Bài tập  /  Bài đang cần trả lời

Soạn bài: Khái quát văn học dân gian Việt Nam

2 trả lời
Hỏi chi tiết
1.167
0
0
Trần Đan Phương
05/08/2017 01:32:25
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Về khái niệm văn học dân gian
Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng được tập thể sáng tạo, nhằm mục đích phục vụ trực tiếp cho những sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.
2. Các đặc trưng cơ bản của văn học dân gian
- Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng.
Thực chất của quá trình truyền miệng là sự ghi nhớ theo kiểu nhập tâm và phổ biến bằng miệng cho người khác. Văn học dân gian khi được phổ biến lại, đã thông qua lăng kính chủ quan (bộ não người) nên thường được sáng tạo thêm. Văn học dân gian thường được truyền miệng theo không gian (từ vùng này qua vùng khác), hoặc theo thời gian (từ đời trước đến đời sau).
Quá trình truyền miệng thường được thực hiện thông qua diễn xướng - tức là hình thức trình bày tác phẩm một cách tổng hợp (nói, hát, kể).
- Văn học dân gian là kết quả của những quá trình sáng tác tập thể.
Tập thể là tất cả mọi người, ai cũng có thể tham gia sáng tác. Nhưng quá trình này, lúc đầu do một người khởi xướng lên, tác phẩm hình thành và được tập thể tiếp nhận. Sau đó những người khác (địa phương khác, thời đại khác) tham gia sửa chữa, bổ sung cho tác phẩm biến đổi dần. Quá trình bổ sung này thường làm cho tác phẩm phong phú hơn, hoàn thiện hơn.
Mỗi cá nhân tham gia vào quá trình sáng tác này ở những thời điểm khác nhau. Nhưng vì truyền miệng nên lâu ngày, người ta không nhớ được và cũng không cần nhớ ai là tác giả. Tác phẩm dân gian vì thế đã trở thành của chung, ai cũng có thể tùy ý thêm bớt, sửa chữa.
- Văn học dân gian gắn bó và phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.
Sinh hoạt cộng đồng là những sinh hoạt chung của nhiều người như lao động tập thể, vui chơi ca hát tập thể, hội hè... Trong những sinh hoạt này, tác phẩm văn học dân gian thường đóng vai trò phối hợp hoạt động, tạo nhịp điệu cho hoạt động (những bài hò : hò chèo thuyền, hò đánh cá,...).
Không những thế, văn học dân gian còn gây không khí để kích thích hoạt động, gợi cảm hứng cho người trong cuộc (ví dụ những câu chuyện cười được kể trong lao động giúp tạo ra sự sảng khoái, giảm bớt sự mệt nhọc trong công việc).
3. Hệ thống thể loại của văn học dân gian Việt Nam
Dựa vào những đặc điểm giống nhau cơ bản về nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm trong cùng một nhóm, có thể thấy văn học dân gian Việt Nam gồm những thể loại chính nh­ư sau : thần thoại, sử thi dân gian, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện cư­ời, truyện ngụ ngôn, tục ngữ, câu đố, ca dao – dân ca, vè, truyện thơ, các thể loại sân khấu (chèo, tuồng, múa rối, các trò diễn mang tích truyện).
4. Những giá trị cơ bản của văn học dân gian
- Văn học dân gian là kho trí thức vô cùng phong phú về đời sống của các dân tộc (kho trí khôn của nhân dân về mọi lĩnh vực của đời sống tự nhiên, xã hội, con người). Kho tri thức này phần lớn là những kinh nghiệm lâu đời được nhân dân ta đúc kết từ thực tế. Vào trong các tác phẩm, nó được mã hoá bằng những ngôn từ và hình tượng nghệ thuật tạo ra sức hấp dẫn người đọc, người nghe, dễ phổ biến, dễ tiếp thu và có sức sống lâu bền cùng năm tháng.
- Văn học dân gian ngợi ca, tôn vinh những giá trị tốt đẹp của con người. Vì thế, nó có giá trị giáo dục sâu sắc về truyền thống dân tộc (truyền thống yêu nước, đức kiên trung, lòng vị tha, lòng nhân đạo, tinh thần đấu tranh chống cái ác, cái xấu,...). Văn học dân gian cũng vì thế mà góp phần hình thành những giá trị tốt đẹp cho các thế hệ xưa và nay.
- Văn học dân gian có giá trị to lớn về nghệ thuật. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nền văn học dân nước nhà. Nó đã trở thành những mẫu mực để đời sau học tập. Nó là nguồn nuôi dưỡng, là cơ sở của văn học viết.
II. RÈN KĨ NĂNG
1. Những đặc điểm chính của từng thể loại văn học dân gian Việt Nam:
Thể loại Đặc điểm
Thần thoại Hình thức Văn xuôi tự sự
Nội dung
Kể lại sự tích các vị thần sáng tạo thế giới tự nhiên và văn hoá, phản ánh nhận thức của con ngư­ời thời cổ đại về nguồn gốc của thế giới và đời sống con ngư­ời.
Sử thi dân gian
Hình thức Văn vần hoặc văn xuôi, hoặc kết hợp cả hai.
Nội dung
Kể lại những sự kiện lớn có ý nghĩa quan trọng đối với số phận cộng đồng.
Truyền thuyết
Hình thức Văn xuôi tự sự
Nội dung
Kể lại các sự kiện và nhân vật lịch sử hoặc có liên quan đến lịch sử theo quan điểm nhìn nhận lịch sử của nhân dân.
Truyện cổ tích
Hình thức
Văn xuôi tự sự
Nội dung
Kể về số phận của những con ngư­ời bính thường trong xã hội(người mồ côi, ngư­ời em, ngư­ời dũng sĩ, chàng ngốc,… ; thể hiện quan niệm và mơ ư­ớc của nhân dân về hạnh phúc và công bằng xã hội.
Truyện cư­ời
Hình thức
Văn xuôi tự sự
Nội dung
Kể lại các sự việc, hiện tư­ợng gây cư­ời nhằm mục đích giải trí và phê phán xã hội.
Truyện ngụ ngôn
Hình thức
Văn xuôi tự sự
Nội dung
Kể lại các câu chuyện trong đó nhân vật chủ yếu là động vật và đồ vật nhằm nêu lên những kinh nghiệm sống, bài học luân lí, triết lí nhân sinh.
Tục ngữ
Hình thức
Lời nói có tính nghệ thuật
Nội dung
Đúc kết kinh nghiệm của nhân dân về thế giới tự nhiên, về lao động sản xuất và về phép úng xử trong cuộc sống con ngư­ời.
Ca dao, dân ca
Hình thức
Văn vần hoặc kết hợp lời thơ và giai điệu nhạc
Nội dung
Trữ tình, diễn tả đời sống nội tâm của con người

