Bằng cách nhấp vào Đăng nhập, bạn đồng ý Chính sách bảo mật và Điều khoản sử dụng của chúng tôi. Nếu đây không phải máy tính của bạn, để đảm bảo an toàn, hãy sử dụng Cửa sổ riêng tư (Tab ẩn danh) để đăng nhập (New Private Window / New Incognito Window).
Trong không gian văn học Việt Nam, những tác phẩm khắc họa đời sống thôn quên luôn chiếm một vị trí đặc biệt trong lòng độc giả. “Cơm mùi khói bếp” của Hoàng Công Danh không nằm ngoài quy luật ấy. Bằng ngôn từ giản dị mà sâu lắng, tác giả đã đưa người đọc về với hương vị của quê hương, nơi mà dù cho cuộc sống có biết bao biến đổi, thì những giá trị truyền thống vẫn luôn được tôn vinh và giữ gìn. Phân tích tác phẩm này không chỉ là đánh giá nội dung và nghệ thuật, mà còn là hành trình tìm về với cội nguồn, với những rung động đầu đời qua từng làn khói bếp, qua từng hạt cơm thơm phức.
Hoàng Công Danh là một nhà văn Việt Nam, tác giả sinh năm 1987, quê ở Quảng Trị. Ông được biết đến với các tác phẩm văn học phản ánh cuộc sống, tình yêu và những vấn đề xã hội thông qua lăng kính nhân văn sâu sắc. Hoàng Công Danh là một thạc sĩ vật lý, nhưng với tình yêu mãnh liệt với văn chương đã chỉ đường đưa lối ông đến với những con chữ có cảm xúc.
Tác phẩm “Cơm mùi khói bếp” là một trong những truyện ngắn của ông được in trong trong tập truyện “Chuyến tàu vé ngắn”(2015). Tác phẩm kể về một gia đình ở quê sau bốn năm lấy vợ sống trên thành phố và lần đầu tiên đưa cả vợ và con về quê ăn Tết. Tác phẩm này gợi nhớ đến hình ảnh quê hương, tình cảm gia đình và sự khác biệt giữa cuộc sống hiện đại và truyền thống. Qua đó chúng ta thấy được những giá trị đời sống văn hóa của gia đình Việt Nam.
Nông thôn dân dã, bình dị , nơi những nồi cơm được bắc trên bếp củi đượm mùi khói đã trở thành một kí ức tuổi thơ khó quên của biết bao người. Không gian quê hương trong truyện ngắn này không chỉ là nơi lưu giữ và tái hiện những giá trị truyền thống, sự gắn kết gai đình và chan chứa tình yêu thương mà những bữa cơm mang lại. Mùi khói bếp không chỉ là mùi lửa, mùi rơm rạ mà còn là biểu tượng ngọn lửa yêu thường đang cháy bừng trong lòng mỗi con người của những bữa cơm đầm ấm bên gia đình. Là hình ảnh nồi cơm trắng bốc khói nghi ngút, thơm lừng mùi gạo quê hương, mùi của những giọt mồ hôi đã rơi xuống đồng để có những “hạt ngọc trời” dẻo thơm đến vậy. Chỉ là một chút kí ức nhưng lại là sự nhắc nhớ về việc giữ gìn và trân trọng giá trị văn hóa truyền thống trong thời đại nay.
Những bữa cơm gia đình không còn quá xa lạ với mỗi người, nhưng những bữa cơm có đầy đủ thành viên trong gia đình sẽ mang lại cảm giác ấm cúng thân mật đượm tình máu mủ. Cuộc sống gia đình và tình cảm giữa các thành viên trong tác phẩm được thể hiện một cách chân thực và sâu sắc. Mùi khói bếp trong truyện không chỉ đơn thuần là mùi củi đốt mà còn là những giá trị gia đình được lưu trữ qua thời gian.
