Vì Nhìn chung khi nghiên cứu về chính sách thuộc địa của các nước đế quốc người ta thường thấy dù là đế quốc – thực dân cũ hay mới điều có những điểm chung và riêng trong việc thi hành chính sách cai trị của mình, nhưng do hoàn cảnh và điều kiện từng nước đế quốc mà có những cách thức thi hành khác nhau. Nhưng có thể thấy, Anh và Pháp là hai đế quốc tiêu biểu cho những gì nói trên, nhìn cụ thể thì sự khác biệt là hoàn toàn đã quá rõ trong chính sách thuộc địa của hai chủ thể này , nhưng bản chất vẫn là trong tâm thế của kể đi xâm lược, của một nước tư bản đã bước sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc đang khao khát thị trường, nguyên liệu và nhân công rẻ mạt. Có thể nói, hệ thống thuộc địa của Anh và Pháp cộng lại xếp vào loại hàng đầu thế giới, đây cũng là hai đế quốc già, hai đế quốc có nhiều kinh nghiệm nhất trong việc xâm lược thuộc địa, nên chính sách thuộc địa của chúng sẽ tác động rất lớn và mang tính quyết định mạnh nhất đến các nước thuộc địa và phong trào giải phóng dân tộc và phong trào chống chủ nghĩa thực dân cũ. Chính sách thuộc địa của Anh và Pháp cũng là một nội dung cực kì quan trọng khi nghiên cứu đặc điểm của hai nước đế quốc này, và là minh chứng cho năm đặc trưng của các nước đế quốc thời cận đại. Nghiên cứu chính sách thuộc địa Anh, Pháp còn giúp nhìn thấy hệ quả mà chính sách đó đem lại từ hai phía, từ đó nhìn nhận và giải thích những vấn đề lịch sử liên quan, đặc biệt là phong trào giải phóng dân tộc cận – hiện đại. Đồng thời, giải thích những xu thế phát triển các nước từng là thuộc địa, những ảnh hưởng do chính sách thuộc địa mà Anh, Pháp đã mang lại, cũng như là những hậu quả nặng nề các thuộc địa phải gánh chịu. Đặc biệt, Việt Nam từng là thuộc địa của Pháp trong gần trăm năm, vì vậy tìm hiểu về chính sách thuộc địa Pháp và so sánh với Anh còn giúp hiểu rõ hơn lịch sử dân tộc. Như đã biết chủ nghĩa tư bản hiện đại đã có những thay đổi đáng kể, chủ nghĩa thực dân cũ đã sụp đổ, chủ nghĩa thực dân mới đang có nhiều hình thức tinh vi hơn. Chính việc nghiên cứu và so sánh hai chính sách thuộc địa tiêu biểu của hai nước đế quốc đầu sỏ thời cận đại còn giúp thấy được những hình thức mới của chính sách thuộc địa mà các nước tư bản đang dùng với chiêu bài kinh tế, ngoại giao, và lôi kéo đồng minh. Cũng là để chứng minh sự phát triển tinh vi của chủ nghĩa tư bản, từ đó mà nhìn nhận tỉ mĩ, chính xác và tránh phải vướng vào những chiêu bài đó.