Hình thức
Văn vần
Nội dung
Thông báo và bình luận về những sự kiện có tính chất thời sự hoặc những sự kiện lịch sử đư­ơng thời.
Truyện thơ
Hình thức
Văn vần
Nội dung
Kết hợp trữ tình và tự sự, phản ánh số phận của ngư­ời nghèo khổ và khát vọng về tình yêu tự do, về sự công bằng trong xã hội
Các thể loại sân khấu
Hình thức
Các hình thức ca kịch và trò diễn có tích truyện, kết hợp kịch bản với nghệ thuật diễn xuất
Nội dung
Diễn tả những cảnh sinh hoạt và những kiểu mẫu ngư­ời điển hình trong xã hội nông nghiệp ngày xưa.

2. Sự tương đồng và khác biệt giữa các thể loại văn học dân gian :
Văn học dân gian Việt Nam cũng như văn học dân gian của nhiều dân tộc khác trên thế giới có những thể loại chung và riêng. Điều đáng lưu ý là ngay trong hệ thống thể loại văn học dân gian của từng dân tộc lại có thể tìm thấy những điểm tương đồng và khác biệt.
- Sự tương đồng : Các thể loại văn học dân gian giống nhau ở cách thức sáng tạo (là những sáng tạo tập thể) và ở phương thức lưu truyền (truyền miệng). Về cơ bản các tác phẩm văn học dân gian ở các thể loại khác nhau đều quan tâm phản ánh những nội dung liên quan đến đời sống, tâm tư, tình cảm của cộng đồng (chủ yếu là của tầng lớp bình dân trong xã hội).

