Cấu tạo mô sụn:
Mô sụn được cấu tạo từ:
* Tế bào sụn: Hình cầu hoặc hình trứng
Chức năng: Tổng hợp và chế tiết chất gian bào sụn
* Chất căn bản sụn: Phong phú. Thành phần hữu cơ: Collagene, hyaluronic acid, proteoglycan và một số glycoprotein
* Sợi liên kết: Vùi trong chất căn bản sụn, gồm 2 loại: sợi collagene, sợi chun
* Màng sụn:
Sụn được bao phía ngoài lớp mô liên kết đặc được gọi là màng sụn. Gồm 2 lớp:
+ Lớp trong: Nằm sát miếng sụn chứa nhiều tế bào sợi non
+ Lớp ngoài: Chứa nhiều mạch máu.
Chức năng: Màng sụn có vai trò quan trọng trong phát triển và dinh dưỡng sụn
Sơ đồ cấu tạo mô sụn:
Cells: Nhiều tế bào sụn: ổ sụn
Matrix: Chất căn bản sụn
Collagen fiber: Sợi collagen
Elastic fiber: Sợi chun
Sự phát triển của sụn
Sụn phát triển dài và to ra bằng 2 cách:
+ Cách đắp thêm:
Cách sinh sản này làm miếng sụn to ra.
+ Sinh sản bằng cách gian bào:
Tùy thuộc vào kiểu phân chia mà cách sinh sản này làm cho miếng sụn dài hoặc to ra.
Phân loại mô sụn:
Tùy thành phần vùi trong chất căn bản, có 3 loại sụn: sụn trong, sụn chun, sụn xơ.
* Sụn trong: - Màu trắng đục và trong, ưa màu thuốc nhuộm Base.
- Sợi vùi trong chất căn bản chủ yêu là sợi collagen
- Đây là loại sụn có nhiều nhất trong cơ thể
Sụn chun: - Có màu vàng, độ đục nhiều hơn sụn trong.
Sợi vùi trong chất căn bản chư yếu là sợi chun.
Sợi chun có ở vành tai, ống tai ngoài, cánh mũi, nắp thanh quản.
*Sụn xơ: - Thành phần sợi chiếm nhiều
- Sợi vùi trong chất căn bản là các bó collagen.
- Sụn xơ có ở gian đốt sống, khớp chổ nối gân, dây chằng với xương