Tác phẩm còn thể hiện sự xung đột giữa lối sống truyền thống và hiện đại qua việc miêu tả cuộc sống của một gia đình sống trên thành thị đã lâu khi họ trở về quê. Sự khác biệt thể hiện ở việc nấu cơm: dưới quê nấu cơm bằng bếp củi, ở thành thị thì dùng bếp ga bếp điện. Một bên là mùi khói bếp cùng với những kí ức tuổi thơ với quá khứ giản dị nhưng đầy ắp những yêu thương, một bên là bếp dùng gas, dùng điện với những guồng quay của cuộc sống. Sự nhìn nhận của người mẹ đối lập với cặp vợ chồng, người mẹ đại diện cho lối sống truyền thống và người con trai con dâu đại diện cho lối sống hiện đại.
Tác giả đã sử dụng cảnh quan và không gian quê hương, cùng với hình ảnh cơm mùi khói bếp đẻ phản ánh sự đấu tranh nội tâm giữ hai thế giới: một bên là sự gắn bó ấm áp của gia đình truyền thống, còn một bên là sự tiện nghi và cá nhân chủ nghĩa cuộc sống hiện đại.
Nghệ thuật cũng là một khía cạnh được tác giả dùng một cách chỉn chu và đưa được hồn vào câu chữ. Tác giả sử dụng ngôn ngữ được đánh giá là giản dị nhưng giàu chất thơ, phản ánh sâu sắc về cuộc sống thôn quê và tình cảm gia đình. Đi cùng với lối kể chuyện chậm rãi, nhẹ nhàng, đưa người đọc vào không gian của câu chuyện một cách tự nhiên khiến người đọc cảm nhận được không những hình ảnh mà còn cả mùi vị cảm xúc của nhân vật. Các biểu tượng và hình ảnh không chỉ tạo nên bối cảnh sinh động àm còn mang ý nghĩa sâu sắc như là khói bếp – trung tâm của tác phẩm, bếp củi – đại diện cho lối sống truyền thống, cơm – biểu tượng của sự nuôi dưỡng và sự sống, quê hương – biểu tượng của cội nguồn và cho những giá trị truyền thống. Cách tác giả xây dựng nhân vật cũng như mạch cảm xúc, được thể hiện một cách tin tế, phản ánh sự đan xe giữa truyền thống và hiện đại. Mạch cảm xúc được dẫn dắt nhẹ nhàng, tưg sự ấm á của bữa cơm gia đình đến những suy tư về sự thay đổi của thời gian và giá trị sống. Tác giả đã thành công trong việc sử dụng ngôn ngữ giản dị nhưng giàu hình ảnh để đưa người đọc vào không gian câu chuyện.
Tác phẩm “Cơm mùi khói bếp” của Hoàng Công Danh là một truyện ngắn đầy ý nghĩa, phản ánh sự gắn kết giữa quá khứ và hiện tại, giữa truyền thống và hiện đại. Sự đối lập giữa lối sống thôn quê và thành thị được thể hiện rõ ngay trong câu chuyện thể hiện qua việc nấu cơm, một hành động tưởng chừng như đơn giản lại chứ đựng ý nghĩa sâu sắc. Nội dung xoay quanh bữa cơm gia đình, nơi mùi khói bếp không chỉ là hình ảnh của sự ấm cúng mà còn là biểu tượng của tình cảm. Với cách sử dụng ngôn ngữ giản dị đời thường, lối kể chuyện chậm rãi đã thành công thuyết phục tâm lý người đọc cuốn vào câu chuyện.
“Cơm mùi khói bếp” là một tác phẩm có giá trị nhân văn cao cả nhấn mạnh sự trân trọng đối với những giá trị truyền thống và tình cảm gia đình trong bối cảnh xã hội đang không ngừng thay đổi. Tác phẩm này không chỉ là một câu chuyện về bữa cơm mà còn là một thông điệp giữ gìn và trân trọng những mối quan hệ và giá trị sống đích thực. “Cơm mùi khói bếp” không chỉ là một tác phẩm văn học mà còn là trải nghiệm sống động về cuộc sống tình cảm con người.
Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi
Vui | Buồn | Bình thường |