- Sự khác biệt : Tuy nhiên mỗi thể loại văn học dân gian lại có một mảng đề tài và một cách thức thể hiện nghệ thuật riêng(ví dụ Ca dao quan tâm đến đời sống tâm hồn của con người và thể hiện nó bằng bút pháp trữ tình ngọt ngào, lãng mạn…trong khi đó, Thần thoại lại giải thích quá trình hình thành thế giới, giải thích các hiện tượng tự nhiên,… bằng hình ảnh các thần. Sử thi lại khác, chủ yếu quan tâm phản ánh những sự kiện lớn lao có tính quyết định tới số phận của cộng đồng Sử thi thể hiện nội dung bằng nghệ thuật miêu tả với những hình ảnh hoành tráng và dữ dội…). Sự khác nhau của các thể loại văn học dân gian cho thấy sự đa dạng về nghệ thuật. Đồng thời nó cũng cho thấy khả năng chiếm lĩnh phong phú hiện thực cuộc sống của nhân dân ta.

Mở khóa để xem toàn bộ nội dung trả lời

(?)
Bạn đã đạt đến giới hạn của mình. Bằng cách Đăng ký tài khoản, bạn có thể xem toàn bộ nội dung trả lời
Cải thiện điểm số của bạn bằng cách đăng ký tài khoản Lazi.
Xem toàn bộ các câu trả lời, chat trực tiếp 1:1 với đội ngũ Gia sư Lazi bằng cách Đăng nhập tài khoản ngay bây giờ
Tôi đã có tài khoản? Đăng nhập
0
0
Nga
11/04/2021 21:22:20

Vẻ đẹp của thiên nhiên và hình ảnh con người lao động ở đảo Cô Tô được nhà văn Nguyễn Tuân cảm nhận vả nêu lên những suy nghĩ rất phong phú và đa dạng. Phong cảnh và con người dưới ngòi bút nghệ thụật sắc sảo, già dặn của tác giả làm cho đảo Cô Tô đã đẹp càng gây ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc.  

Từ vị trí đứng trên cao, toàn cảnh Cô Tô được hiện ra qua cảm nhận của nhà văn, gây nên những hứng thú về cái đẹp lộng lẫy của đảo trong buổi sáng đẹp trời, sau cơn bão.

Nhà văn quan sát và cảm nhận bằng nhiều giác quan nêu màu sắc của nắng, gió và nước biển ơ đây thật sinh động.

Ông đã hòa hợp sự miêu tả với cảm nhận, suy tưởng, nên phát hiện thấy “ánh sáng” là “ảnh trắng'“ và vận động: “nắng rung mạnh, nắng nổi gân trên bầy nạp buồn” Nắng còn được nhà văn diễn tả có hình khối: “nắng phồng lên từ phía này sang phía kia”.

Trên trời là nắng, dưới biển là nước, con thuyền ơ giữa trời và nước, lướt sóng đưa người đi thăm đảo Cô Tô. Màu nước biển đẹp quá khiến nhà văn xúc động, khơi nguồn liên tưởng phong phú và sử dụng vốn từ giàu có để vừa miêu tả và cảm nhận ở các mức độ của màu xanh nước biển. Những cái màu xanh phong phú, kỳ diệu đến nỗi dù từ ngữ tung hoành đến mấy cũng phải bất lực, khiến nhà văn phải thốt lên: “Chữ không tài nào tuôn ra kịp được với nhịp sóng”. Thật vậy! Khi miêu tả cái màu xanh ấy, có màu xanh rất thật, rất cụ thể như: “lá chuối non, lá chuối già, màu cốm làng Vòng mùa thu, màu ngọc bích…” và có những màu xanh trừu tượng chỉ có ghi ở trong sách vở, trong kí ức và suy tưởng, nhưng rất gợi cảm như “màu áo Kim Trọng” rút ra từ câu Kiều:  

