vọng hòa bình, hạnh phúc mà còn thể hiện tấm lòng tri ân đối với những người đã chịu đựng, hy sinh vì tương lai của thế hệ sau. Chính những điều đó làm cho bài thơ trở thành một bản trường ca về tình yêu thương và hy vọng, chạm đến trái tim của mọi người đọc.
1
0
Quang Cường
02/01 16:44:35
+5đ tặng

Khi đọc những bài thơ lục bát của Tố Hữu, bao giờ ta cũng tìm thấy âm điệu ngọt ngào của dân ca chở theo những đạo lí sâu sa của truyền thống dân tộc. Cái hay, cái đẹp đó được thể hiện rất rõ qua bài thơ “Tiếng ru”.

Mở đầu bài thơ là những hình ảnh thiên nhiên gần gũi:

Con ong làm mật, yêu hoa

Con cá bơi, yêu nước; con chim ca, yêu trời.

Con người muốn sống, con ơi

Phải yêu đồng chí, yêu người anh em.

Ở đây, tác giả đã sử dụng biện pháp liệt kê “Con ong”, “Con cá”, “con chim” cùng cách ngắt nhịp 4/2 và 4/4. Khổ thơ đã cho thấy mối quan hệ mật thiết giữa những sinh thể trong tự nhiên với môi trường sống. Hoa dành mật ngọt để ong chắt chiu tháng ngày, sóng nước bao la là nơi vẫy vùng của cá, trời xanh cao rộng để chim cất tiếng hót líu lo. Tố Hữu đã dùng con mắt quan sát tinh tế, trí tưởng tượng phong phú để tạo ra những câu thơ giàu hình ảnh, biểu tượng cho triết lí sống của con người. Cũng giống như vạn vật trong tự nhiên, con người cá nhân cũng là một phần của tập thể. Chính vì thế mà ta “Phải yêu đồng chí, yêu người anh em”. Tình đoàn kết, sự gắn bó giữa người với người là yếu tố tạo nên ý nghĩa cho cuộc sống. Cách gọi “con ơi” tạo nên âm điệu dìu dặt, thiết tha như một lời tâm tình. Điệp từ “yêu” được lặp lại bốn lần trong khổ thơ như một điệp khúc trữ tình trong bài hát ca ngợi cuộc sống, con người.

Tiếp nối mạch cảm xúc ấy, ở khổ thơ thứ hai, tác giả vẫn sử dụng những hình ảnh thiên nhiên bình dị mà giàu sức gợi để thể hiện tâm tư, tình cảm:

Một ngôi sao chẳng sáng đêm

Một thân lúa chín, chẳng nên mùa vàng

Một người - đâu phải nhân gian?

Sống chăng, một đốm lửa tàn mà thôi!

Một ngôi sao không thể tạo nên ánh sáng của trời đêm. Một cây lúa chín không thể trở thành mùa vàng bội thu và con người, nếu chỉ tồn tại một mình thì cũng chỉ leo lét như “đốm lửa tàn” giữa thế gian rộng lớn. Điệp từ “Một” được nhắc lại bốn lần trong khổ thơ, nhấn mạnh sự cô đơn của cá nhân khi đối diện với sự miên viễn của đất trời. Câu hỏi tu từ “Một người – đâu phải nhân gian?” như một lời tự vấn mà tác giả đặt ra cho mỗi chúng ta, khiến người đọc phải trăn trở về sứ mệnh của mình giữa cõi đời này. Thơ Tố Hữu xưa nay vẫn vậy, mang nặng âm hưởng của ca dao, gợi nhắc con người về tinh thần đoàn kết một lòng của dân tộc Việt Nam như câu ca xưa:

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.

Đặt bài thơ vào hoàn cảnh sáng tác, ta mới có thể thấy được hết ý nghĩa của nó. Dù trong thời chiến hay khi đất nước đã hòa bình, đoàn kết dân tộc luôn là một vấn đề lớn lao. Tinh thần thời đại sục sôi trong thơ Tố Hữu. Nhà thơ thể hiện tinh thần nhập thế tích cực, gắn vận mệnh của đất nước với bản thân mình nhưng không sử dụng ngôn ngữ bác học hay lối nói ước lệ như những nhà nho thời xưa. Đấng quân tử thời phong kiến coi việc “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” là món nợ công danh, thể hiện danh dự của nam nhi nên thường dùng những hình ảnh có tính chất kì vĩ như núi, đá, sóng, gió để thể hiện tư tưởng. Vẫn là những hình ảnh ấy nhưng khi Tố Hữu thì mang màu sắc khác. Thơ ông nhuần nhị, tự nhiên, tinh tế mà không kém phần sâu sắc:

Núi cao bởi có đất bồi

Núi chê đất thấp núi ngồi ở đâu?

