Nếu lịch sử cố gắng phản ánh chính xác các sự kiện và nhân vật, thì truyền thuyết lại quan tâm hơn đến sự lay động tình cảm và niềm tin của người nghe sau những sự kiện và nhân vật đó." Đây có thể xem là câu chuyện bi kịch đầu tiên trong văn học dân tộc, nó đã lấy đi không ít nước mắt cũng như sự căm phẫn của người đọc. Tuy nhiên, cũng chính vì thế mà ta đã rút ra được bài học cho chính mình: đừng quá chủ quan, khinh thường địch mà chuốc lấy thất bại. Truyền thuyết "Ta và Mị Châu, Trọng Thủy", trích truyện "Rùa Vàng" trong "Lĩnh Nam chích quái", đã nói lên chiến công của ta là vua Âu Lạc xây thành, chế nỏ, giữ nước thành công và bi kịch tình yêu của Mị Châu gắn liền bi kịch mất nước của ta.
Trong buổi đầu dựng nước, ta đã rất có công với dân tộc. Ta cho xây thành Cổ Loa với hi vọng nhân dân sẽ được ấm no hạnh phúc. Việc xây thành mãi vẫn không thành công, ta bèn cầu trời phật, giữ cho tâm mình trong sạch. Điều đó đủ để thấy tâm huyết của ta dành cho dân tộc là như thế nào. Nhờ sự giúp đỡ của sứ Thanh Giang cùng với tấm lòng yêu nước thương dân của ta, chỉ nửa tháng sau, thành đã được xây xong. Có lẽ ta đã vui mừng khôn xiết khi thấy điều đó. Ta còn lo cho vận mệnh đất nước khi tâm sự mối băn khoăn lại bị Đà xâm chiếm với thần Kim Quy. Thần đã cho ta một cái vuốt. Ta đã làm thành nỏ, cái nỏ ấy có thể bắn ra hàng ngàn mũi tên chỉ trong một lần bắn (nhân dân gọi là nỏ thần). Nước Âu Lạc nhờ thế nên đã được sống trong thái bình thịnh trị. Ta thấy rằng ta quả là một vị minh quân, một người biết nhìn xa trông rộng, biết lo trước những mối lo của thiên hạ.
Nhưng cũng chính vì thế cũng đã hình thành tính tự mãn của ta. Khi Đà sang cầu hôn, ta đã đồng ý gả con gái mình cho con trai Đà là Trọng Thủy. Cuộc hôn nhân giữa hai nước vốn đã có hiềm khích là sự dự báo cho những mối hiểm họa về sau.
"Một đôi kẻ Việt người Tàu
Nửa phần ân ái nửa phần oán thương"
"Một đôi kẻ Việt người Tàu" lấy nhau như thế là một sự nguy hiểm khôn lường. Thế nhưng ta không hề màng tới điều đó. Có lẽ ta chỉ mong hai nước sớm thuận hòa qua cuộc hôn nhân này và nhân dân sẽ không phải chịu cảnh khổ đau. Nhưng ta không biết được, kẻ thù dù quỳ dưới chân ta thì chúng vẫn vô cùng nguy hiểm. Ta nghĩ cho dân, nghĩ đến cái lợi trước mắt nhưng lại không nghĩ đến những điều nguy hiểm sắp đến. Vì thế, ta đã đưa cả cơ đồ "đắm biển sâu".
Sự tự mãn là bạn đồng hành của thất bại. Có nỏ thần trong tay, ta dường như đã nắm chắc phần thắng trong tay. Đỉnh điểm là lúc được báo Triệu Đà sang đánh chiếm thì ta "vẫn điềm nhiên ngồi đánh cờ, cười mà nói rằng: 'Đà không sợ nỏ thần sao?'" ta đã bước vào vết xe đổ của người xưa, để rồi lúc nguy cấp nhất, ta mới lấy nỏ thần ra bắn và biết là nỏ giả, liền dắt con gái bỏ chạy về phương Nam. Trong lúc cấp bách, ta chỉ biết mỗi việc bỏ chạy chứ không còn cách đối kháng nào khác. Khi ra đến biển Đông, ta còn không nhận ra được đâu là giặc, ta chỉ ngửa mặt kêu "trời" mà không biết phải làm gì. Đến khi thần Rùa Vàng hiện lên và nói: "Kẻ ngồi sau lưng chính là giặc đó!" thì ta đã rút gươm chém con gái của mình. Hành động dứt khoát, không do dự ấy đã chứng minh ta là một vị minh quân. Ta đặt việc nước lên trên việc nhà, không để việc riêng làm lung lay ý chí. Thần Rùa Vàng hay chính thái độ của nhân dân lao động đã bổ sung mọi khiếm khuyết cho ta. Khi ta không xây được thành, thần hiện lên giúp đỡ, khi ta lo cho vận mệnh đất nước, thần cũng hết sức chỉ bảo ta và lúc này, khi nguy cấp nhất, thần cũng hiện lên để giúp ta. Phải chăng đó là sự ngưỡng mộ, sự tha thứ cho một vị minh quân của nhân dân? Chi tiết "vua cầm sừng tê bảy tấc, Rùa Vàng rẽ nước dẫn vua đi xuống biển" đã chứng minh điều đó. Biển cả đã mở rộng tấm lòng đón ta về. Những con sóng trôi dạt vào bờ lại bị bật ra năm nào liệu có còn nhớ hình ảnh hai cha con tội nghiệp?