Tuyết in sắc ngựa câu dòn

Có pha màu áo nhuộm non da trời,

Và màu áo quan Tư Mã Giang Châu, rút ra từ bài thơ Tỳ Bà hành của Bạch Cư Dị:

Lệ ai chan chứa hơn người 

Giang Châu Tư Mã đượm mùi áo xanh

Một cách tả cảnh đầy ấn tượng và độc đáo khi nhà văn tả mặt trời. Ta thấy tác giả như một họa sĩ khéo tay pha màu để phác họa hình ảnh và miêu tả, cảm nhận cho hết cái đẹp kì vĩ của mặt trời. Bởi vậy màu sắc rự rỡ đầy ấn tượng được bộc lộ như “đỏ, hồng bạc, ngọc trai”… Và hình ảnh cụ thể là một mặt trời “tròn trĩnh”. ’Những phần diễn tả bằng cảm nhận, liên tưởng, suy nghĩ, ví von, so sánh mới làm ta thích thú. Mặt trời như: “Lòng đỏ một qủa trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm; và dường bệ đặt 

lên một mâm bạc, đường kính mâm rộng bằng cả cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng”

Tiếp đến là một cảm nghĩ vừa chân thành vừa trân trọng vẻ đẹp thiên nhiên và con người trên đảo Cô Tô: “Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông”. Bởi vì hòa vào trong cái đẹp lộng lẫy, đầy sức sống ấy, nổi bật lên là hình ảnh con người. Cái đẹp của biến cả, trời cao, nắng gió… sẽ chìm khuất đi nếu không có con người. Khám phá và tạo ra ở đây là người anh hùng Châu Hòa Mãn trẻ trung, tráng kiện: “ánh nắng chiếu trên hàm răng đều đặn hồng”, “càng trẻ thêm” Đó là người điều khiển con thuyền lướt êm trên mặt: sóng của Đại Môn. Cùng với những con người ở Hợp tác xã Bắc Loan Đầu trẻ trung, là những chủ nhân đích thực, những con người chinh phục biển cả bằng sức mạnh và tài năng của mình.

Tóm lại, với vốn từ ngữ giàu có được sử dụng tốt nhất trong việc cảm nhận, cảm nghĩ bằng tiếp xúc trực tiếp và bằng liên tưởng bất ngờ, bài Cô Tô làm người đọc rạo rực, say mê và có những cảm nghĩ rất sâu sắc theo nhịp trào dâng cảm xúc của nhà văn trước vẻ đẹp của đảo Cô Tô, làm cho người đọc thêm yêu mến đất nước.