Muôn dòng sông đổ biển sâu

Biển chê sông nhỏ, biển đâu nước còn?

Khổ thơ thứ ba đề cập đến đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”. Các cặp từ đối lập “cao” – “thấp”, “sâu” – “nhỏ” cho thấy sự ý thức rõ ràng về mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể. Những thành công trong cuộc đời con người, đỉnh cao mà chúng ta đạt đến hay sự vững mạnh của một tập thể, tất cả đều được kiến tạo nên từ những điều rất nhỏ. Con người không bao giờ được phép quên đi quê hương, quên đi nguồn cội bởi mỗi chúng ta đều được mảnh đất nhọc nhằn, nghèo khó nhưng giàu ân tình này nuôi lớn.

Tre già yêu lấy măng non

Chắt chiu như mẹ yêu con tháng ngày.

Mai sau con lớn hơn thày

Các con ôm cả hai tay đất tròn.

Khổ thơ cuối cùng xuất hiện hình ảnh mẹ và con gợi lên tình mẫu tử thiêng liêng. Nhà thơ sử dụng phép so sánh “Tre già yêu lấy măng non” với sự chắt chiu, quan tâm của mẹ dành cho con. Khổ thơ mở ra một ý nghĩa phổ quát rằng tình yêu thương của gia đình, quê hương là đôi cánh nâng đỡ mỗi con người phát triển. Hai tiếng “Mai sau” thể hiện niềm tin của tác giả vào tương lai tươi sáng, hi vọng về sự phát triển của con người.

Như vậy, bằng thể thơ lục bát truyền thống, hệ thống hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ tượng trưng, ngôn ngữ trong sáng giản dị mà vẫn giàu sức gợi, Tố Hữu đã thể hiện quan niệm sống thật đẹp về sự cống hiến và tình đoàn kết. Thơ ông nói về những vấn đề vừa gần gũi mà cũng rất lớn lao, có vai trò chính trị quan trọng nhưng không rơi vào con đường khuôn sáo, cứng nhắc. Điệu hồn trong thơ Tố Hữu bao giờ cũng mượt mà, êm ái, dễ đi vào hồn người. Đọc những vần thơ này, ta mới thấm thía về lời nhận xét của nhà thơ Chế Lan Viên dành cho “Lá cờ đầu của thơ ca cách mạng”: “Thơ Tố Hữu là thơ một con người biết trân trọng lấy đời mình, muốn làm cho đời mình trở nên hữu ích. Vậy thì ai kia còn phung phí đời mình, làm gì cũng được, sống sao cũng xong, trong khi đọc thơ này hãy bắt đầu thử dừng lại mà biết quý lấy đời mình, mà đem xây dựng nó”.

“Đường đi của thơ là con đường đưa thẳng vào tình cảm, không quanh co, qua những chặng, những trung gian, những cột cây số”. Thơ Tố Hữu quả thực rất đúng với lời nhận định ấy. Chỉ một “Tiếng ru”, nhà thơ đã gieo vào lòng người đọc bài ca nghĩa tình về đất nước, con người Việt Nam, nối liền quá khứ huy hoàng của dân tộc với hiện tại kiên cường và tương lai tươi sáng. Tố Hữu xứng đáng là “Lá cờ đầu của thơ ca cách mạng”!

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
1
0
Đặng Hải Đăng
02/01 20:05:24
+4đ tặng

Bài thơ "Tiếng ru" của Tố Hữu mang đến cho em những cảm xúc sâu lắng về tình mẫu tử thiêng liêng và sự gắn bó giữa con cái với quê hương, đất nước. Những câu thơ nhẹ nhàng, êm dịu như lời ru của mẹ, vỗ về tâm hồn của đứa con thơ. Từ "tiếng ru" ấy, em cảm nhận được tình yêu thương vô bờ của mẹ, là nguồn động viên giúp con vững bước trong cuộc đời. Đồng thời, bài thơ còn thể hiện niềm tự hào về đất nước, quê hương, khi những lời ru cũng là những lời ca ngợi về sức mạnh, sự kiên cường của dân tộc. Bài thơ không chỉ là lời ru của mẹ mà còn là tiếng nói của lòng yêu nước, khơi gợi niềm tin và hy vọng vào một tương lai tươi sáng.


 

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường
×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Đấu trường tri thức | Lazi Quiz Challenge +500k
Gửi câu hỏi
×