Nga
1. Tóm tắt nội dung bài học Văn học dân gian là kết quả của quá trình sáng tác tập thể, tồn tại dưới hình thức truyền miệng, thông qua diễn Xướng. Trong quá trình lưu lạc, tác phẩm văn học dân gian không ngừng hoàn thiện. Văn học dân gian gắn bó và phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng Văn học dân gian có nhiều giá trị to lớn về nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ, cần được trân trọng và phát huy. 2. Soạn bài Khái quát văn học dân gian Việt Nam chương trình chuẩn Câu 1: Trình bày các đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Tính truyền miệng của văn học dân gian Tác phẩm VHDG được lưu giữ bằng phương thức truyền miệng từ đời này sang đời khác, từ địa phương này sang địa phương khác. Tính truyền miệng làm nên nhiều bản, gọi là dị bản. Tính tập thể Đầu tiên 1 người khởi xướng, tác phẩm hình thành và được tập thể tiếp nhận Sau đó những người khác tiếp tục lưu truyền & sáng tác lại làm cho tác phẩm biến đổi dần, hoàn thiện & phong phú thêm về nội dung cũng như hình thức nghệ thuật. Văn học dân gian là tài sản chung của mỗi tập thể, mỗi cá nhân đều có thể sửa chữa, bổ sung tác phẩm VHDG theo quan điểm & khả năng nghệ thuật của mình. Tính thực hành Phục vụ trực tiếp các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng, phối hợp hoạt động, gợi cảm hứng cho người trong cuộc Câu 2: Văn học dân gian Việt Nam có những thể loại nào? Hãy định nghĩa ngắn gọn và nêu ví dụ (tên tác phẩm) theo từng thể loại Thần thoại: Thần thoại là loại hình tự sự dân gian thường kể về các vị thần, xuất hiện ở thời công xã nguyên thuỷ nhằm giải thích các hiện tượng tự nhiên, thể hiện khát vọng chinh phục tự nhiên của người Việt Ví dụ: Thần Mặt trăng và Mặt trời ; Trần Trụ trời, Lạc Long Quân – Âu Cơ… Truyền thuyết: Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về những sự kiện và nhân vật có liên quan đến lịch sử, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyện thể hiện cách đánh giá và thái độ của nhân dân đối với nhân vật và sự kiện lịch sử được kể đến. Ví dụ : An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy ; Thánh Gióng…. Sử thi: Sử thi là những tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn, sử dụng ngôn ngữ có vần, nhịp, xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng để kể về một hay nhiều biến cố lớn lao diễn ra trong đời sống cộng đồng của nhân dân thời cổ đại. Nhân vật của sử thi mang cốt cách của cộng đồng, tượng trưng cho sức mạnh, niềm tin của cộng đồng. Ví dụ: Đăm Săn (dân tộc Êđê), Đẻ đất đẻ nước (dân tộc Mường)… Truyện cổ tích: Cố tích thường thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác, cái tốt đối với cái xấu, sự công bằng đối với sự bất công Ví dụ: Tấm Cám, Sọ Dừa, Sự tích trầu cau… Truyện ngụ ngôn: Loại truyện được kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện của đồ vật, con vật,... hoặc về chính con người để nói bóng gió,kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy con người ta một bài học nào đó trong cuộc sống. Ví dụ: Con hổ, con trâu và người đi cày, Cáo mượn oai hùm, Rùa và thỏ… Truyện cười: Được xây dựng trên cơ sở mâu thuẫn trong cuộc sống, làm bật lên tiếng cười nhằm mục đích mua vui giải trí & phê phán thói hư tật xấu. Ví dụ: Đẽo cày giữa đường, Làm theo vợ dặn, Sang cả mình con… Tục ngữ: Là những câu nói ngắn gọn, hàm xúc, có hình ảnh, nhịp, vần, thể hiện kinh nghiệm của nhân dân được đúc kết qua thực tiễn đời sống hằng ngà Ví dụ: Kiến tha lâu đầy tổ, Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen. Câu đố: là những câu nói, câu văn có vần dùng để mô tả một vật, một khái niệm, một hiện tượng,… buộc người đọc, người nghe đưa ra đáp án hoặc lời giải thích nhằm mục đích giải trí, rèn luyện tư duy & cung cấp những tri thức về đời sống. Ví dụ: Mình bằng hạt đỗ ăn giỗ cả làng (câu đố về con ruồi), Nhà xanh mà đóng khố xanh Tra đỗ, trồng hành, thả lợn vào trong (chiếc bánh chưng). Ca dao: Là những bài thơ trữ tình dân gian thường là những câu hát có vần, có điệu nhằm diễn tả thế giới nội tâm của con người. “Trèo lên cây bưởi hái hoa Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc Em có chồng rồi anh tiếc lắm thay !" Vè: Là tác phẩm tự sự dân gian có lời thơ mộc mạc kể về những sự kiện diễn ra trong xã hội nhằm thông báo và bình luận Ví dụ Vè giữ trâu ; Vè đi ở ; Vè chàng Lía… Truyện thơ: Phản ánh số phận người nghèo khổ và khát vọng tự do Ví dụ: Phạm Công – Cúc Hoa ; Tống Trân – Cúc Hoa ; Tiễn dặn người yêu…. Chèo: Là loại hình nghệ thuật cổ kết hợp các yếu tố trữ tình và trào lộng để ca ngợi và phê phán những điều trong cuộc sống Ví dụ: Thị Mầu lên chùa, Nghêu Sò Ốc Hến… Câu 3: Tóm tắt nội dung và các giá trị văn học dân gian Văn học dân gian có giá trị nhiều mặt: Vừa chưa đựng những tri thức về tự nhiên và xã hội, vừa mang những giá trị nhân văn của các dân tộc – là kho tri thức phong phú về đời sống của dân tộc. Văn học dân gian có tác dụng giáo dục tốt, là nhân tố quan trọng trong việc hình thành tâm hồn, nhân cách con người Việt Nam. Giáo dục tinh thần nhân đạo, tôn vinh những giá trị con người, yêu thương con người và đấu tranh không mệt mỏi để giải phóng con người khỏi áp bức bất công. Văn học dân gian có giá trị về mặt nghệ thuật, là nơi lưu giữ và phát triển nghệ thuật truyền thống vô giá của dân tộc. Các em có thể tham khảo thêm bài giảng Khái quát về văn học dân gian để nắm chắc hơn nội dung bài học. 3. Soạn bài Khái quát văn học dân gian Việt Nam chương trình Nâng cao Câu 1: Văn học dân gian còn gọi là văn học bình dân hoặc văn học truyền miệng. Theo anh (chị), cách nào nói lên được đặc trưng cơ bản nhất của bộ phận văn học này? Gợi ý: Văn học bình dân nhấn mạnh đến đối tượng sang tác, gìn giữ, lưu truyền của bộ phận văn học này là người lao động bình thường. Khái niệm này rất có ý nghĩa khi nói về Văn học dân gian thời kì xã hội phân hóa giai cấp. Văn học truyền miệng nhấn mạnh một đặc trưng quan trọng, một phương thức lưu truyền của bộ phận văn học này là truyền miệng. Mỗi tên gọi chỉ nhấn mạnh một đặc trưng của Văn học dân gian. Tên gọi Văn học dân gian là để chỉ văn học được lưu truyền trong dân, là tiếng nói của đông đảo dân chúng lao động trong xã hội. Vì vậy, tên gọi Văn học dân gian hiện nay được sử dụng rộng rãi nhất. Câu 2: Văn học dân gian Việt Nam có những thể loại chính nào? (Nêu tên gọi, định nghĩa ngắn gọn và cho ví dụ về mỗi thể loại). Gợi ý: Văn học dân gian Việt Nam có những thể loại chính: Thần thoại: là thể loại tự sự bằng văn xuôi, kể lại sự tích các vị thần sáng tạo thế giới tự nhiên và văn hoám phản ánh nhận thức, cách hình dung của người thời cổ về nguồn gốc của thế giới và đời sống con người. Ví dụ: Thần trụ trời, Ông Trời, Nữ thần Mặt trăng, Thần Mặt trời, Thần Mưa... Sử thi dân gian: là thể loại tự sự bằng văn vần hoặc văn vần kết hợp với văn xuôi, kể lại những sự kiện lớn có ý nghĩa quan trọng đối với số phận cộng đồng. Ví dụ: Sử thi Đăm San, Đẻ đất đẻ nước,... Truyền thuyết: là thế loại tự sự bằng văn xuôi, thường kể lại các sự kiện và nhân vật có liên quan với lịch sử địa phương, dân tộc, thường dùng yếu tố tưởng tượng để lí tưởng hóa các sự kiện và nhân vật được kể, thể hiện ý thức lịch sử của nhân dân. Ví dụ: An Dương Vương, Mị Châu và Trọng Thủy, Thánh Gióng,... Truyện cổ tích là thể loại tự sự bằng văn xuôi, thường kể về số phận của các kiểu nhân vật: người mồ côi, người em, người lao động giỏi, người dũng sĩ, người thông minh, chàng ngốc,... qua đó thể hiện quan niệm đạo đức, lí tưởng và mơ ước của nhân dân về hạnh phúc và công lí xã hội. Ví dụ: Sọ Dừa, Thạch Sanh,... Truyền cười dân gian: là thể loại tự sự bằng văn xuôi, kể lại các hiện tượng gây cười nhằm giải trí và phê phán những cái đáng cười trong cuộc sống. Ví dụ: Nhưng nó phải bằng hai mày, Thầy đồ liếm mật, Tam đại con gà,... Truyện ngụ ngôn là thể loại tự sự, kể lại những câu chuyện trong đó nhân vật chủ yếu là động vật và đồ vật, ngụ ý nêu lên những kinh nghiệm sống, những bài học luân lí - triết lí nhân sinh. Ví dụ: Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi, Đẽo cày giữa đường,... Tục ngữ: là thể loại lời nói có tính nghệ thuật, đúc kết kinh nghiệm của nhân dân về thế giới tự nhiên và đời sống con người. Ví dụ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây,... Câu đố: là thể loại lời nói có tính chất nghệ thuật , miêu tả sự vật, hiện tượng bằng lối nói ám chỉ, giấu không cho biết sự vật, hiện tượng để người nghe tự đoán ra, nhằm giải trí và rèn luyện khả năng suy đoán. Ví dụ: Thân dài thượt Ruột thẳng băng Khi thịt bị cắt khỏi chân Thì ruột lòi dần vẫn thẳng như rươi? (Là cái gì?- Cái bút chì) Ca dao, dân ca là thể loại trữ tình bằng văn vần, diễn tả đời sống nội tâm của con người. Dân ca khác ca dao ở chỗ kết hợp giữa lời với giai điệu nhạc. Ví dụ: Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa - Miệng nhai cơm búng, lưỡi lừa cá xương,... Vè là thể loại văn vần, kể lại và bình luận về những sự kiện có tính chất thời sự hoặc những sự kiện lịch sử đương thời. Ví dụ: Vè con ve: Lại truyền ra khắp hết bốn phương, Đem bảng dán chư châu thiên hạ. Gái nào đành dạ, Mà giết đặng chồng. Chém lấy đầu đem nạp bệ rồng,[...] Truyện thơ dân gian là thể loại văn vần kết hợp phương thức tự sự với trữ tình, phản ánh số phận của người nghèo khổ và khát vọng về tình yêu, hạnh phúc lứa đôi, về công lí xã hội. Ví dụ: Tiễn dặn người yêu,... Các thể loại sân khấu dân gian bao gồm các hình thức ca kịch như chèo, tuồng đồ và một số trò diễn có tính chất truyện, có sự kết hợp kịch bản với nghệ thuật diễn xuất, diễn tả những cảnh sinh hoạt và những điển hình con người trong xã hội nông nghiệp cổ truyện Việt Nam. Ví dụ: Súy Vân giả dại, Sơn Hậu,... Câu 3: Tại sao có thể nói văn học dân gian là bộ "sách giáo khoa về cuộc sống"? Gợi ý: Có thể nói văn học dân gian là bộ "sách giáo khoa về cuộc sống là vì Văn học dân gian Việt Nam có nội dung phong phú, phản ánh cuộc sống, thể hiện lí tưởng xã hội và đạo đức của nhân dân lao động các dân tộc. Cung cấp tri thức hữu ích về tự nhiên và xã hội, góp phần quan trọng vào sự hình thành nhân cách con người Việt Nam, bảo tồn và phát huy những truyền thống tốt đẹp như truyền thống yêu nước, tinh thần hướng thiện, trọng nhân nghĩa, giàu tình thương.... Nó chứa đựng một kho tàng các truyền thống nghệ thuật dân tộc, từ ngôn ngữ đến các hình thức thơ ca, các phương pháp xây dựng nhân vật, thể hiện đề tài, cốt truyện

Bạn hỏi - Lazi trả lời

Bạn muốn biết điều gì?

GỬI CÂU HỎI
Học tập không giới hạn cùng học sinh cả nước và AI, sôi động, tích cực, trải nghiệm
Bài tập Ngữ văn Lớp 10 mới nhất

Hôm nay bạn thế nào? Hãy nhấp vào một lựa chọn, nếu may mắn bạn sẽ được tặng 50.000 xu từ Lazi

Vui Buồn Bình thường

Học ngoại ngữ với Flashcard

×
Trợ lý ảo Trợ lý ảo
×
Gia sư Lazi Gia sư